Loay hoay ngăn chặn thực phẩm chức năng giả
Nhiều năm nay, vấn nạn buôn bán thực phẩm chức năng (TPCN) giả luôn làm đau đầu các nhà quản lý. Giải pháp nào hạn chế, giải quyết dứt điểm tình trạng đó vẫn đang là “bài toán” khó đối với các cơ quan chức năng.
Đã có rất nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm được các nhà quản lý tổ chức, nhưng dường như vẫn chưa tìm ra được biện pháp nào ngăn chặn hữu hiệu.
Diễn biến ngày càng phức tạp
Thời gian qua các cơ quan chức năng đã phanh phui hàng loạt vụ sản xuất, kinh doanh TPCN giả. Chúng ta chỉ nhìn qua một vài vụ nổi cộm mà các cơ quan chức năng xử lý đã triệt phá gần đây có thể thấy các thủ đoạn làm giả các sản phẩm này ngày càng tinh vi ra sao.
Cụ thể, các công ty thông qua nhập khẩu các sản phẩm của mình đã được công bố, rồi thành lập nhiều công ty vệ tinh để sản xuất hàng giả đưa ra thị trường.
Thủ đoạn của các đối tượng là “lập lờ đánh lận con đen” bán sản phẩm giả lẫn các sản phẩm nhập khẩu để đối phó với cơ quan chức năng và qua mắt người tiêu dùng.
Điển hình các như vụ: Công ty CP Dược phẩm quốc tế USA sản xuất và kinh doanh TPCN Arginin B.Complex Extra, Anphavit calci nano, Pediasure không đúng tiêu chuẩn công bố.
Công ty CP Dược Viko 8 (Pháp) sản xuất TPCN Trinh nữ hoàng cung giả, không có giá trị sử dụng, công dụng rồi đem bán với các hàng được nhập khẩu để qua mặt các cơ quan chức năng.
Video đang HOT
Hay như vụ hàng loạt sản phẩm TPCN giả của Công ty TNHH Thương mại Slim HMN Việt Nam và đặc biệt là lô hàng TPCN, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc trị giá gần 11 tỉ đồng của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TS Việt Nam…
Những sản phẩm TPCN, dược phẩm làm giả như vậy vì sao lại có thể lưu thông ngoài thị trường? Theo Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389), do sử dụng nhiều thủ đoạn mới, tinh vi trong sản xuất, kinh doanh nên dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN giả mới “có đất” và có “cơ hội” để ngày càng trở nên phức tạp hơn.
Bên cạnh đó, lợi dụng xu hướng thương mại điện tử, các doanh nghiệp (DN) chỉ bán qua mạng, bán cho người đặt hàng, không bán công khai để “lọt lưới”.
Tinh vi hơn, một số người nước ngoài đưa hàng hóa nhập lậu, hàng giả vào Việt Nam tiêu thụ nhưng do người Việt Nam đứng tên pháp lý kinh doanh với hình thức thành lập công ty, đăng ký kinh doanh có tên DN trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ…
Đối với hàng kém chất lượng, thủ đoạn các đối tượng hay sử dụng là quảng cáo phóng đại hoặc mua các sản phẩm rời mang về Việt Nam đóng hộp, đóng lọ không qua kiểm tra chất lượng rồi mang ra bán; kinh doanh hàng tẩy xoá hạn sử dụng…
Cần có chế tài mạnh
Mặc dù là hàng giả, kém chất lượng lại liên quan trực tiếp đến sức khỏe nhưng khi bị phát hiện hầu hết đều xử lý theo hình thức xử phạt hành chính, không đủ sức để răn đe, phòng ngừa. Chẳng hạn như việc xử phạt Công ty CP Dược phẩm quốc tế USA nêu trên chỉ với số tiền ít ỏi (84 triệu đồng).
Số tiền này, nếu so với tội ác mà họ gây ra (có thể chết người nếu dùng sản phẩm bảo vệ sức khỏe giả) chẳng là gì và đối với một DN kinh doanh TPCN, dược phẩm cũng chỉ như “móng tay”.
Bởi đây là mặt hàng kinh doanh “một vốn bốn lời”, chưa kể nếu trót lọt thì các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả mang lại lợi nhuận gấp nhiều lần. Bởi vậy, nếu cứ duy trì hình thức xử lý này là chính thì “vụ sau luôn lớn hơn vụ trước” là điều chúng ta có thể hiểu.
Theo đại diện Ban Chỉ đạo 389, hiện nay chưa có quy định cụ thể về quản lý, kinh doanh, quảng cáo, buôn bán mỹ phẩm, TPCN trên mạng xã hội làm cho việc kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh qua mạng rất khó khăn.
Rồi cả hệ thống thông tin của Cục Quản lý Dược Bộ Y tế cũng chưa công khai danh mục và đơn vị được cấp số lưu hành cho các loại mỹ phẩm; không có quy định phải ghi số đăng ký lên sản phẩm, vì vậy việc phát hiện hàng có phép hay không được phép lưu hành trên thị trường là một nan giải đối với các cơ quan quản lý.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trong hơn 2 năm qua đã có tới gần 13.000 vụ việc vi phạm liên quan đến dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý, với tổng trị giá hàng hóa vi phạm lên tới hàng trăm tỷ đồng; nộp ngân sách cho Nhà nước gần 80 tỷ đồng; khởi tố hàng chục vụ án hình sự… Đây thực sự là con số đáng báo động về tình trạng hàng giả liên quan đến sức khỏe của mọi người…
Nam Khánh
Theo giaoducthoidai.vn
Cả tin, tôi mất chồng vào tay cô thư ký trẻ xinh đẹp
Cho đến thời gian gần đây nghe dư luận rằng chồng tôi sắm xe, sắm nhà cho Mỹ Lan và hình như giám đốc sống già nhân ngãi, non vợ chồng với cô thư kí sành điệu, tôi mới tá hỏa tìm cách ngăn chặn, níu kéo chồng.
ảnh minh họa
Tin lời đường mật, gái quê lao như thiêu thân vào cuộc tình siêu tốcBị tình trẻ lừa trắng tay, có hận cũng chẳng lấy lại được những gì đã mấtMơ đổi đời, tôi mất đời con gái cho kẻ "săn tình" lão luyệnDấu hiệu cảnh báo tôi sắp mất chồng vào tay bồ trẻ"Chết" vì mật ngọt rót tai của trai lừa tình
Chị thư kí lớn tuổi đưa đơn xin chuyển qua công ty khác, mặc dù khi lên nhậm chức giám đốc thay sếp cũ về hưu chồng tôi hứa hẹn sẽ trọng dụng và ưu ái cho chị. Giám đốc không thể cầm quân nếu thiếu thư kí, vì vậy sau nhiều ngày đăng tin tuyển người, công ty của chồng đã có thư kí mới.
Theo lời chồng thư kí là cô gái trẻ tên Mỹ Lan, người thành phố chính gốc, 26 tuổi với 2 bằng đại học, một chuyên ngành luật kinh tế, một ngoại ngữ tiếng Anh. Chồng xuýt xoa thán phục "tuổi trẻ, tài cao" làm tôi cũng mừng cho con đường sự nghiệp suôn sẻ của chồng.
Chắc chồng giữ ý không khen Mỹ Lan xinh đẹp trước mặt vợ, chứ ngay hôm Mỹ Lan ghé nhà để "ra mắt phu nhân của sếp" như lời giới thiệu của em, tôi là phụ nữ mà còn choáng ngợp trước nhan sắc, độ sành điệu về trang phục cũng như son phấn và mùi hương quyến rũ của loại nước hoa sang trạng em dùng.
Thỉnh thoảng vui vui chồng tôi lại buột miệng khen cô thư kí nhanh nhạy nắm bắt thị trường, tư vấn việc nào cũng mang lại lợi nhuận cao cho công ty...Biết Mỹ Lan là quan trọng với chiếc ghế giám đốc của chồng nên tôi không bao giờ khó dễ khi Mỹ Lan luôn bên cạnh chồng tôi, kể cả những ngày nghỉ.
Thật ra tôi có khó cũng không được, vì kinh tế để nuôi đứa con trai lớn mới vào năm thứ nhất đại học và cô gái út lên lớp 8, rồi sắm sửa, chi dùng trong gia đình đều do chồng lo. Tôi theo giữ chồng thì lấy gì sống, khi mà lương một nhân viên hành chính như tôi không chắc đã đủ cho bản thân sinh hoạt!
Ngày còn là phó giám đốc, chồng hay dành thời gian cho tôi và các con, có bận lắm thì 1 tuần gia đình cũng được sum vầy bên nhau váo ngày nghỉ. Thế nhưng từ khi chồng là lãnh đạo cao nhất của công ty, chồng gần như quên mẹ con tôi, còn tôi và 2 đứa con cũng quen dần với việc vắng người đàn ông trụ cột trong tổ ấm của mình.
Nhiều khi tôi nắm được tình hình sức khỏe, những chuyến công tác nay tỉnh này, mai tỉnh khác của chồng là qua Mỹ Lan. Gần đây chồng tôi luôn có lí do họp hành, kí tá với đối tác, có khi cả tuần hoặc nửa tháng chồng mới ghé về nhà đưa cho tôi ít tiền, hỏi han con trai, con gái vài câu chiếu lệ rồi lại cùng Mỹ Lan đi "công tác" đâu đó.
Từ ngày có Mỹ Lan bên cạnh tôi thấy chồng vui hơn, trẻ hơn với trang phục hợp mốt, sang trọng, lịch lãm và sức khỏe có phần tốt hơn, nghĩ cô thư kí trẻ, xinh đẹp chăm sóc cho giám đốc cũng là trách nhiệm nên tôi không mấy để tâm.
Cho đến thời gian gần đây nghe dư luận rằng chồng tôi sắm xe, sắm nhà cho Mỹ Lan và hình như giám đốc sống già nhân ngãi, non vợ chồng với cô thư kí sành điệu, tôi mới tá hỏa tìm cách ngăn chặn, níu kéo chồng.
Tưởng nước mắt của tôi, lời van xin của các con tôi sẽ làm chồng tỉnh cơn mê muội, nào ngờ anh lạnh lùng thông báo tôi nên chuẩn bị tinh thần để kí đơn li hôn, vì anh đã quyết định cưới Mỹ Lan làm vợ. Chỉ tội cho 2 đứa con tôi chưa đủ trưởng thành để chịu đựng mất mát quá lớn này. Tôi phải làm gì bây giờ?
Theo Baonghean.vn
Lên kế hoạch trả thù kẻ thứ 3 nhưng chồng cứ làm 'kỳ đà cản mũi' Đã 50 tuổi, tóc đã hai màu mà còn đau đớn chứng kiến chồng ngoại tình. Tôi đã vạch ra vài kế hoạch để trả thù cô tình nhân bé bỏng kia nhưng cứ bị chồng ngăn cản mãi. Hai vợ chồng tôi bằng tuổi nhau, đều 50 tuổi. Chúng tôi có hai đứa con, trai gái đủ cả. Chúng đều đã trưởng...