Loay hoay giữ – chặt cây bời lời
Từ 22 triệu đồng/tấn, giá vỏ bời lời giảm xuống chỉ còn 7 triệu đồng và… nằm im suốt 2 năm qua, doanh thu chỉ còn 14 triệu đồng/ha/năm.
Từ 22 triệu đồng/tấn, giá vỏ bời lời giảm xuống chỉ còn 7 triệu đồng và… nằm im suốt 2 năm qua, doanh thu chỉ còn 14 triệu đồng/ha/năm. Lỗ nặng sau 5 – 7 năm trồng là đã rõ, song giữ lại chờ giá lên hay chặt bỏ để trồng cây khác đang là bài toán nan giải.
Vốn có nguồn gốc từ cây rừng, nhưng từ 30 năm trước, bời lời đã được xem là một loại cây công nghiệp dài ngày bên cạnh cao su, cà phê, hồ tiêu…, nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên. Những năm trước, giá vỏ bời lời phơi khô luôn ổn định ở mức 20 – 22 triệu đồng tấn, nhưng bắt đầu giảm dần từ cuối năm 2017 và đến nay chỉ còn 7 triệu đồng khiến nông dân lỗ nặng.
Cây bời lời đang chiếm hàng chục nghìn ha đất tại các tỉnh Tây Nguyên. Ảnh: Đ.N
Đang sở hữu 2ha bời lời đến kỳ thu hoạch, ông Đinh Khoát (xã Kon Thụp, huyện Mang Yang, Gia Lai) vẫn phải đi làm thuê, phụ hồ để nuôi sống gia đình: “Với năng suất 10 tấn vỏ khô, năm 2017 tôi thu hoạch 1ha bán được 220 triệu đồng, đến năm ngoái có thêm 2ha đến kỳ thu hoạch nhưng giá thấp quá nên để mãi đến bây giờ”. Cũng theo ông Khoát, chu kỳ đầu tiên phải mất 5 – 7 năm mới cho thu hoạch, sau đó cây tái sinh bằng chồi và thời gian thu hoạch từ 3 – 5 năm. Nếu tính bình quân mỗi chu kỳ khai thác là 5 năm, với giá vỏ khô 7 triệu đồng/tấn như hiện nay, doanh thu 1ha bời lời chỉ còn… 14 triệu đồng/năm.
Anh Tah – Phó trưởng thôn Kon Maha, xã Hà Đông, Đăk Đoa, Gia Lai, cho biết, quá nửa số hộ trong thôn trồng cây bời lời, trong đó có gia đình anh. Những năm trước thương lái vào tận vườn thu mua, giờ phải chở ra trung tâm huyện, có khi không bán được phải chở về. Trước đây các bộ phận của cây bời lời đều bán được, còn hiện tại thương lái chỉ mua vỏ cây phơi khô loại tốt, giá rẻ như cho. “Với kiểu thu mua nhỏ giọt thế này, muốn chuyển đổi sang trồng cây khác thì chỉ còn nước chặt bỏ thôi…” – anh Tah buồn rầu nói.
Video đang HOT
Ở Tây Nguyên, cây bời lời được trồng nhiều nhất tại các huyện Mang Yang, Đăk Đoa, Chư Pah, Chư Prông (Gia Lai) và Kon Rẫy, Kon Plông, Ia H’Drai (Kon Tum)… với diện tích khoảng 1.000 – 3.000ha mỗi huyện. Là cây dễ trồng, không kén đất nên bời lời được khuyến khích trồng, có cả sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các chương trình khuyến nông…
Ông Nguyễn Ngọc Quang – Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pah (Gia Lai) cho biết, toàn huyện có 2.500ha bời lời, trong đó khoảng một nửa diện tích đến tuổi thu hoạch. Huyện đã chỉ đạo Phòng NNPTNT và chính quyền các xã vận động người dân giữ lại vườn cây chờ giá lên. Trong khi đó, bà Tống Thị Nghĩa – Trưởng phòng NNPTNT huyện Sa Thầy (Kon Tum) không chắc chắn đó giải pháp hợp lý. “Nếu giá bời lời tiếp tục giảm sâu, tôi nghĩ không chỉ người nông dân mà cả chính quyền địa phương cũng đang đứng trước bài toán nan giải. Lúc này lựa chọn giải pháp vận động người dân giữ lại hay phá bỏ để trồng cây khác quả thật không dễ”- bà Nghĩa cho biết.
Theo Danviet
Ẩn họa từ xe đưa đón học sinh
Xe khách gần "hết đát", cũ nát, hay xe bị chỉnh sửa kết cấu... đều có thể được đưa vào làm "xe đưa đón học sinh"; lái xe đã cao tuổi được chuyển từ lái chạy xe đường dài sang "chạy nội địa"... Đó cũng là những nguyên nhân khiến những chiếc xe phục vụ hàng trăm, hàng nghìn học sinh mỗi ngày hiện nay trở thành mối ẩn họa trên các cung đường.
Liên tiếp xử phạt vẫn liên tục tai nạn
Sở GTVT Gia Lai phối hợp Sở GDĐT và Công an tỉnh vừa bất ngờ kiểm tra điều kiện hoạt động của xe
ôtô đưa đón học sinh tại 11 địa phương trong tỉnh gồm: TP.Pleiku, các huyện Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đăk Đoa, Ia Pa, Phú Thiện, Chư Sê, Mang Yang, Đức Cơ và Chư Pứh. Qua kiểm tra 67 phương tiện, đoàn đã phát hiện 6 xe thay đổi thiết kế ghế ngồi; 3 xe hoạt động không đăng ký kinh doanh, không có phù hiệu theo quy định; 18 xe không có bình chữa cháy hoặc có bình chữa cháy nhưng hết hạn sử dụng; 16 xe thiếu búa thoát hiểm... Qua đó, đoàn liên ngành đã xử phạt 7 phương tiện với 53 triệu đồng, tước 5 giấy phép lái xe.
Vụ tai nạn xe đưa đón học sinh ở huyện Mang Yang năm 2017 khiến nhiều học sinh và phụ huynh lo lắng, hoang mang. ảnh: Lê Kiến
Trước đó, năm 2014 đoàn liên ngành kiểm tra 77 xe ôtô đưa đón học sinh của 29 cơ sở giáo dục thuộc 14 huyện, thị xã, thành phố và đã phát hiện, đình chỉ 37/77 phương tiện không đủ điều kiện hoạt động. Năm 2016, Sở GTVT phát hiện 10 xe vi phạm, xử phạt 78 triệu đồng và năm 2017 phát hiện 9 xe vi phạm, xử phạt 80 triệu đồng, tước quyền sử dụng có thời hạn 1 giấy phép lái xe và đình chỉ hoạt động 2 phương tiện.
Đây là những động thái của các cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai sau vụ việc tai nạn giao thông giữa xe đưa đón học sinh của Trường THPT Trần Hưng Đạo với 1 chiếc xe tải khiến hàng chục người thương vong (trong đó đã có 2 học sinh lớp 12 và 1 lái xe tử vong) khiến nhiều phụ huynh, học sinh bàng hoàng. Vụ việc này xảy ra trưa ngày 18.3.2017, trên Quốc lộ 19 đoạn qua thôn Nhơn Thọ, xã Đăk Tley, huyện Mang Yang. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, UBND tỉnh Gia Lai ra văn bản yêu cầu các cơ quan ban ngành tăng cường kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh hoạt động các phương tiện vận chuyển đưa đón học sinh nhằm đảm bảo an toàn cho người đi xe, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Giữa tháng 10 vừa qua, lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Hải Dương cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ phương tiện, xử phạt vi phạm hành chính tổng cộng gần 100 triệu đồng và tước bằng lái xe 2 tháng đối với các lái xe điều khiển 5 xe đưa đón học sinh của Trường Tiểu học Ái Quốc (TP.Hải Dương) vì xe hết hạn đăng kiểm và tự ý hoán cải phương tiện.
Theo lực lượng CSGT, trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện vẫn còn nhiều xe 3 bánh, xe chở khách hoán cải, xe hết niên hạn sử dụng, thậm chí xe không được kiểm định vẫn tham gia đưa đón học sinh, gây nguy cơ mất an toàn giao thông.
Không chỉ Gia Lai, Hải Dương mà tại rất nhiều địa phương như Đăk Nông, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Tĩnh..., trong thời gian qua, các cơ quan chuyên ngành và liên ngành đã rà soát và liên tục phát hiện và xử phạt nhiều xe quá hạn hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn vẫn sử dụng để chuyên chở học sinh. Nhưng, những tai nạn thương tâm liên quan đến phương tiện vận chuyển này vẫn liên tục xảy ra.
Lỗi thuộc về ai?
Sáng 1.11 vừa qua, ôtô khách 45 chỗ mang biển số Lào dùng để đưa đón học sinh do tài xế Nguyễn Văn Thắng
Theo ôngNguyễn Ngọc Thái, cáchọc sinh và phụ huynh học sinh có thể phản ánh tình trạng xe cũ nát, hư hỏng, lái xe không tuân thủ quy định và đi ẩu, có nguy cơ gây tai nạn để nhà trường và cơ quan chức năng xử lý, chấn chỉnh kịp thời.
(37 tuổi, trú thị trấn Tân Kỳ, Nghệ An) điều khiển, chạy vào đường liên xã đoạn xã Nghĩa Hành, huyện Tân Kỳ, để đón học sinh. Lúc này, xe chạy chậm để học sinh lên ôtô. Khi em Ngô Thị Quỳnh bước lên xe thì bị trượt chân ngã xuống đường và bị chính chiếc xe đón mình cán qua người, khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Sau vụ việc này, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia có công văn đề nghị cơ quan chức năng Nghệ An khẩn trương rà soát doanh nghiệp vận tải chuyên đưa đón học sinh và khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, luật sư Nguyễn Thế Truyền - Công ty Luật Thiên Thanh cho biết, trường hợp các chủ phương tiện sử dụng xe quá niên hạn, cũ nát, thiếu trang thiết bị, tự ý cải hoán... để đưa đón học sinh là vi phạm các quy định của pháp luật.
"Bản thân một số trường cũng xuất phát từ lợi ích kinh tế, muốn thuê xe giá rẻ, còn phụ huynh học sinh nhiều khi đóng tiền ít nhưng lại vẫn muốn con em được phục vụ xe đưa đón nên đã xảy ra hiện tượng xe kém chất lượng trà trộn vào, gây nên các vụ việc đáng tiếc" - ông Truyền nhấn mạnh.
Cũng theo luật sư Truyền, việc để xảy ra tình trạng tai nạn liên tiếp liên quan xe đưa đón học sinh và hiểm họa luôn rình rập một phần còn do lỗi của cả lực lượng quản lý ở địa phương. Việc không sát sao quản lý của cơ quan chức năng vì xe đưa đón học sinh thường là xe chạy trong nội đô, xe hợp đồng, chạy chuyên tuyến... nên đôi khi các cơ quan chức năng cũng không "để ý".
Còn ông Nguyễn Ngọc Thái - Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông cho biết: Việc tổ chức xe đưa đón học sinh phải được các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân là chủ phương tiện đảm bảo theo các quy định của pháp luật. Đặc biệt là chất lượng phương tiện và người điều khiển phương tiện phải được đặt lên hàng đầu. Thực tế cho thấy, hiện nay ở một số nơi, nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn sử dụng phương tiện xe đưa đón học sinh không đảm bảo các điều kiện theo quy định.
Theo Danviet
Tây Nguyên: Nhiều hộ vỡ mộng vì nghe lời đồn trồng "cây bạc tỷ" Sachi, cà chua thân gỗ là những loại cây trồng mới, được đồn thổi cho thu nhập tiền tỷ, nên người dân Tây Nguyên đổ xô trồng dù chưa biết đầu ra như thế nào. Hệ quả, nhiều nơi sản phẩm làm ra không bán được, hoặc bán với giá không như kỳ vọng. Đổ xô trồng sachi Những năm qua, tại các...