Loạt video 6 tàu đổ bộ và tàu ngầm ‘hố đen’ Nga tiến vào Biển Đen tập trận sát Ukraine
6 tàu đổ bộ cỡ lớn và một tàu ngầm lớp Kilo được mệnh danh là “hố đen đại dương” của Nga đang tiến vào Biển Đen, khiến phương Tây thêm lo ngại về căng thẳng Ukraine.
Tàu đổ bộ lớp Ropucha, Korolev (130) của Nga vượt qua eo biển Dardanelles của Thổ Nhĩ Kỳ vào Biển Đen. Ảnh: Reuters
Bộ Quốc phòng Nga ngày 8/2 thông báo 6 tàu đổ bộ cỡ lớn của hải quân nước này đang di chuyển qua eo biển Bosphorus và Dardanelles của Thổ Nhĩ Kỳ để vào Biển Đen, chuẩn bị cho đợt tập trận theo kế hoạch ở khu vực trong thời gian tới.
Còn theo trang Naval News, có 6 tàu đổ bộ và một tàu ngầm của Nga hiện đang tiến vào Biển Đen, vùng biển kín mà Ukraine là một trong các quốc gia nằm bên bờ. Lực lượng tàu chiến hùng hậu này bao gồm nhóm đầu tiên là các tàu lớp Ropucha: Minsk (127), Korolev (130) và Kaliningrad (102). Nhóm thứ hai, vào Biển Đen ngày 9/2, bao gồm tàu Pyotr Morgunov (117) và hai tàu lớp Ropucha là Georgy Pobedonosets (016) và Olenegorsky Gornyak (012). Tàu ngầm lớp Kilo, Rostov-on-Don (B-237), mệnh danh là “hố đen đại dương”, dự kiến vào khu vực trong ngày 11/2.
Xem video nhóm tàu đổ bộ của Nga đi qua eo biển Bosphorus và Dardanelles: (Nguồn: The Drive)
Nhóm đầu tiên của lực lượng tàu đổ bộ Hải quân Nga, có thể theo chở quân, xe tăng và vật tư, đã tiến vào eo biển Dardanelles, nối Địa Trung Hải với Biển Đen.
Có hai tuyến đường thủy hẹp chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ, nối Địa Trung Hải với Biển Đen. Đầu tiên là eo Dardanelles, tiếp theo là eo Bosporus nổi tiếng. Do điều tiết giao thông, các tàu không được quay đầu lại và 6 tàu chiến đổ bộ, một tàu ngầm của Nga dự kiến sẽ đi qua vùng phía bắc Biển Đen trong vài ngày tới.
Naval News cho rằng, với vai trò tác chiến đổ bộ, những con tàu này thích hợp cho các cuộc đổ bộ tấn công của quân đội, hoặc hỗ trợ hậu cần quan trọng cho các hoạt động đổ bộ dọc theo bờ biển.
Cho đến gần đây, nhóm tàu Nga chỉ mới đến cảng Tartus, Syria, là căn cứ hải quân tiền phương của Nga ở Địa Trung Hải. Nhóm tàu dừng chân tại đây trong thời gian ngắn và nhanh chóng lên đường nhằm hướng Biển Đen.
Giới quan sát phương Tây đã theo dõi sát hải trình của nhóm tàu Nga với nghi ngờ đây là một phần của chiến dịch huy động lực lượng áp sát Ukraine. Tuy nhiên phía Nga đã bác bỏ điều này. Theo Bộ Quốc phòng Nga, nhóm tàu đổ bộ chỉ có nhiệm vụ thực hiện “tập trận dưới sự chỉ đạo của Hải quân Nga”.
Trong nhóm tàu đổ bộ nói trên, có một tàu lớp Ivan Gren là Pyotr Morgunov (017) và 5 tàu lớp Ropucha. Tàu lớp Ivan Gren nặng 6.600 tấn có thể chở 13 xe tăng chiến đấu chủ lực, hoặc 40 xe bọc thép và 300 quân. Nó cũng có thể chở hai trực thăng tấn công và hậu cần. Mỗi tàu lớp Ropucha nhỏ hơn, 4.080 tấn, có thể chở 10 xe tăng chiến đấu chủ lực và 340 quân.
Năng lực trên cho phép các con tàu có sức chứa tổng hợp lên đến 63 xe tăng chiến đấu chủ lực và khoảng 2.000 quân. Tuy nhiên, tải trọng chính xác của các tàu Nga hiện tại vẫn chưa được xác định.
Trong khi đó, tàu ngầm Rostov-on-Don (B-237) dự kiến vào Biển Đen vào ngày 11/2. Trước đó, nó đã được gửi đi sửa chữa ở biển Baltic sau một hải trình dài. Tàu ngầm lớp Kilo này trở về Địa Trung Hải vào tháng 3/2021 và bây giờ, 11 tháng sau, nó đang quay lại Biển Đen.
Sự trở lại này sẽ tăng lực lượng tàu ngầm Nga lên 3 tàu hoạt động, tất cả đều là lớp Kilo cải tiến. Hai chiếc khác ở Địa Trung Hải và hai chiếc đang được bảo trì.
Nga được cho là đang di chuyển rất nhiều tàu hải quân. Các tàu chiến của Nga đã hoạt động đặc biệt ở Đại Tây Dương, tập trung vào sườn phía tây của châu Âu. Tàu tuần dương lớp Slava của Hạm đội Phương Bắc, Marshal Ustinov, đang hoạt động ngoài khơi Ireland. Sau đó, ngày 7/2 nó đã vào Địa Trung Hải.
Tàu ngầm Rostov-on-Don (B-237) thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga.
Trong khi đó, tàu lớp Slava của Hạm đội Thái Bình Dương, Varyag, đã quá cảnh kênh đào Suez vào Địa Trung Hải vào ngày 2/2. Cả hai tàu tuần dương lớp Slava đều đi cùng với các tàu chiến khác, nhiều tàu được trang bị tên lửa hành trình. Cùng với các tàu ngầm lớp Kilo ở cảng Tartus, chúng có thể được coi là đối trọng trực tiếp với các nhóm tác chiến tàu sân bay của NATO trong khu vực.
Chưa có thông tin rõ ràng về các tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Nga, nhưng nhiều khả năng cũng đang hoạt động.
Căng thẳng leo thang trong quan hệ Nga và phương Tây thời gian gần đây khi Mỹ và NATO cho rằng có khả năng Nga triển khai hành động quân sự đối với Ukraine. Phía Moskva luôn bác bỏ và khẳng định những cáo buộc trên là động thái làm leo thang căng thẳng vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh Nga không gây đe dọa cho bất cứ quốc gia nào. Theo quan điểm của Moskva, việc NATO vẫn đang tìm cách mở rộng về phía Đông và đưa vũ khí vào lãnh thổ Ukraine đang đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga.
6 tàu chiến Nga tiến về Biển Đen giữa lúc căng thẳng
Sáu tàu chiến của Nga ngày 8/2 đã từ Địa Trung Hải tiến về Biển Đen để chuẩn bị cho cuộc tập trận hải quân giữa lúc căng thẳng leo thang với phương Tây do vấn đề Ukraine.
Tàu chiến của Nga đi qua eo biển do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát hôm 8/2 (Ảnh: Reuters).
Hãng tin Interfax dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, 3 tàu chiến của Hải quân Nga hôm 8/2 đã băng qua eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ để tới Biển Đen, trong khi 3 chiếc nữa dự kiến cũng sẽ đi qua khu vực này vào hôm nay 9/2.
Moscow tháng trước thông báo, Hải quân Nga sẽ tiến hành một đợt diễn tập quy mô lớn với sự tham gia của tất cả các hạm đội trong tháng 1 và tháng 2 ở khu vực từ Thái Bình Dương đến Đại tây Dương.
Về lý, Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên của NATO - có thể đóng cửa eo biển không cho phép tàu Nga đi qua nếu Moscow "động binh" với Kiev. Thổ Nhĩ Kỳ có chung đường biên giới với cả Nga và Ukraine. Giới chức nước này từng tuyên bố bất cứ xung đột quân sự nào đều không thể chấp nhận được và cho rằng Moscow động binh với Kiev sẽ là không khôn ngoan.
Các cuộc tập trận diễn ra giữa lúc căng thẳng Nga - phương Tây leo thang. Phương Tây cáo buộc Nga đã triển khai hơn 100.000 binh sĩ và khí tài sát biên giới để chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine. Nga nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.
Đầu tuần này, trong một nỗ lực nhằm tháo ngòi căng thẳng Nga - Ukraine, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tới cả Moscow và Kiev để hội đàm với nguyên thủ của hai nước. Giới chức Pháp ngày 8/2 cho biết, sau cuộc hội đàm kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ, Tổng thống Macron đã đạt được thỏa thuận với Tổng thống Putin về việc không tiếp tục leo thang khủng hoảng Ukraine. Ông Macron cho biết, ông Putin còn cam kết, Nga sẽ không có "các căn cứ quân sự hoặc sự triển khai quân sự dài hạn" tại Belarus, nơi hàng nghìn binh sĩ Nga đang tập trận.
Tuy nhiên, Điện Kremlin bác bỏ thông tin trên. Điện Kremlin cho biết, việc triển khai lực lượng của Nga ở Belarus là có thời hạn và việc rút quân luôn nằm trong kế hoạch. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh, Mỹ mới có vị thế để đàm phán hạ nhiệt căng thẳng. "Với tình hình hiện tại, Moscow và Paris không thể đạt thỏa thuận. Pháp thuộc Liên minh châu Âu (EU) và là thành viên NATO. Pháp không phải quốc gia dẫn dắt NATO", ông Peskov nói.
Trước đó, truyền thông đưa tin, sau cuộc hội đàm marathon kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ tại Điện Kremlin, ông Putin đã nhất trí với một số đề xuất của ông Macron nhằm hạ nhiệt căng thẳng Nga - Ukraine, song chi tiết các đề xuất đó chưa được tiết lộ. Tại cuộc hội đàm, ông Putin cũng cảnh báo rằng, nếu Ukraine gia nhập NATO, một cuộc xung đột giữa Nga và liên minh này là khó tránh khỏi.
Ukraine sắp nhận tên lửa của Anh giúp "khắc chế" hải quân Nga Ukraine cho biết Anh sẽ cung cấp cho nước này các tên lửa chống hạm để đối phó với hải quân Nga ở Biển Đen. Binh sĩ Ukraine tập trận (Ảnh: Reuters). Trong cuộc phỏng vấn với đài Novoye hôm 8/2, Đại sứ Ukraine tại Anh Vadim Pristayko cho biết Anh sẽ cung cấp cho Ukraine các tên lửa chống hạm có khả...