Loạt tính năng công nghệ giúp lái ô tô an toàn hơn
Những tính năng công nghệ hỗ trợ tài xế lái xe không còn mới mẻ đối với ô tô hiện đại. Thậm chí, nếu không có sẵn ở bản tiêu chuẩn, người sử dụng sẵn sàng lắp đặt thêm một số món đồ giúp họ yên tâm trên mọi hành trình.
GoPro là thiết bị ghi hình chất lượng cao có kích thước nhỏ, phù hợp để gắn bên trong ô tô. Người sử dụng có thể đặt thiết bị này trên táp-lô hoặc kính chắn gió để theo dõi hành trình đã đi.
Hiện nay, camera 360 độ thậm chí còn giúp người lái có thể quan sát toàn cảnh xung quanh xe, loại bỏ những góc khuất, điểm mù. Thông qua hình ảnh từ camera, tài xế có thể chủ động tránh những tình huống, nhất là khi lái xe hay lùi đỗ trong không gian hẹp.
Đáng nói, camera hành trình rất quan trọng khi xảy ra sự cố va chạm, tai nạn. Khi xảy ra tình huống sự cố, tình huống sẽ được ghi nhận chi tiết, rõ ràng trên camera, giúp lực lượng chức năng có thể xác định ai đúng, ai sai trong vụ tai nạn.
Hệ thống định vị
Công nghệ định vị cho phép tài xế xác định vị trí của xe trên mọi cung đường. Hiện nay, tính năng GPS ngày càng trở nên phổ biến, chính xác và tiện lợi hơn, giúp tài xế dễ dàng xác định hành trình di chuyển, tránh việc bị lạc đường.
Đối với một số mẫu xe sang, ứng dụng định vị sẽ được tích hợp với hệ thống thông tin giải trí có sẵn trên ô tô. Mặt khác, dù xe phổ thông không có chức năng này nhưng chủ sở hữu có thể mua các thiết bị GPS của bên thứ ba để lắp đặt thêm.
Từ 20 năm trở lại đây, hầu hết các mẫu xe đều trang bị hệ thống chống trộm, nó sử dụng cách thức giao tiếp không dây được mã hóa giữa chìa khóa và ô tô để xác thực.
Chìa khóa có sử dụng công nghệ chống trộm được gắn các chip nhỏ nhúng bên trong để truyền một thông điệp được mã hóa cho ô tô. Khi xe nhận được thông điệp được mã hóa chính xác, nó sẽ nổ máy. Nhưng nếu nó không nhận được mã, xe không thể khởi động. Công nghệ trên khiến cho nhiều kẻ xấu khó khăn hơn trong việc bẻ khóa, trộm xe.
Túi khí
Video đang HOT
Túi khí hiện là một trong các tính năng không thể thiếu trên ô tô. Dù là xe cỡ nhỏ giá rẻ như Kia Morning, Hyundai i10, Toyota Wigo thì cũng được trang bị ít nhất 2 túi khí cho người lái và hành khách ngồi phía trước. Tương tự, các dòng xe hạng cao hơn sẽ có nhiều túi khí hơn.
Nếu gặp va chạm, lực quán tính lớn khiến người lái và hành khách dễ bị lao người về phía trước, dẫn đến va đập mạnh. Túi khí SRS (Supplemental Restraint System) là một tính năng an toàn bị động trên ô tô giúp bảo vệ người lái và hành khách, giảm thiểu thương tổn gây ra bởi các va đập này.
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS
Khi giảm tốc độ đột ngột, phanh ô tô có thể gặp phải hiện tượng bó cứng vì má phanh ghì chặt vào đĩa phanh. Điều này khiến bánh xe bị dừng quay đột ngột, mất độ bám làm xe trượt dài, thậm chí mất lái. Do đó, ngày nay nhiều nhà sản xuất ô tô nổi tiếng đã trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti-Lock Brake System) cho các dòng xe của họ.
Đây là một hệ thống an toàn trên ô tô giúp ngăn ngừa hiện tượng phanh xe bị bó cứng. Nếu phát hiện một hoặc nhiều bánh xe có dấu hiệu giảm tốc bất thường so với các bánh còn lại, hệ thống phanh ABS sẽ liên tục điều khiển cho tăng, giảm áp suất dầu để phanh nhấp, nhả liên tục thay vì ghì chặt.
Nhờ vậy, xe có thể dừng lại một cách dễ dàng và an toàn trong tầm kiểm soát của người lái. Phanh ABS hiện nay là một trong các hệ thống an toàn trên ô tô cơ bản, được trang bị trên hầu hết các dòng xe, kể cả xe giá rẻ hạng A.
Hệ thống cân bằng điện tử
Khi chạy tốc độ cao, điều khiển ô tô trên đường trơn trượt, nếu vào cua hay đánh lái đột ngột để tránh chướng ngại vật, có thể tài xế sẽ gặp hiện tượng thiếu lái hoặc thừa lái. Ở thời điểm đó, do bánh xe bị mất độ bám đường nên xe sẽ trượt dài văng đuôi hoặc văng ngang, xử lý không tốt rất dễ bị mất lái, thậm chí lật xe.
Hệ thống cân bằng điện tử ESP (Electronic Stability Program) là công nghệ an toàn giúp ổn định xe trong các tình huống trên. Khi phát hiện góc đánh lái và góc quay thân xe có sự sai lệch, hệ thống này sẽ can thiệp tác dụng phanh để điều chỉnh lại tốc độ của các bánh xe. Một số hệ thống cân bằng điện tử hiện đại hơn còn có khả năng can thiệp làm giảm mô men xoắn từ động cơ truyền đến các bánh xe.
Để đảm bảo an toàn cho tài xế và hành khách, tính năng ESP ngày càng được áp dụng rộng rãi. Hiện nay, đa số xe ô tô phổ biến như như Toyota Vios, Honda City, Mazda 2, Hyundai Accent, Kia Soluto,Kia Morning, VinFast Fadil đều có tính năng này.
Dây an toàn ở ghế sau có phải trang bị thừa thãi trên ô tô?
Nhiều người Việt hiện đang có tâm lý thắt dây an toàn (seatbelt) để "đối phó" với luật giao thông, thậm chí xem đây là vật "thừa thãi".
Người ngồi hàng ghế sau trên ô tô còn "ngại" làm việc này vì sợ phiền và cho rằng không cần thiết, dù nó có thể cứu được tính mạng khi xe gặp tai nạn.
Đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng con người. Phổ biến nhất là trường hợp người lái xe không sao, nhưng người ngồi hàng ghế sau tử vong. Nguyên nhân chủ yếu do người ngồi hàng ghế sau không thắt dây an toàn nên khi xe xảy ra va chạm dẫn đến bị văng ra khỏi xe, va đập cơ thể, dẫn đến thương vong.
Nhiều vụ tai nạn khiến người ngồi hàng ghế sau không thắt dây an toàn bị thương vong, trong khi người lái vẫn an toàn
Dây an toàn ở ghế sau có thừa thãi?
Nhiều người dùng ô tô tại Việt Nam hiện nay hầu như không sử dụng đến dây đai an toàn ở hàng ghế sau. Họ chỉ sử dụng chức năng này khi lái xe hoặc ngồi ở hàng ghế trước, chủ yếu để đối phó với luật giao thông. Chỉ có một số ít người hiểu được tầm quan trọng của chức năng an toàn này nên chủ động thắt dây mỗi khi đặt mình vào ghế ô tô, ngay cả ở hàng ghế sau.
Thắt dây an toàn với nhiều người là thao tác thừa, nhất là với những người chưa từng cầm lái ô tô lại càng không có thói quen này. Họ sẽ cảm thấy khó chịu, bức bối khi có sợi dây bó vào người, nếu không vượt qua được cảm giác ban đầu, thắt dây an toàn là động tác khó chịu nhất với những người này.
Thậm chí, một số người thắt dây an toàn khi ngồi vào hàng ghế sau còn bị người khác nhìn thấy đùa cợt, bởi họ nghĩ rằng, đây là động tác không cần thiết, dư thừa. Điều này càng tạo ra tâm lý e ngại sử dụng dây an toàn của người đi ô tô.
Người không thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô thường bị văng ra ngoài xe khi gặp va chạm
Khi ngồi vào hàng ghế sau mà không thắt dây an toàn, nếu xảy ra va chạm phía trước, theo lực quán tính sẽ khiến hành khách lao về phía trước, thậm chí xuyên qua kính chắn gió và văng ra ngoài. Ngoài ra, có thể còn gây nguy hiểm với người ngồi ghế trước khi những hành khách trong xe va đập với nhau.
Trong trường hợp xe lật, người ngồi trong xe sẽ bị văng ra khỏi xe ở 2 bên gương, va chạm quá mạnh sẽ không thể giúp các cửa kính giữ lại được người bên trong xe.
Do đó, trong các trường hợp xe xảy ra tai nạn, người ngồi bên trong xe có thắt dây an toàn thường không ảnh hưởng đến tính mạng, thậm chí không bị thương. Trong khi đó, những người "ngó lơ" dây đai an toàn thường bị thương vong, mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào tốc độ va chạm và góc va chạm.
Người ngồi hàng ghế sau còn gây nguy hiểm với người ngồi hàng trước nếu không thắt dây an toàn (thử nghiệm ở tốc độ va chạm 40 km/giờ)
"Qua mặt" cả hệ thống cảnh báo dây an toàn ghế trước
Thông thường, các dòng xe ô tô đời mới được trang bị hệ thống cảnh báo thắt dây an toàn, hệ thống này có thể phát ra âm thanh báo hiệu cho lái xe cũng như hành khách biết mình chưa thắt dây an toàn mỗi khi ngồi vào ghế. Đây là trang bị tiêu chuẩn trên ô tô ở một số thị trường, có xe chỉ cảnh báo ghế tài xế, có xe sẽ cảnh báo cả 2 ghế trước và cả hàng ghế sau.
Tuy nhiên, nhiều người dùng ô tô cảm thấy hệ thống cảnh báo này rất "phiền", đơn giản chỉ vì họ khó chịu khi phải thắt dây an toàn, kể cả tài xế. Và một món phụ kiện đã ra đời để đáp ứng nhu cầu của những khách hàng này, đó là chốt thay thế dây an toàn, lắp thẳng vào khe cắm có sẵn trên ô tô.
Món phụ kiện "qua mặt" hệ thống cảnh báo an toàn trên ô tô bán tràn lan trên thị trường Việt Nam
Trên thực tế, rất nhiều người Việt chưa có thói quen thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô, tâm lý này vẫn theo họ cho đến khi sở hữu ô tô, họ ngại phải nghe tiếng kêu chói tai mỗi khi xe lăn bánh mà chưa thắt dây an toàn. Do vậy món phụ kiện này như một "giải pháp" để đánh lừa hệ thống cảnh báo an toàn trên ô tô.
Để đáp ứng thị hiếu khách hàng, nhiều cửa hàng kinh doanh phụ kiện ô tô còn bày bán nhiều loại "chốt an toàn" hiển thị logo của các thương hiệu ô tô phổ biến tại Việt Nam. Nhiều người không biết rằng, món phụ kiện này sẽ trở thành vũ khí "chết người" nếu không may xe xảy ra tai nạn khi xe vận hành.
Một số tài xế hiện nay thậm chí còn thắt dây an toàn theo kiểu luồn dây ở sau lưng, điều này khiến hệ thống cảm biến túi khí trên xe hiểu lầm, vẫn bung túi khí trong trường hợp không cần thiết, rất nguy hiểm khi xảy ra tai nạn.
Tầm quan trọng của dây đai an toàn (seatbelt)
Hệ thống dây đai an toàn trên ô tô thậm chí còn quan trọng hơn cả túi khí, nó có thể cứu lấy mạng sống của người ngồi trên xe khi xảy ra va chạm. Nếu hành khách không thắt dây an toàn thì tác dụng và hiệu quả của túi khí gần như không có, thậm chí hệ thống túi khí trên một số mẫu xe không hoạt động nếu dây đai an toàn không được thắt.
Dây đai an toàn được sáng chế vào cuối những năm 1800, đây là tùy chọn và hiện đã trở thành trang bị tiêu chuẩn trên ô tô. Dây đai an toàn bảo vệ người ngồi trên xe bằng cách giữ người lại trong trường hợp tai nạn có khả năng khiến họ bay về phía kính chắn gió. Dây đai an toàn cũng giữ được người ngồi trên ô tô an toàn tại chỗ trong trường hợp xe phanh gấp hoặc va chạm. Còn túi khí bảo vệ tài xế khỏi va đập với vô lăng và bảng táp-lô, cửa kính, giúp giảm thiểu thương vong nếu xe gặp va chạm, lắc hoặc lật.
Hệ thống dây đai an toàn trên ô tô thậm chí còn quan trọng hơn cả túi khí
Theo thống kê, những người ngồi trên ô tô không may xảy ra tai nạn nhưng đeo dây an toàn có cơ hội tốt hơn để tránh bị tổn thương. Nhiều nơi trên thế giới có quy định nghiêm ngặt về việc đeo dây bảo hiểm trên xe, dù là ngồi ở hàng ghế trước hay sau, đặc biệt đối với trẻ em. Người không đeo dây an toàn không chỉ có nguy cơ bị tổn thương, mà còn có thể gây tổn thương tới người khác trên xe. Trong trường hợp xảy ra tai nạn, người không đeo dây có thể văng trong xe, thậm chí bay ra khỏi xe, gây thương tích cho những hành khách khác.
Số liệu của Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA), dây đai an toàn giảm thương vong khoảng 50% trong trường hợp tai nạn nghiêm trọng. Túi khí được cung cấp trên xe như thiết bị an toàn thứ cấp nhưng không hề kém phần quan trọng. Túi khí kết hợp dây đai an toàn là cách bảo vệ tốt nhất cho người trưởng thành.
Ấn Độ quy định ô tô phải có tối thiểu 6 túi khí, Việt Nam bao giờ áp dụng? Dù chịu nhiều phản đối từ các nhà sản xuất nhưng Chính phủ Ấn Độ vẫn tích cực thúc đẩy quy định trang bị tối thiểu 6 túi khí trên ô tô bán ra. Liệu Việt Nam có nên tích cực hơn trong các quy định về vấn đề này? Vấn đề an toàn trên ô tô luôn được các quốc gia quan...