Loạt ‘tay to’ đấu nhau ở dự án 14.000 tỷ tại An Giang
Dự án Khu đô thị mới Tây Nam có tổng mức đầu tư lên đến 14.096,8 tỷ đồng tới đây sẽ là cuộc cạnh tranh đầy thú vị khi có sự xuất hiện trực tiếp và gián tiếp của nhiều tên tuổi lớn, như Geleximco, T&T Group, Vinaconex, Thuận Việt, Tân Nam…
Một góc TP. Long Xuyên. Ảnh: Internet
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang vừa mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị mới Tây Nam quy mô 46,02ha, thuộc phường Mỹ Phước và phường Mỹ Quý, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Trong đó, 20,1ha dành cho đất ở hỗn hợp mật độ cao, với các sản phẩm như: nhà liên kế, nhà phố, nhà phố kết hợp thương mại.
Dự án có tổng mức đầu tư lên tới 14.096,8 tỷ đồng, bao gồm: 13.266 tỷ đồng sơ bộ chi phí thực hiện dự án và 830,2 tỷ đồng chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Kết quả mở hồ sơ cho thấy, có 2 liên danh nhà đầu tư đăng ký tham gia dự án này, bao gồm: Liên danh Vigecam – Geleximco và Liên danh CTCP Đầu tư và Phát triển hạ tầng 620 – CTCP Đầu tư Horizon – CTCP Xây dựng Tân Nam – Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Thuận Việt (Liên danh IDIC 620 – Horizon – Tân Nam – Thuận Việt).
Chân dung 2 ứng viên
Ở liên danh thứ hai, CTCP Đầu tư và Phát triển hạ tầng 620 (IDIC 620) là doanh nghiệp địa phương duy nhất, được thành lập từ tháng 5/2006, tiền thân là CTCP Bê tông 620 Long An. IDIC 620 hoạt động chính trong lĩnh vực xây lắp, là nhà thầu thi công công trình chính (các hạng mục từ Km15 451 đến cuối tuyến và nhánh nối với ĐT.953) – thuộc dự án Xây dựng tuyến đường liên kết vùng đoạn từ thị xã Tân Châu đến thành phố Châu Đốc, kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp – do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh An Giang làm chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, IDIC 620 được biết tới là nhà phát triển dự án Khu tái định cư Trương Đình Hội II (The Avilla 2) có tổng mức đầu tư 3.493,2 tỷ đồng. Đáng chú ý, IDIC 620 cũng là đơn vị tài trợ vốn lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Tây Nam TP. Long Xuyên, phường Mỹ Phước và phường Mỹ Quý, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Video đang HOT
Với CTCP Xây dựng Tân Nam (Tân Nam), như đã từng đề cập , công ty này được thành lập từ năm 2004 và là nhà thầu hàng đầu Nghệ An, tham gia hàng chục gói thầu lớn nhỏ trên địa bàn. Doanh nghiệp này đang triển khai nhiều gói thầu giao thông trọng điểm, quy mô hàng nghìn tỷ đồng, có thể kể tới như: Gói thầu XL04 thuộc Dự án Cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu (liên danh trúng thầu tháng 6/2021, giá trúng thầu 1.139,53 tỷ đồng); Gói thầu XL02 thuộc Dự án Đường ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) – Cửa Lò (Nghệ An) (độc lập trúng thầu tháng 1/2022, giá trúng thầu 1.133,7 tỷ đồng); Gói thầu XL03 thuộc Dự án Cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, giai đoạn 1 (liên danh trúng thầu tháng 12/2020, giá trúng thầu 1.407,6 tỷ đồng).
Tính đến tháng 31/12/2020, Tân Nam có quy mô vốn điều lệ 548,88 tỷ đồng, trong đó ông Nguyễn Trọng Long góp 538,38 tỷ đồng, tương đương 98,09% vốn điều lệ.
Còn Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Thuận Việt (Thuận Việt) nổi danh với việc đầu tư Dự án khu dân cư 38,4 ha phường Bình Khánh, Quận 2, TPHCM (Dự án New City) thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm. Thuận Việt còn là cổ đông lớn nắm 37,5% cô phần của Công ty TNHH Dịch vụ du lịch và Thương mại Nông thị Dubai Việt Nam – chủ đầu tư dự án Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Dubai Việt Nam (xã Hoà Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) có tổng vốn đầu tư lên tới 14.600 tỷ đồng.
Cập nhật tới tháng 6/2022, Thuận Việt có quy mô vốn điều lệ lên tới 1.500 tỷ đồng. Trong đó, Tổng giám đốc Võ Văn Bé (SN 1964) nắm cổ phần chi phối, với tỉ lệ sở hữu 95% vốn điều lệ, số còn lại do cá nhân Võ Ngọc Thanh Vân sở hữu.
Thành viên cuối cùng trong liên danh này là CTCP Đầu tư Horizon được thành lập vào tháng 7/2016. Cập nhật ở lần thay đổi gần nhất, Horizon có vốn điều lệ 600 tỷ đồng, Chủ tịch HĐQT kiêm đại diện pháp luật là ông Nguyễn Trí Dũng (SN 1972). Ngoài Horizon, ông Dũng còn là Chủ tịch của CTCP Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Vinaconex.
Đối thủ của IDIC 620 – Horizon – Tân Nam – Thuận Việt là liên danh Geleximco – Vigecam.
Nổi bật hơn cả là Geleximco - Tập đoàn của gia đình doanh nhân Vũ Văn Tiền, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như bất động sản, tài chính, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ. Riêng lĩnh vực bất động sản, Geleximco sở hữu năng lực, kinh nghiệm với loạt dự án: Thành phố Giao lưu Geleximco (rộng 97 ha); Gelexia Riverside; Khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn; Khu đô thị Đông Trúc – Ngọc Liệp (250 ha); Khu đô thị Phú Mãn (461,2 ha); Khu đô thị Cái Dăm (37,04 ha) tại Quảng Ninh; Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Dragon Ocean Đồ Sơn) 700 ha… Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, Geleximco là cổ đông sáng lập và đồng sở hữu các đơn vị như: Ngân hàng TMCP An Bình, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư tài chính An Bình…
Đối tác của Geleximco tại dự án hơn 46ha là Vigecam (tên đầy đủ là Tổng Công ty vật tư nông nghiệp – CTCP) – được biết đến là thành viên của T&T Group, tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam của doanh nhân Đỗ Quang Hiển, hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, tài chính, xuất nhập khẩu, nông lâm nghiệp…
Mở rộng khu công nghiệp khiến nhiều diện tích lúa của dân thiếu nước
Lúa đang trong thời kỳ làm đòng, trong khi đó toàn bộ hệ thống kênh tưới tiêu đã bị đổ, vỡ nứt nẻ khiến hàng chục ha lúa của người dân xã Dân Quyền, huyện Tam Nông (Phú Thọ) có nguy cơ mất trắng do thiếu nước.
Hệ thống kênh tưới tiêu bị đổ, vỡ.
Điều đáng nói, toàn bộ hệ thống kênh này đã bị đổ vỡ do Trung tâm phát triển hạ tầng và dịch vụ Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ trong quá trình thi công san lấp mặt bằng khu vực mở rộng dự án khu công nghiệp Trung Hà đã tự ý phá nhưng chưa có biện pháp hợp lý để xử lý dẫn đến nhiều người dân bức xúc.
Ông Nguyễn Quyết Thắng, ở khu 14, xã Dân Quyền cho hay, việc xây dựng dự án mở rộng khu công nghiệp Trung Hà là chủ trương của Nhà nước, người dân không phản đối. Tuy nhiên, việc san lấp của Ban quản lý dự án khu công nghiệp đã làm hàng trăm mét kênh phục vụ tưới tiêu cho hàng chục ha lúa dân thiếu nước là không thể chấp nhận được.
"Nhà tôi đã nhượng lại hơn 1 sào (360 m2) và nhận 92 triệu đồng bồi thường. Còn 4 sào ở khu vực phía dưới đang trong thời kỳ làm đòng, chuẩn bị trổ bông, rất cần đủ nguồn nước để đảm bảo sinh trưởng, phát triển cho cây lúa. Thế nhưng, hiện nay nước đang thiếu nghiêm trọng, nếu không được khắc phục kịp thời, đặc biệt là thời điểm nắng gắt kéo dài như hiện nay thì nguy cơ mất trắng là điều khó tránh", ông Nguyễn Quyết Thắng chia sẻ.
Người dân xã Dân Quyền bức xúc vì kênh mương cấp nước bị phá hỏng.
Bà Chu Thị Vượng, khu 14, xã Dân Quyền bức xúc, toàn bộ ruộng đất nông nghiệp của người dân khu 12, 13, 14 và 15 xã Dân Quyền canh tác từ xưa đến nay phụ thuộc vào nguồn nước tưới tiêu của kênh thủy lợi xứ đồng Hồng Đà. Hiện nay, chỉ có một phần nhỏ diện tích đất lúa ở cánh đồng Hồng Đà bị thu hồi để làm dự án mở rộng khu công nghiệp Trung Hà, số nhiều còn lại bà con vẫn sản xuất trồng lúa hàng năm...
"Công trình thủy lợi là kênh tưới tiêu duy nhất phục vụ sản xuất nông nghiệp xứ đồng Hồng Đà, do đó người dân yêu cầu Ban quản lý khu công nghiệp Trung Hà dừng toàn bộ việc phá hủy, san lấp kênh tưới tiêu. Những đoạn kênh bị phá hủy cần khẩn trương trả lại nguyên hiện trạng để nhanh chóng bơm nước "cấp cứu" cho cánh đồng lúa đang có nguy cơ chết yểu", bà Chu Thị Vượng chia sẻ.
Người dân xã Dân Quyền cho biết, họ đã kiến nghị lên các cấp thẩm quyền về việc kênh mương cấp nước bị phá hỏng, tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn chưa được phản hồi, xử lý một cách hợp lý để người dân yên tâm sản xuất, ổn định đời sống.
Ông Phan Công Nguyên, Trưởng khu 15, xã Dân Quyền cho biết, mong muốn cấp bách của người dân khu 15 nói riêng và khu 12, 13 và khu 14 nói chung là các cấp thẩm quyền xử lý kịp thời cấp nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân; trong đó, đảm bảo đủ nước cho vụ mùa tới để người dân yên tâm sản xuất.
Hệ thống kênh tưới tiêu bị đổ, vỡ.
Để làm rõ hơn về trách nhiệm của đơn vị chủ đầu tư, cũng như giải pháp khắc phục trong việc tự ý phá hủy hệ thống kênh cấp nước ở xứ Hồng Đà, phóng viên đã nhiều lần liên lạc với ông Phạm Quang Huy, Giám đốc Trung tâm phát triển hạ tầng và dịch vụ Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ nhưng đến nay, ông Huy vẫn chưa thông tin cho phóng viên về phương án xử lý vấn đề này.
Trước nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp do vỡ hệ thống kênh tưới tiêu ở xứ đồng Hồng Đà, Công ty TNHH Nhà nước MTV khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ đã có văn bản gửi UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ báo cáo về việc tự ý phá hủy công trình thủy lợi gây ảnh hưởng lớn đến phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc xã Dân Quyền, huyện Tam Nông.
Văn bản nêu rõ, hiện nay Trung tâm phát triển hạ tầng và dịch vụ Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ (đơn vị chủ đầu tư) đang triển khai thi công san lấp mặt bằng thuộc các dự án đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng kỹ thuật Trung Hà (giai đoạn mở rộng và giai đoạn 2); trong đó, có hạng mục san lấp mặt bằng tại xứ đồng Hồng Đà, thuộc xã Hồng Đà cũ (nay thuộc xã Dân Quyền), huyện Tam Nông. Tại các khu vực san lấp, Công ty TNHH Nhà nước MTV khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ đang phục vụ tưới nước cho khoảng 60 ha đất sản xuất nông nghiệp thuộc xứ đồng trên, nguồn cấp từ trạm bơm Thượng Nông và trạm bơm dã chiến.
Ngày 29/7, kiểm tra thực tế tại hiện trạng khu vực đang san lấp mặt bằng cho thấy, đơn vị thi công đã tự ý phá hủy hoàn toàn tuyến kênh cấp 1 bằng gạch xây với chiều dài khoảng 400 m gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Trong quá trình thực hiện san lấp, công ty không được chủ đầu tư thông báo thu hồi hay phối hợp để có phương án cấp nước thay thế. Do diện tích phục vụ lớn, nguồn điện xa nên công ty đang rất khó khăn trong việc tìm nguồn cấp nước cho xứ đồng trên.
Ngoài ra, văn bản của Công ty TNHH Nhà nước MTV khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ cũng đề nghị tỉnh Phú Thọ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh xem xét trách nhiệm của các đơn vị liên quan để công ty có biện pháp cấp nước kịp thời cho nhân dân.
Quá trình thi công dự án mở rộng khu công nghiệp Trung Hà đã làm hư hỏng hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Ông Trần Quốc Bình, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ cho biết, việc tự ý phá dỡ công trình thủy lợi ở xứ Hồng Đà, xã Dân Quyền đã vi phạm khoản 3 Điều 8 Luật Thủy Lợi. Do đó, Sở do đó yêu cầu huyện Tam Nông thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, thủy lợi, đê điều.
Bên cạnh đó, Sở cũng yêu cầu Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ chỉ đạo chủ đầu tư trong quá trình thi công dự án mở rộng khu công nghiệp Trung Hà không làm ảnh hưởng đến công trình thủy lợi trong khu vực dự án khi chưa hoàn thành phương án thay thế các công trình sẵn có; không làm ảnh hưởng việc cấp nước phục vụ sản xuất và tiêu thoát nước trong khu vực.
Đối với tuyến kênh bị phá hủy trong quá trình thi công dự án mở rộng khu công nghiệp, trước mắt để đảm bảo việc cấp nước phục vụ sản xuất 60 ha diện tích đất nông nghiệp tuyến kênh đang phục vụ, chủ đầu tư chỉ đạo đơn vị liên quan khắc phục ngay bằng kênh đất.
Đồng thời, trải bạt trong lòng kênh đảm bảo vận chuyển nước, không để thất thoát nước ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất trong khu vực trên cơ sở có hướng dẫn, phối hợp của công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ. Đồng thời, có phương án xây dựng tuyến kênh thay thế và được sự chấp thuận của Công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ, thời gian hoàn thành xong trước ngày 31/10/2022.
Hà Nội đề nghị sớm chọn nhà thầu thay Công ty Bắc Hà thực hiện 5 tuyến xe buýt Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề nghị Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội sớm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mới thay thế Công ty Bắc Hà liên quan tới 5 tuyến buýt mà công ty này đang vận hành, nhằm tránh bị gián đoạn việc hoạt động. Tuyến buýt 44 do Công ty Bắc Hà vận...