Loạt sự cố bếp núc méo mó mùa dịch khiến hội yêu bếp ‘ghét đó’
Muôn vàn sự cố bếp núc đã xảy ra trong mùa dịch, khi người người buộc phải nấu ăn. Hội yêu bếp tuy phải ghét đó nhưng ai cũng phải yêu vì một lý do vô cùng dễ thương.
Ở nhà mùa dịch, ngoài công việc, việc học… vẫn phải hoàn thành, thì chuyện ăn uống không thể bỏ qua. Bởi theo chỉ thị 16, người dân hạn chế tuyệt đối ra ngoài, tất cả hàng quán đều không được phép bán mua về.
Kéo theo đó, nhiều bạn trẻ buộc phải tự nấu ăn, lo cho “chiếc bụng đói” của mình. Không những thế, vốn bản tính ham học lại siêng lại, chẳng ít bạn trẻ đã “tung chiêu”, trổ tài bếp núc nhưng lại khiến bao người từ cười khúc khích cho đến cười khoái chí, vì thất bại toàn tập.
Như cô bạn Khánh Nguyệt (sinh năm 1999, Hải Phòng), đã trổ tài nấu chè để đãi gia đình trong một ngày thành phố vẫn còn giãn cách. Đăng bài viết “khoe” thành quả của mình, Nguyệt nhận về hàng ngàn lượt “thả ha ha” từ dân mạng. Cô kể: “Em tưởng nấu chè cũng như cắm cơm vậy đó, cứ đổ nước xong, bật nút là có chè ăn rồi. Nhưng em tưởng hơi sai thì phải”.
Cuối cùng, kết quả mà Nguyệt nhận được chính là nồi đậu văng tung toé. Sau sự cố, cô bạn nhanh chóng lau dọn sạch sẽ và may mắn chẳng nhận phải bất kỳ phàn nàn từ ai trong gia đình. “Hôm sau, mình nấu lại theo phương cách thông thường, thì không có bất kỳ sơ sẩy nào xảy ra”, Nguyệt cho biết.
Nồi chè đậu xanh là kết quả của việc Nguyệt lỡ… tưởng “nấu chè cũng như nấu cơm vậy”.
Còn chị Linna Vu (ngụ Hà Nội), chia sẻ sự cố hài hước của mình về con cá “oằn người” trên chảo dầu như sau: “Chẳng hiểu sao con cá của mình cứ cong vồng thế kia. Làm thế nào để duỗi ra đây chứ?!”.
Video đang HOT
Dân mạng vừa nhìn xong đã “kêu trời” vì chị… nỡ lòng để con cá trên chảo dầu nóng quá, nên nó cong người “chịu đựng”. Số khác thì đoán mò, chắc con cá rô phi này gặp vấn đề về cột sống, nên cứ như chiếc parabol.
Theo chị Linna, để xử lý sự cố này, chị đã lật cá qua lại liên tục để thịt cá chín đều. Tuy không quá khó khăn, nhưng hơi mất thời gian hơn bình thường một chút. Đồng thời, đây cũng là lần đầu tiên chị trải nghiệm sự cố bếp núc như vậy.
Con cá này thực sự có vấn đề “cột sống” đó?!
Trong khi đó, sự cố của cô bạn Phương Loan (Bình Thạnh, TP. HCM) bắt nguồn từ một món ăn được dân tình chỉ nhau trên các nhóm cộng đồng, là trứng gà nướng. Học theo mọi người từ A đến Z, Loan răm rắp không sót một bước.
Thế nhưng, thành quả khi đem ra khỏi căn bếp nho nhỏ của mình là một “đoá hoa” vàng khè, nhão không nhão mà cứng cũng chẳng cứng. Món trứng nướng của Loan trông như một mớ hỗn độn, chẳng gì ăn nhập vào nhau, khiến cô bạn cũng dở khóc dở cười theo.
Loan chia sẻ: “Cũng may mình sống một mình nên nấu ăn chỉ vừa đủ. Hôm nay thử nghiệm thất bại, chỉ mất đúng 1 trái trứng, nên cũng gọi là may mắn, không tiếc quá. Lần sau mình sẽ làm lại, có thất bại mới có lúc thành công”.
Món trứng gà nướng theo dự định đã trở thành một “đoá hoa” khá bầy nhầy, kỳ lạ.
Với anh Trần Đức Anh (giảng viên thiết kế đồ hoạ, Hà Nội) lại là một lần thất bại “trăm năm nhớ mãi”. Thông thường, anh chỉ phụ bà xã rửa chén, lau dọn các thứ. Nhưng mùa dịch, khi thấy vợ làm đủ các món mà bản thân chưa trổ tài cũng hơi ngại. Thế nên, anh quyết định làm bánh quy dừa, theo một lời thách đố từ vợ mình.
Thành phẩm ra là thì cháy xém, co quắp lại thấy… thương. Anh khẳng định: “Bình thường thì anh nấu ăn cũng ra nghề lắm, chẳng hiểu sao mẻ bánh ra lò lại thế. Sau vụ này thì vợ cũng sợ, chẳng dám thách đố gì nữa”.
Mẻ bánh quy dừa quặt quẹo, khẳng khiu, có phần cháy xém “đẹp mắt” của anh Đức Anh.
Tuy là sự cố song lại là “cái cớ” để gia đình cùng cười thật tươi trong mùa dịch này.
Trạm không gian quốc tế hỗn loạn vì sự cố xảy ra với mô đun Nga
Trạm không gian quốc tế (ISS) vừa bị đẩy vào tình trạng hỗn loạn trong thời gian ngắn sau khi các động cơ đẩy phản lực của mô đun Nga vừa kết nối với trạm bất ngờ khai hỏa.
Mô đun Nauka vào thời điểm chuẩn bị kết nối ISS ROSCOSMOS
Hôm 29.7, Nga thông báo đã kết nối thành công mô đun Nauka vào trạm ISS. Khoảng 3 giờ sau, các phi hành gia Oleg Novitsky và Pyotr Dubrov ở mô đun Zvezda của Nga chuẩn bị mở cửa thông với mô đun vừa cập cảng.
Bất ngờ, các động cơ đẩy của Nauka đột nhiên kích hoạt mà không rõ nguyên nhân, theo Space.com dẫn thông tin từ người phát ngôn Rob Navias của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).
Hậu quả là trạm ISS xuất hiện tình trạng "mất kiểm soát điều hướng" trong thời gian ngắn, mà theo ông Navias vô cùng hiếm khi xảy ra.
Cụ thể, sự cố trên mô đun Nauka đã đẩy trạm ISS nghiêng khỏi vị trí bình thường, có lúc nghiêng đến 45 độ, NASA thông tin trên Twitter. Trong thời gian này, các trạm mặt đất hai lần bị mất kết nối suốt vài phút với các phi hành gia trên trạm.
Tình trạng mất kiểm soát kéo dài hơn 45 phút trước khi các đội trên mặt đất tìm được cách khôi phục trạng thái bình thường cho trạm. Họ đã khai hỏa động cơ đẩy ở mô đun khác của ISS.
Hãng Sputnik dẫn lời các chuyên gia NASA của Trung tâm Không gian Johnson ở thành phố Houston (bang Texas, Mỹ) cho hay quá trình lấy lại cân bằng cho ISS trong như "cuộc chiến kéo co" giữa hai mô đun. Vào thời điểm cao trào, ISS bị lệch khỏi trục với tốc độ nửa độ/giây.
Sau thời gian nỗ lực, các động cơ của mô đun Nauka được tắt và trạm ISS lấy lại được cân bằng. Toàn bộ 7 phi hành gia, bao gồm 2 người Nga, 3 người Mỹ, 1 người Nhật Bản và 1 người Pháp, vẫn an toàn trong toàn bộ quá trình.
Tuy nhiên, sự cố trên đã buộc NASA hoãn lại kế hoạch phóng thử nghiệm khoang chở phi hành đoàn CST-100 Starliner của Boeing.
Ba chị em chụp selfie đúng thời điểm bị sét đánh Trong lúc trú mưa dưới thân cây tại hạt Surrey (Anh), ba chị em Rachel, Isobel và Andrew Jobson quyết định chụp selfie và điện thoại ghi được hình ảnh vào thời điểm sét đánh trúng cả ba người. Ảnh chụp được chia sẻ trên Twitter CHỤP TỪ TWITTER Tờ Daily Mail hôm 13.7 đưa tin về một vụ việc vô cùng hy...