Loạt phim gây tranh cãi trong lịch sử 75 năm của LHP Cannes
Bên cạnh những tác phẩm gây tiếng vang, LHP Cannes cũng từng hứng chịu làn sóng phản đối dữ dội từ dư luận khi công chiếu những bộ phim có nội dung gây tranh cãi.
Trong suốt lịch sử hơn 7 thập kỷ lừng lẫy, LHP Cannes đã trở thành kinh đô hoa lệ của nền điện ảnh thế giới. Mỗi khi bước sang tháng 5, cả thế giới lại hướng về Cannes – nơi quy tụ nhiều tác phẩm đặc sắc cùng dàn sao hùng hậu.
Tuy nhiên, sự kiện điện ảnh danh giá này cũng có không ít lần hứng chịu làn sóng phản đối dữ dội từ dư luận khi công chiếu những bộ phim có nội dung gây tranh cãi.
Sở dĩ những bộ phim dự LHP Cannes thường gây tranh cãi bởi Cannes đề cao tính sáng tạo, tuyên ngôn nghệ thuật đậm đặc tính cá nhân của các đạo diễn.
Taxi Driv
“Taxi Driv” của đạo diễn Martin Scorsese công chiếu tại LHP Cannes năm 1976. Nhân vật chính của bộ phim là một cựu chiến binh – Travis Bickle (Robt De Niro thủ vai). Tinh thần bất ổn của Travis với những phân cảnh bạo lực khiến nhiều người xem cảm thấy khó chịu.
Phần bạo lực cao trào của “Taxi Driv” đã châm ngòi cho các cuộc tranh luận gay gắt về câu hỏi đạo đức trong phim. Theo Hollywood Report, bộ phim “khiến khán giả hét lên vì sợ hãi, nhiều người bước ra khỏi rạp với khuôn mặt quay cuồng”.
Năm đó, Chủ tịch Hội đồng giám khảo Cannes là Tennessee Williams đã công khai chỉ trích nội dung phim: “Xem cảnh bạo lực trên là một trải nghiệm tàn bạo đối với khán giả”.
Tuy nhiên, cuối cùng, ban giám khảo đã quyết định trao giải Cành Cọ Vàng danh giá cho “Taxi Driv”. Nhà sản xuất Michael Phillips cho biết: “Một nửa số khán giả đã đứng lên vỗ tay tán thưởng. Nửa còn lại la ó khi phim kết thúc”.
“Taxi Driv” thắng giải Cành Cọ Vàng trong tranh cãi nảy lửa.
24 Hour Party People
“24 Hour Party People” mô tả những ngày vinh quang của nền âm nhạc pop ở Anh cuối những năm 70. Bộ phim hài tưởng chừng như “vô hại” của Michael Wintbottom lại bị nhiều khán giả bất bình. Trong phim, các giọng ca chính là Joy Division và Happy Mondays đã đầu độc hơn 3.000 con chim bồ câu bằng bánh mì tẩm hóa chất độc hại như thuốc diệt chuột, cocaine, thuốc lắc…
Không chỉ bị phản đối vì bộ phim, “24 Hour Party People” còn có màn PR kỳ cục khi để các sao nam tấn công lẫn nhau bằng… bồ câu giả.
“Titane”
Năm 2021, “Titane” do nữ đạo diễn Julia Ducournau thực hiện gây xôn xao khi chiến thắng Cành Cọ Vàng – giải thưởng danh giá nhất tại LHP Cannes. Phim gây tranh cãi dữ dội.
Video đang HOT
Một bên ý kiến cho rằng “Titane” mới mẻ, cao trào, một bộ phận lại đánh giá phim “độc đáo đến mức kỳ quái”. Truyền thông gọi đây là “bộ phim gây sốc nhất năm” với nhiều cảnh bạo lực, nhạy cảm.
Tác phẩm xoay quanh câu chuyện về cô bé Alexia (do Agathe Rousselle đóng) từng bị tai nạn ôtô khi còn nhỏ. Cô bé được gắn một tấm titanium trong đầu và bị hấp dẫn một cách kỳ lạ bởi những chiếc ôtô.
“Titane” được nhận xét là độc dị, thử thách sức chịu đựng của người xem.
“The Brown Bunny” do Vincent Gallo viết kịch bản, đạo diễn, sản xuất, quay phim và kiêm luôn vai nam chính. Nội dung phim xoay quanh tay đua xe đi xuyên quốc gia, bị ám ảnh về những kỷ niệm với cô người yêu cũ tên Daisy (Chloe Sevigny thủ vai).
Khi ra mắt tại Liên hoan phim Cannes 2003, phim thu hút nhiều sự chú ý của giới truyền thông vì cảnh phản cảm giữa Gallo và Sevigny. Nhà phê bình Rog Eg không ngần ngại gọi đây là “bộ phim dở nhất trong lịch sử Cannes”.
Trước phản ứng gay gắt của khán giả và giới phê bình, đạo diễn, sản xuất kiêm nam chính Vincent Gallo phải đứng ra xin lỗi công khai.
“Chú thỏ nâu” tại Liên hoan phim Cannes 2003 đã đưa sự nghiệp của cặp diễn viên chính xuống dốc không phanh.
'Titane' - bộ phim thử thách sức chịu đựng người xem
Gây sốc là cách mà Julia Ducournau đưa khán giả vào bộ phim về nữ vũ công quan hệ với xe hơi, trước khi mở ra một ngã rẽ khó lường cho câu chuyện.
Thể loại: Tâm lý, kinh dị
Đạo diễn: Julia Ducournau
Diễn viên: Agathe Rousselle, Vincent Lindon, Garance Marillier, Las Salameh
Đánh giá: 8/10
Tháng 5 năm nay, LHP Cannes (Pháp) khép lại với chiến thắng thuộc về Titane của đạo diễn Julia Ducournau. Trong khi chủ nhân Cành cọ Vàng trước đó - Parasite (2019) - tương đối dễ hiểu với đại chúng, tác phẩm mới mang đến những trải nghiệm dữ dội và chắc chắn không dành cho số đông. Một số cây bút Âu Mỹ thậm chí gọi Titane là tác phẩm gây sốc nhất năm, danh xưng có lẽ là hợp lý với bộ phim về cô gái làm tình với xe hơi.
Lần đầu nhân vật chính Alexia xuất hiện, cô bé ngồi đằng sau người cha trên chiếc xe hơi đang phóng nhanh trên đường. Một tai nạn, có lẽ do lỗi của cả hai, đã khiến Alexia vĩnh viễn phải mang một miếng kim loại titanium trong đầu. "Hãy để ý bất kỳ dấu hiệu thần kinh nào", bác sĩ cảnh báo cha mẹ cô, cũng là dự báo trước cho chuỗi diễn biến tiếp theo.
Alexia khi còn là vũ công xe hơi.
Ở tuổi trưởng thành, Alexia (Agathe Rousselle) trở thành một người mẫu xe hơi nóng bỏng. Hàng ngày, công việc của cô là uốn éo trên các ôtô, để đám khách nam si mê. Sau biến cố với một gã khách quá khích, Alexia tìm thấy khoái cảm với một chiếc xe. Một màn làm tình cuồng nhiệt xảy ra và cô gái trẻ sớm phát hiện mình có thai.
Phần sau của phim là hành trình Alexia trốn chạy sau khi gây nhiều vụ giết người. Trong một nỗ lực liều lĩnh, cô đóng giả làm một cậu bé đã mất tích một thập kỷ trước đó, rồi chuyển đến sống cùng người cha tên Vincent (Vincent Lindon) của cậu ta. Nhưng liệu người đàn ông trung niên đau buồn có phát hiện danh tính thật của "con trai" mình?
Bộ phim tràn ngập các cảnh quay trần trụi
Không ngạc nhiên khi nhiều người xem Titane là bộ phim gây sốc nhất năm. Đạo diễn Julia Ducournau đưa người xem vào một "ma trận" kỳ lạ của thể xác, bạo lực và tình dục. Ở tuổi trưởng thành, Alexia chọn kiểu tóc vàng xù xì, để lộ vết sẹo cấy ghép còn rất rõ ở một bên đầu. Cứ như thể đó là một dấu ấn "kim loại" mà cô nàng muốn khoe cho cả thế giới. Ngay từ cảnh quay này, khán giả đã có thể cảm nhận bầu không khí khác thường đến từ nhân vật chính.
Phân cảnh Alexia uốn éo trên những chiếc xe cơ bắp nhanh chóng tiếp nối bằng thứ bạo lực bất ngờ và cuồng nộ khiến người xem rùng mình. Ở phim giải trí của Hollywood, bạo lực thường được xử lý bằng những cú cắt nhanh, với góc quay đôi khi kích thích sự hứng khởi của khán giả. Nhưng bạo lực ở các phim kiểu Titane thì hướng đến sự trần trụi, đau đớn hơn là thưởng thức.
Với một cảnh khoảng 40 giây, Julia Ducournau dán chặt người xem vào một tình huống giết người gây rùng mình. Khán giả bị buộc phải theo dõi gương mặt từ từ biến đổi của nạn nhân, bao gồm những biểu hiện cận tử được thu trọn vào khung hình.
Nhân vật Alexia trải qua nhiều biến cố.
Xuyên suốt phim là những cảnh bạo lực không gớm tay của nhân vật chính. Sau phim đầu tay Raw, kể về cô gái ăn thịt đồng loại, Julia Ducournau tiếp tục làm một tác phẩm gây tranh cãi về động cơ nhân vật chính. Những hành động của Alexia có thể biến cô thành vai phản diện trong một bộ phim bình thường. Nhưng ở Titane, Ducournau thản nhiên nhìn nhận việc đó như một diễn biến của câu chuyện.
Bạo lực, đôi khi không nguyên cớ, luôn chực chờ để xuất hiện trong bộ phim này. Ducournau nói với NBC: "Ngay từ đầu, tôi hoàn toàn không muốn biện minh cho hành vi bạo lực của nhân vật và cũng không muốn diễn giải tâm lý cho chuyện cô ấy là một kẻ tâm thần". Nữ đạo diễn đặc biệt đặc tả các cảnh bạo lực bằng cách đâm xuyên, với trâm tóc và chân ghế chọc thẳng vào cơ thể đàn ông. Chúng gợi nhớ và giống như một lời phản kháng cho bạo lực tình dục mà nam giới gây ra cho phụ nữ.
Cảnh Alexia làm tình với xe hơi cũng là một phân đoạn gây dấu ấn mạnh. Từ sớm, Ducournau đã mào đầu cho tình tiết này bằng cảnh vũ đạo khêu gợi kéo dài giữa nhân vật chính bên ôtô. Phân đoạn làm tình được mô tả trong bầu không khí nửa thiêng liêng, nửa nhục dục, khi cô gái lõa thể giống như nhận được một tín hiệu thần kỳ cho phép cô bắt đầu trận mây mưa.
Sự giao hoan giữa người và máy, giữa tự nhiên và công nghiệp đã tạo ra một kết tinh kỳ dị, ẩn dụ cho sự giao thoa giữa các thế giới khác biệt. Lý giải tình tiết này, Ducournau nói muốn minh họa cho sự ra đời của thế giới mới, lấy cảm hứng từ thần thoại Hy Lạp khi các Titan sinh ra từ quan hệ của Uranus và Gaia (bầu trời và Trái Đất). Sinh vật mà Alexia mang trong mình không bị hắt hủi hay trở thành một kiểu quái vật trong phim giải trí. Ngược lại, nó được cô gìn giữ và chăm sóc như một đứa con thực sự.
Sự hòa trộn hai chủ đề xa lạ
Sau nửa đầu với các phân cảnh giết người và quan hệ tình dục kỳ dị, thật khó tưởng tượng ngã rẽ bất ngờ mà Titane hướng đến. Đóng giả làm một chàng trai, Alexia thuyết phục được đội trưởng cứu hỏa Vincent rằng cô chính là người con đã mất tích của ông. Trái tim đau buồn của người đàn ông này lại mở ra lần nữa với "con trai" mình.
Adèle Guigue trong vai Alexia lúc nhỏ.
Đóng giả "Adrien", Alexia không còn là nữ sát nhân lạnh lùng quyến rũ, mà trở thành một kẻ trầm lặng có vẻ ngoài thô kệch trong đám lính cứu hỏa dưới trướng Vincent. Sự nữ tính của Alexia ở đầu phim liên tục khiến cô bị tổn thương hoặc phải giải tỏa các tổn thương đó bằng bạo lực. Nhưng khi nhân vật biểu diễn một thứ nam tính giả tạo để che giấu bản thân, cô lại thoát khỏi ánh nhìn soi mói của nam giới để có thể sống đúng với tính nữ của mình (trong vai trò người mẹ).
Alexia đau đớn chấp nhận những thay đổi mạnh mẽ trên khắp cơ thể. Những vệt chất lỏng giống xăng chảy ra từ ngực, còn chiếc bụng căng phồng ngứa ngáy. Đây cũng là giai đoạn mà Ducournau trả lại chất "con người" cho nhân vật chính của mình. Vẻ ngoài lạnh lùng của Alexia đã tan ra, để lộ một người phụ nữ thiếu kinh nghiệm khi mang thai. Không còn bị định nghĩa bởi sự giết chóc và bản năng tình dục với kim loại, Alexia khao khát tình thân từ con người. Mối quan hệ với Vincent, dù là giả tạo, lại mang đến những hơi ấm rất thật mà cô gái trẻ chưa từng nếm trải.
Nữ đạo diễn cũng khéo cài cắm sự tương đồng giữa Alexia và Vincent, hai con người tưởng chừng rất khác biệt. Họ đều phải vật lộn với những biến đổi cơ thể mà mình không mong muốn. Với Vincent, đó là sự suy yếu về cơ bắp, khiến ông đánh mất sức mạnh thể chất lẫn sự tự hào thời trai trẻ. Bên trong người đàn ông rắn rỏi này cũng là một tâm hồn bị tổn thương.
Vincent Lindon trong vai Vincent.
Hẳn nhiên, Agathe Rousselle là ngôi sao của bộ phim đầy tranh cãi này. Nữ diễn viên Pháp đã hóa thân trọn vẹn cho vai diễn, mang đến hai bản dạng khác biệt: nữ vũ công sát nhân khêu gợi và người phụ nữ mang thai đang đóng giả đàn ông. Sao nữ đã biến đổi hình tượng ngoạn mục, từ vẻ quyến rũ ban đầu đến sự hao mòn, khắc khổ về sau, minh họa sự mài mòn của bào thai lên cơ thể người phụ nữ. Những cảnh khỏa thân toàn bộ là điều Agathe chấp nhận khi tham gia dự án này.
Mảnh còn lại của câu chuyện được tài tử Vincent Lindon thể hiện. Diễn viên kỳ cựu của điện ảnh Pháp không khó hóa thân thành một người đàn ông đầy phiền muộn đằng sau vẻ ngoài mạnh mẽ. Trên SlashFilm, Vincent cho biết không hiểu kịch bản trong lần đầu đọc, nhưng rất có cảm xúc với vai người đàn ông mất con và muốn chết. Khi Vincent và Alexia gặp nhau, họ đều lạc lối và không còn tin vào tình thương. Cả hai phải bắt đầu phát triển một sự kết nối mới như cách chữa lành mình.
Trong Titane, Ducournau pha trộn tàn nhẫn với dịu dàng, bạo lực với tình thương, dục tính quái gở với những cảm xúc thuần thành về tình cha con. Ở đoạn kết, đạo diễn tránh việc đưa ra một lời giải quá rõ ràng hay cụ thể nào. Trái lại, cô sắp đặt một kết cục vừa đủ với những ý tưởng mà phim bày biện.
Sau tất cả cơn cuồng loạn của bạo lực và tình dục, câu chuyện dừng lại ở một nốt nhạc của sự cứu rỗi lẫn tái sinh, sự chấp nhận và nhu cầu được yêu thương nhau mà không phán xét.
Sau chiến thắng ở LHP Cannes, Titane vẫn đang gây chú ý ở mùa giải thưởng, giành giải Midnight Madness ở LHP Toronto (Canada) và được Pháp chọn tranh giải Oscar phim nói tiếng nước ngoài. Song, với sự táo bạo của Ducournau, đây không phải một bộ phim dành cho đại chúng, thể hiện qua kết quả phòng vé khiêm tốn.
Titane có lẽ thuộc về một nhóm khán giả nhỏ hơn của những dòng phim đi sâu vào các góc nhìn độc đáo, vượt ngoài quy chuẩn xã hội.
Cảnh nóng thật 100% gây sốc ở Cannes: Nữ chính bị làm nhục và phá hoại sự nghiệp, ân hận cũng chẳng kịp Lịch sử LHP Cannes đã có một bộ phim gây tranh cãi đỉnh điểm vì cảnh nóng quá bạo và phản cảm. Liên hoan phim Cannes vốn luôn nổi tiếng với sự ra mắt của nhiều tác phẩm xuất sắc, được đánh giá cao bởi giới chuyên môn về mặt nghệ thuật. Tuy nhiên cũng tại nơi này, nhiều tác phẩm cũng làm...