Loạt phim điện ảnh 2019 làm nên bức tranh toàn cảnh bi tráng của lịch sử Việt Nam
Năm 2019, những dự án thấm đẫm tinh thần đất nước được xem là dấu hiệu đáng mừng của điện ảnh Việt Nam, khi các tác phẩm trong nước đã không còn cóp nhặt mà nỗ lực mang lên màn bạc “đặc sản” của riêng Việt Nam.
Đường đua phim Việt mùa Tết không có quá nhiều dự án nổi bật, song danh sách các bộ phim sẽ ra rạp trong năm 2019 lại khiến khán giả phải đứng ngồi không yên. Có thể dễ dàng nhận thấy, những nhà làm phim Việt Nam năm Kỷ Hợi 2019 đã khai thác triệt để chất liệu trong nước và đưa tinh thần dân tộc thấm đẫm vào tác phẩm của mình. Các dự án lần lượt ghép thành bức tranh lịch sử đầy đủ với những dấu mốc: từ làng quê Việt Nam trong các giai thoại, cổ tích cho đến đất nước thời kì chống giặc ngoại xâm.
Những bộ phim đậm màu huyền sử lấy cảm hứng từ cổ tích, giai thoại
Công chiếu đúng vào những ngày đầu tiên của năm Âm lịch 2019, bộ phim Trạng Quỳnh của đạo diễn bạc tỷ Đức Thịnh đưa lên màn ảnh rộng nhân vật được yêu thích nhất văn hóa dân gian. Trạng Quỳnh do “hot boy bỏ The Face” đảm nhận là một chàng trai tài trí, thông minh hơn người, anh cùng người bạn Xẩm (Trấn Thành) và nàng Điềm (Nhã Phương) lên đường giải oan cho thầy Đoàn, người bị công tử con trai quan lớn vu oan giáng họa. Thông qua tiếng cười hài hước, dí dỏm nhưng không kém phần kịch tính, tác phẩm đã thể hiện niềm tin và ước mơ của những phận đời thấp cổ bé họng của xã hội phong kiến xưa, đồng thời tôn lên vẻ đẹp trí tuệ của người dân Đại Việt.
Trong khi đó, dự án điện ảnh Sơn Tinh – Thủy Tinh của đạo diễn Victor Vũ và phim hoạt hình 3D mang tên Sơn Thần lại cùng lựa chọn câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh làm cảm hứng để đưa lên màn ảnh rộng. Đặc biệt, Sơn Thần là dự án hoạt hình 3D chất lượng cao do Việt Nam sản xuất, được đầu tư công phu nhất từ trước đến nay. Đây cũng là tác ph ẩm thực hiện hoàn toàn trên máy tính và đánh dấu lần đầu áp dụng thử nghiệm phương pháp công nghiệp hóa hoạt hình 3D hiện đại tại Việt Nam.
Sử dụng công nghệ hiện đại và được thực hiện hoàn toàn trên máy tính, song thông qua trailer được nhà sản xuất tung ra, Sơn Thần vẫn thể hiện tinh thần dân tộc thông qua tạo hình, trang phục nhân vật. Đồng thời, bộ phim cũng hứa hẹn sẽ đem đến tiếng cười giải trí, vui nhộn cùng với bài học nhân văn ý nghĩa.
Giống với những giai thoại về Trạng Quỳnh, nhân vật Trạng Tí cũng đại diện cho trí thông minh và ước mơ chống lại cường hào ác bá của nhân dân xưa. Năm 2019, “đả nữ” Ngô Thanh Vân đã mua lại bản quyền bộ truyện tranh nổi tiếng Trạng Tí – Thần đồng đất Việt và chuyển thể thành live-action. Không chỉ mong muốn ra mắt phần mở đầu vào năm 2019, “đả nữ” còn kì vọng tác phẩm sẽ trở thành sequel cho nhiều phần, ra mắt mỗi hè hoặc Tết cổ truyền hằng năm.
Với đầu óc hơn người, sự thông minh, lém lỉnh và không kém phần hài hước, Trạng Tí là đại diện cho trí tuệ của những con người Việt nhỏ bé, bình dị nhưng vẫn luôn giành chiến thắng, đồng thời thông qua đây, lịch sử nước Việt cũng được hiện lên gần gũi, dễ nhớ hơn. Chính vì thế, dự án của “đả nữ” Ngô Thanh Vân được khán giả kì vọng sẽ là mở đầu hoàn hảo cho sequel Trạng Tí, cũng như Vũ trụ điện ảnh cổ tích Việt Nam.
Những bộ phim đưa người xem về thời kỳ khói lửa
Chiều dài lịch sử và chiều sâu văn hóa của Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng bất tận để những biên kịch, đạo diễn trong nước khai thác và đưa lên màn ảnh rộng. Sau loạt giai thoại, truyện cổ tích kể về những con người kiệt xuất thuở dựng nước, hành trình giữ nước của dân tộc cũng là câu chuyện nói mãi không hết. Năm 2019, khán giả yêu điện ảnh Việt Nam cũng nóng lòng trước các dự án mạnh bạo khai thác đề tài này.
Đầu tiên, phải kể đến phim ngắn mang tên Những cánh én đầu tiên vừa làm mưa làm gió trên các trang mạng xã hội thời gian qua sau khi tung ra trailer ngắn. Lấy bối cảnh Hàm Rồng, Thanh Hóa năm 1965, phim đưa lên màn ảnh trận không chiến đầu tiên giữa Không quân Việt Nam và Không quân Mỹ. Dưới góc nhìn của nghệ thuật, trận chiến sinh tử đã hiện lên đầy bi tráng với sự cộng hưởng của hình ảnh và âm thanh, khiến người xem không khỏi nổi da gà vì cảm động và tự hào. Đặc biệt, bộ phim sẽ chính thức khởi chiếu vào dịp 30/04.
Trailer “Những cánh én đầu tiên” nhận được phản hồi tích cực từ khán giả vì sự bi tráng.
Trong khi đó, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cũng cho ra rạp phiên bản điện ảnh của Đất rừng phương Nam vào năm 2019. Phim chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An, với bối cảnh là miền Tây Nam Bộ Việt nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ. Theo cha mẹ chạy hết từ vùng này đến vùng khác để di tản, An phải chạy trốn khỏi giặc ngoại xâm và một lần vô tình lạc mất gia đình, trở thành đứa trẻ lang thang. Từ đó, hành trình lưu lạc lắm thăng trầm của An bắt đầu mở ra, để rồi cuối cùng cậu quyết chí đi theo các anh du kích.
Một dự án khác cũng không kém phần hấp dẫn là 90 ngày hạ của đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh. Bộ phim được lấy cảm hứng từ hình tượng của những giai nhân tài sắc một thời của Sài Gòn ngày cũ: Thanh Nga, Kim Cương, minh tinh tuyệt trần Thẩm Thúy Hằng với các biến cố nghiệt ngã, đoạn tình nồng nàn xưa, qua đó khắc họa cuộc sống và chân dung con người của Sài Gòn thập niên 70.
Lịch sử và văn hóa dân tộc luôn là chất liệu độc đáo, không trùng lặp để các nhà làm phim đưa lên màn ảnh rộng. Năm 2019, những dự án thấm đẫm tinh thần đất nước được xem là dấu hiệu đáng mừng của điện ảnh Việt Nam, khi các tác phẩm trong nước đã không còn cóp nhặt mà nỗ lực mang lên màn bạc “đặc sản” của riêng Việt Nam.
Theo saostar
Cổ tích Việt lên phim: Bước đi dè dặt
Là mảnh đất nhiều tiềm năng nhưng trong bối cảnh điện ảnh Việt đang phát triển tốt, dòng phim cổ tích lại vẫn chưa tạo được đột phá. Việc đưa những câu chuyện quá quen thuộc lên màn ảnh rộng không hề đơn giản.
Phim Trạng Quỳnh đang nhận được nhiều mong đợi từ khán giả. Ảnh: Đ.P.C.C.
Giàu tiềm năng
Trung tuần tháng 10, ê kíp thực hiện Trạng Quỳnh hé lộ những thông tin, hình ảnh đầu tiên của bộ phim và nhận được nhiều phản hồi tích cực, đó là kết quả của gần 1 năm chuẩn bị rất nhiều công đoạn khác nhau. "Tính chất trào phúng và màu sắc dân gian sẽ là những yếu tố thu hút khán giả", đạo diễn Đức Thịnh tự tin. Phim hiện đang trong quá trình hậu kỳ và dự kiến sẽ ra mắt vào cuối tháng 12.
Năm 2014, điện ảnh Việt chào đón dự án Cuộc chiến với chằn tinh - nhân vật trung tâm là Thạch Sanh. Dù chưa thật sự thành công về doanh thu phòng vé, chất lượng tác phẩm còn nhiều hạn chế, nhưng không thể phủ nhận đây là phát pháo khơi mào và khích lệ các nhà làm phim mạnh dạn thử sức ở mảng đề tài này. Trong dòng phim chuyển thể từ truyện cổ tích, không thể không nhắc đến Tấm Cám: Chuyện chưa kể - tác phẩm có doanh thu cao nhất điện ảnh Việt năm 2016. Cuối năm 2017, nhà sản xuất (NSX) Ngô Thanh Vân thông báo, đã giải quyết xong vấn đề bản quyền với phía công ty sản xuất truyện tranh Thần đồng đất Việt để có thể chuyển thể các câu chuyện này lên màn ảnh rộng, xây dựng thương hiệu "Vũ trụ điện ảnh cổ tích". Bên cạnh đó, cô cũng có kế hoạch thực hiện vệt phim cổ tích thần thoại Việt Nam như: Thằng Bờm, Thánh Gióng, Thạch Sanh, Sơn Tinh - Thủy Tinh...
"Có thể thấy, việc những câu chuyện cổ tích đang ngày càng trở thành đề tài cho nhiều NSX, đạo diễn phim, chứng tỏ đây đang là mảnh đất màu mỡ của điện ảnh. Khán giả vốn yêu thích những giá trị văn hóa truyền thống, nhưng cũng từ đó mà sự kỳ vọng lại càng lớn. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất nên điều kiện và khả năng để thực hiện một cách hoàn hảo nhất sẽ gặp nhiều trở ngại", Ngô Thanh Vân chia sẻ.
Nhiều khó khăn
NSX Ngô Thanh Vân từng đặt ra câu hỏi: "Kho tàng truyện cổ tích nước ta là vô giá, chất liệu văn hóa của Việt Nam còn nhiều, vậy tại sao ta lại phải sử dụng nguồn từ các kịch bản làm lại của nước ngoài?". Câu hỏi đó cũng là thách thức không nhỏ với các ê kíp khi quyết định thực hiện tác phẩm thuộc đề tài này. Đó cũng là lý do theo kế hoạch ban đầu, tập đầu tiên nằm trong series Thần đồng đất Việt sẽ ra mắt dịp Tết 2019, nhưng hiện đã dời sang quý 2 năm 2019. "Dự án chắc chắn cần nhiều thời gian thực hiện một cách chỉn chu để thỏa mãn sự mong đợi của khán giả. Từ khâu kịch bản, bối cảnh và cả những diễn viên nhí sao cho tiệm cận nhất với những hình ảnh nhân vật vốn đã quá đóng đinh trong khán giả", NSX Ngô Thanh Vân chia sẻ thêm.
Một trong những khó khăn lớn nhất với các ê kíp thực hiện là tư liệu còn lại không nhiều và có không ít "dị bản". Theo đạo diễn Đức Thịnh, về mặt tư liệu, khi quyết định thực hiện Trạng Quỳnh, anh chủ yếu dựa vào phong thái của nhân vật và sử dụng một số tích xưa. Do đó, kịch bản phải phát huy tối đa sự sáng tạo, trí tưởng tượng. Giám đốc sáng tạo Hiếu Vũ bổ sung: "Chúng tôi dành nhiều thời gian tìm kiếm, tra cứu nhưng các tư liệu ở thời kỳ đó còn lại không nhiều".
Thực tế cho thấy, chuyển thể các câu chuyện cổ tích lên phim ở thời điểm hiện tại không khác gì "con dao hai lưỡi". NSX Ngô Thanh Vân phân tích: "Với tôi, lợi thế lớn nhất của những dự án chuyển thể từ truyện cổ tích chính là nội dung vốn rất quen thuộc với tất cả khán giả. Tuy nhiên, đây cũng chính là "con dao hai lưỡi" khi thực hiện do sự mong đợi của khán giả quá lớn từ sự thành công của bản gốc. Bên cạnh đó, bối cảnh và phục trang cũng là một vấn đề nan giải, sao cho thể hiện đúng tinh thần và chính xác nhất hình ảnh thời điểm đó". Với đạo diễn Đức Thịnh: Làm sao để kể một câu chuyện thuyết phục, đúng tinh thần Việt và thật sự hấp dẫn là điều không hề đơn giản. Làm phim ở thể loại này khó gấp 10 lần so với các dự án thông thường. Được biết, kinh phí thực hiện Trạng Quỳnh dao động từ 20 - 22 tỷ đồng; Tấm Cám 22 tỷ đồng; Cuộc chiến với chằn tinh cũng tiêu tốn hơn 10 tỷ đồng.
Giám đốc sáng tạo phim Trạng Quỳnh Hiếu Vũ cho biết, khi xây dựng ý tưởng cho Trạng Quỳnh, phần phục trang chủ yếu sử dụng áo yếm, áo tứ thân cho nữ. Còn Tấm Cám: Chuyện chưa kể đã đầu tư 2 tỷ đồng cho phục trang. Riêng Cuộc chiến với chằn tinh, ê kíp thực hiện phải may mới 800 bộ trang phục cùng rất nhiều binh khí, đạo cụ...
Tất nhiên, các nhà làm phim hiện nay cũng có nhiều thuận lợi bởi sự phát triển của công nghệ CGI (mô phỏng hình ảnh bằng máy tính), giúp tháo gỡ nhiều khó khăn, đặc biệt với các đại cảnh, ngoại cảnh. Bối cảnh cung điện tráng lệ, trận chiến nảy lửa... trong Tấm Cám: Chuyện chưa kể chính là sản phẩm của kỹ xảo. Đạo diễn Đức Thịnh tiết lộ, phần ngoại cảnh trong Trạng Quỳnh được hỗ trợ kỹ xảo chiếm tới 20% - 30% bộ phim. NSX Ngô Thanh Vân cho rằng: "Sự hỗ trợ từ những quan tâm của khán giả chính là cơ hội lớn để thuyết phục nhà đầu tư về khả năng thành công doanh thu phòng vé của những dự án này".
Theo sggp.org.vn
Sau khi đi chúc Tết và nhận tiền lì xì rủng rỉnh thì hãy xem 7 phim này tại rạp trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019 Dù cuộc đua phim Tết năm nay không có quy mô rộng với số lượng lớn tác phẩm như những năm trước đây, song mỗi bộ phim đều đáng để kỳ vọng bởi chất lượng về thể loại, nội dung, dàn diễn viên. Với sự rủng rỉnh từ túi tiền và sự rộng rãi khi ra rạp của khán giả, Tết Nguyên đán...