Loạt game đối kháng dị hợm nhất mọi thời đại, chơi xong rồi vẫn không hiểu gì
Cái kỳ dị của những tựa game này có lẽ là ở phần ý tưởng quá sức lạ mắt, bên cạnh lối chơi kỳ quặc và khó hiểu.
1. Ballz 3D
Ballz 3D thực sự là 1 game rất tệ, từ đồ họa, âm thanh cho đến cơ chế gameplay rất khó hiểu và thậm chí là kỳ quặc. Dù vậy, nó vẫn cứ cực kỳ cuốn với các game thủ yêu thích game đối kháng, bởi những sáng tạo thoát ra ngoài khuôn khổ mà tác giả của nó từng nghĩ ra. Dù game có chán như thế nào đi nữa, bạn vẫn nên dành 1 vài lời khen tặng cho các nhà sản xuất đã nghĩ ra một ý tưởng khác đời như thế này.
2. BCV: Battle Construction Vehicles
Thay vì có các võ sĩ chiến đấu thông thường, BCV: Battle Construction Vehicles lại đặt tâm điểm ở các cỗ máy phương tiện xây dựng chỉ thường hay gặp ở ngoài công trường mà thôi.Dù vậy, BCV lại từng tạo nên sự bất ngờ cho rất nhiều người chơi, bởi cơ chế gameplay mới lạ, khó hiểu và đồ họa khó đỡ của mình.
3. Bio F.R.E.A.K.S.
Cha đẻ của dòng game Mortal Kombat đã từng cho ra đời 1 sản phẩm mang tên Bio F.R.E.A.K.S, và cũng là sản phẩm kỳ quặc nhất của họ từ trước đến nay. Không có lối chơi quá hấp dẫn, và cũng chẳng có đồ họa xuất sắc gì, nhưng điều khiến nó lọt vào danh sách này chính là nhờ bối cảnh hậu tận thế mang tên Neo-America, nơi các thế lực giải quyết tranh chấp bằng cách lên võ đài.
4. Cho Aniki: Bakuretsu Ranto Hen
Series hài hước bá đạo “Cho Aniki” luôn được biết đến với những sản phẩm ở thể loại bắn phi thuyền, nhưng thật thú vị và “thảm họa” khi nó mang đầy đủ nét đặc trưng sang thể loại đối kháng. Tất cả những trò đùa điên rồ và kích thích đã khiến series này trở nên nổi tiếng ở Nhật Bản đều được lưu giữ nguyên vẹn, mang tới cho người chơi một trải nghiệm khó có thể quên.
5. Clayfighter
Video đang HOT
“Clayfighter” từng được quảng cáo hoành tráng là một phiên bản khác của những game siêu bạo lực như “Mortal Kombat” và “Street Fighter II”. Nhà phát triển của sản phẩm này mong muốn có được mức độ hành động căng thẳng như những người đồng nghiệp trên, nhưng phải kèm theo chút yếu tố hài hước. Mặc dù có ý tưởng dị với các võ sĩ bằng đất sét, đây thực tế là một tựa game rất sáng tạo ở thời điểm năm 1993, với phong cách đồ họa được tạo ra bằng kỹ thuật hoạt hình tĩnh.
6. Primal Rage
“Primal Rage” là một game hết sức độc đáo bởi vì nó có hệ thống võ sĩ toàn khủng long, vượn khổng lồ và đủ loại quái vật khác. Tương tự như “Clayfighter”, trò chơi này cũng sử dụng kỹ thuật hoạt hình tĩnh, nhưng mô hình các nhân vật có độ chi tiết hơn hẳn. Bên cạnh đó, nó cũng có coi là một phiên bản clone của “Mortal Kombat” với hàng tấn bạo lực và chiêu fatality tàn bạo.
7. Shaq-Fu
Shaquille O’Neal là một trong những vận động viên bóng rổ NBA nổi tiếng nhất của thập niên 90′, và anh ta cũng là một fan nhiệt huyết của thể loại game đối kháng. Và điều đó khiến các nhà phát triển game nghĩ rằng cho ra đời một sản phẩm dựa trên hình tượng ngôi sao này là một ý tưởng tuyệt vời, họ chưa bao giờ … sai lầm như thế. Cho tới ngày nay, “Shaq-Fu” vẫn được coi là một trong game tệ nhất từng được phát hành.
“Tongue of the Fat Man” không chỉ được công nhận là một trong những game đối kháng tệ nhất mọi thời đại, mà còn là một trong những video game tệ nhất nói chung. Chỉ cần đọc tựa đề của trò chơi này thôi là đã phần nào cảm nhận được mức độ thảm họa rồi, kèm theo đó là một phong cách đồ họa cổ quái và một cơ chế điều khiển dở hết chỗ nói.
Những tựa game đối kháng dựa theo thế giới 2D dành cho fan anime
Để tạo ra một game đối kháng hay, không phải lúc nào cũng nhà phát triển cũng cần vắt não suy nghĩ ra từng nhân vật hay bối cảnh đặc sắc, mà họ có dựa theo những thương hiệu truyền thống giải trí có sẵn, điển hình nhất là anime/manga.
1. One Piece: Grand Adventure
Cho tới giai đoạn năm 2016, hầu hết những game mới dựa theo "One Piece" đều được phát triển theo hướng series "Musou" của Koei Tecmo. Trước đó, có khá nhiều game đối kháng hấp dẫn từng tồn tại ví như "One Piece: Grand Adventure" với cơ chế gameplay đánh đấm trên một bản đồ 3D hoàn chỉnh thay vì 2D theo kiểu cổ điển. Bên cạnh hình thức đối kháng lẫn nhau, trò chơi này còn có chế độ phiêu lưu, dẫn dắt người chơi đi theo những tình tiết dựa theo nguyên tác khá là lôi cuốn.
2. Digimon: Rumble Arena 2
Nếu ưa thích "Digimon" và cả "Super Smash Bros.", chắc chắn tựa game PS2 này sẽ làm bạn hài lòng. Tất nhiên "Digimon: Rumble Arena 2" không phải là một sản phẩm dập khuôn hoàn toàn theo series của Nintendo, mà nó cũng xây dựng một vài cơ chế độc đáo riêng, phù hợp theo bối cảnh ví như khả năng Digimon tiến hóa ở giữa trận đấu hay có thanh máu HP. Với nhịp độ chơi nhanh và vui mắt, số lượng nhân vật tương đối đông đảo, "Digimon: Rumble Arena 2" là một game rất đáng trải nghiệm.
3. Rave Master
Tựa game đối kháng dựa theo anime/manga cùng tên này không được nhiều người biết đến bởi nó vốn phát hành trên GameCube. Tuy nhiên nó không hề làm các fan của "Rave Master" thất vọng, khi mang đến một cơ chế đánh hấp dẫn, đồ họa đẹp ở thời điểm đó và khả năng hỗ trợ đồng lúc 4 người chơi tham chiến theo hình thức đánh lẫn lộn hay đồng đội.
4. JoJo's Bizarre Adventure: All Star Battle
"JoJo's Bizarre Adventure: All Star Batlle" là một game đối kháng tuyệt vời khi mang đến 41 nhân vật từ tất cả những chương truyện lớn của bộ anime/manga kinh điển tính tới năm 2013. Nhà phát triển CyberConnect 2 đã thể hiện sự tâm huyết của mình, chăm chút từ chất lượng đồ họa cho tới cơ chế chiến đấu mượt mà, giúp truyền tải được những gì tinh túy, đặc trưng nhất của nguyên tác tới tay người chơi. Tuy nhiên nó lại bị một điểm trừ trong mắt fan hâm mộ khi áp dụng cơ chế giao dịch vi mô, yêu cầu chi thêm tiền để mua một số nội dung nhất định.
5. Bleach: Dark Souls
"Bleach: Dark Souls" là một sản phẩm được phát triển bởi công ty Treasure dành cho hệ thống Nintendo DS, có sự kết hợp của cơ chế chiến đấu hành động tốc độ với một chút chiến thuật khi đưa ra hệ thống thẻ bài đặc sắc mà người chơi có thể sử dụng giữa trận. Nó có đưa ra đủ hai chế độ đánh theo cốt truyện lẫn hình thức đối kháng với số lượng nhân vật khá đông. Và nhờ có cơ chế gameplay rất độc đáo, nó tỏ ra hấp dân hơn hẳn những video game dựa theo "Bleach" khác, bất kể phát hành trên console với chất lượng đồ họa bóng bẩy hơn.
6. J-Stars Victory VS
Mặc dù chúng ta không có "Jump Ultimate Stars" phiên bản quốc tế, nhưng ít nhất ta cũng có được phiên bản kế nhiệm tinh thần của nó là "J-Stars Victory VS ". Tương tự như người tiền bối, tựa game này cũng có cả tá nhân vật nổi tiếng bậc nhất của manga Shounen Jump, tha hồ để bạn lựa chọn và mang ra choảng nhau trong một môi trường 3D hoàn chỉnh, kèm theo nhiều chế độ chơi khác nhau để đa dạng trải nghiệm khám phá.
7. Tatsunoko vs. Capcom
Series game đối kháng kết hợp với đủ nhãn hiệu khác nhau của Capcom với tên gọi "Capcom vs." vốn bắt đầu từ những năm 1990', và một trong những phiên bản hay nhất của nó phải kể đến "Tatsunoko vs. Capcom" năm 2008. Đến với sản phẩm này, người chơi sẽ được chứng kiến những màn so tài kinh thiên động địa giữa các nhân vât video game nổi tiếng của Capcom như Ryu, Chun Li, Rock Man với các nhân vật anime kinh điển của Tatsunoko như Casshan, Yatterman, Tekkaman.
8. Fate/unlimited codes
Vốn được phát hành cho hệ thống arcade và PS2 trong năm 2008, rồi chuyển lên PSP và bắt đầu phát hành qua PlayStation Network năm 2009, "Fate/unlimited codes" là một game đối kháng tương đối hiếm hoi dựa trên anime "Fate/stay night". Được sản xuất bởi Capcom, nó có chất lượng cao về cả phương diện đồ họa lẫn cân bằng trong cơ chế chiến đấu của hệ thống nhân vật, khai thác một cách tối đa những gì có thể từ nguyên tác.
9. Naruto Shippuden: Ultimate Ninja Storm
Nếu có một series nào đó có thể cạnh tranh với "Dragon Ball Z" về số lượng game được chuyển thể gắn liền tên tuổi của nó, đó chính là "Naruto". Nhờ có thành quả lao động sáng tạo của CyberConnect2, các video game dựa theo "Naruto" vẫn sống khỏe cho tới tận ngày hôm nay, và phiên bản "Ultimate Ninja Storm 3" có thể coi là hấp dẫn nhất với 80 nhân vật, những trận đánh Boss đáng nhớ, cộng phần cốt truyện bám theo nguyên tác. Chắc chắn nó đủ sức làm vừa lòng mọi fan hâm mộ của series và lôi cuốn cả những người chưa bao giờ biết đến "Naruto" nữa.
10. Dragon Ball Z: Budokai 3/Dragon Ball Z: Budokai Tenkaichi 2/Dragon Ball Xenoverse
Có vẻ hơn gian lận khi để đến ba game ở vị trí thứ 1, nhưng lí do chính là bởi: tất cả đều dựa trên thế giới kỳ diệu của "Dragon Ball", nhưng có tồn tại những đặc điểm gameplay rất khác biệt. Cụ thể hơn là "Budokai 3" có phong cách đánh tương tự các sản phẩm đối kháng truyền thống với nhân vật di chuyển theo chiều ngang màn hình, "Tenkaichi 2" lại có môi trường 3D mở rộng, và "Xenoverse" cho phép nhiều nhân vật đồng lúc tham gia chiến đấu kèm theo hệ thống phát triển nhân vật tự do. Bởi vì chúng có tồn tại sự khác biệt, nên khó có thể nói ai thực sự hơn ai, tuy nhiên đều có điểm chung đồng nhất là dựa trên cùng một nguyên tác anime/manga.
Những thói quen kỳ quặc của game thủ khi chơi điện tử: Cứ bắn được 1 viên cũng phải thay đạn? Có những hành động nhất định, những hành động kỳ lạ mà bất cứ game thủ nào cũng có ham muốn làm cho bằng được, bất kể họ đã tự nhủ bản thân "hãy dừng lại đi". 1. Lưu trữ đủ mọi vật phẩm và đồ vật Tại sao một nhà phát triển, ví dụ Bethesda, lại tốn nhiều công sức để thiết...