Loạt game chắc chắn sẽ gây bão nếu được chuyển thể thành anime
Hầu hết thương hiệu anime đình đám đều đến từ manga hoặc light novel, nhưng sẽ thế nào nếu các tựa game nổi tiếng cũng được chuyển thể?
Mặc dù không phải lúc nào cũng thành công, nhưng các phiên bản chuyển thể của video games vẫn có sự hấp dẫn nhất định đối với người hâm mộ. Từ Castlevania cho đến Final Fantasy, nhiều series anime được làm trên nguyên tác video game đã đạt được nhiều thành công lớn. Ngoài 2 tựa game đình đám trên, còn những thương hiệu nào xứng đáng có một series anime riêng?
1. Genshin Impact
Ra mắt vào tháng 8/2020 nhưng đã được nhá hàng nhiều lần trước đó, Genshin Impact là một trong những tựa game gacha nổi tiếng nhất ở thời điểm hiện tại. Với không gian mở đẹp đẽ và được trau chuốt, hệ thống nhân vật hấp dẫn được xây dựng bằng đồ họa anime, Genshin Impact chắc chắn sẽ tiếp tục gây bão nếu được chuyển thể thành anime.
Ngoài những yếu tố trên, một trong những điều quan trọng có thể giúp tựa game này thành công ở lĩnh vực anime là cốt truyện cực kỳ hấp dẫn và hệ thống sức mạnh mới mẻ. Không giống như nhiều bộ anime được buff vô tội vạ, sự tương tác giữa các nguyên tố trong thế giới GI sẽ tạo ra những trận chiến hấp dẫn trên màn ảnh anime. Tựa game đã ra mắt phiên bản truyện tranh hay manhua của nó trước đó. Ngoài ra, “chị em” của GI chính là Honkai Impact 3rd cũng có loạt CG anime hấp dẫn và một series riêng – Cooking with Valkyries.
Vấn đề lớn nhất với việc chuyển thể loạt game The Legend Of Zelda là bắt đầu từ sự kiện nào. Thương hiệu này có rất nhiều arc truyện hấp dẫn, có thể được biến thành những bộ anime xuất sắc nếu được chuyển thể và thực hiện tốt.
Trong The Legend Of Zelda, có rất nhiều vùng đất viễn tưởng tuyệt đẹp, những nhân vật lôi cuốn với cốt truyện có chiều sâu. Những con quái vật trong tựa game này cũng sẽ mang đến những trận chiến vô cùng đáng nhớ. Bên cạnh đó, hệ thống sức mạnh như các nguyên tố trong game cũng là ý tưởng thú vị cho một bộ anime fantasy.
Mortal Kombat là một trong những trò chơi đối kháng thịnh hành nhất, với nhiều kỹ năng hành động và pha chiến đấu đẹp mắt nhưng tàn bạo. Có rất nhiều câu chuyện khai thác được trong Mortal Kombat, cũng như dàn nhân vật phong phú, hấp dẫn.
Video đang HOT
4. Dark Souls
Loạt game tăm tối với phong cách gothic trung cổ này có thể sẽ trở thành một series anime tuyệt đẹp, tàn bạo và huyễn hoặc không khác gì Castlevania. Cốt truyện của Dark Soul có vẻ mơ hồ hơn so với những tựa game bên trên, nhưng nó tiềm tàng nhiều câu chuyện hấp dẫn có thể đưa lên màn ảnh anime. Các nhân vật phụ bí ẩn, độc đáo trong game cũng có thể đưa vào khai thác. Điểm nhấn của tựa game như những vùng đất bí ẩn hay các pha đánh trùm nghẹt thở là nguyên liệu tiềm năng cho một bộ anime thành công.
5. God Of War
Sau khi God of War trở nên thịnh hành, người hâm mộ đã hy vọng có một phiên bản điện ảnh chuyển thể. Thế nhưng điều này có vẻ bất khả thi vì nhiều lý do. Thay vào đó, một phiên bản chuyển thể anime hoàn toàn có thể tái hiện lại những thứ mà phim live-action không làm được. Những điểm đặc trưng về nhân vật Kratos và những con quái vật khủng khiếp trong game có thể được giữ nguyên, cũng như cốt truyện kịch tính, tàn bạo và trần trụi của tựa game này.
Sở hữu đồ họa tuyệt đẹp và danh tiếng lẫy lừng, Shadow Of The Colossus vẫn được nhiều người chơi ngày nay yêu thích kể từ khi ra mắt trên PlayStation 2. Shadow Of The Colossus xoay quanh một người đàn ông trẻ tuổi và hành trình đánh bại những con quái vật khổng lồ của anh ta. Những khoảnh khắc giữa các cuộc đi săn kịch tính này ẩn chứa một chút u ám, suy tư và hy vọng; tất cả đều là những cảm xúc tuyệt vời để tái hiện lại trên màn ảnh anime.
7. Metroid
Là một trong những loạt game phiêu lưu hành động nổi tiếng nhất trong 30 năm qua, xoay quanh một thợ săn tiền thưởng ngoài không gian có tên Samus Aran. Xét về cốt truyện của trò chơi, Metroid có thể được chuyển thể dễ dàng dù là ở thể loại nào. Thế nhưng đối với anime, Metroid có được sự linh hoạt tuyệt đối để tái hiện câu chuyện của nó.
Những tựa game bắt anh em phải đối mặt với phiên bản tàn ác của chính bản thân mình
Vượt qua bản thân luôn là điều khó nhất...
Thường thì game sẽ cho các bạn đấu với những kẻ địch mạnh, bá đạo nhằm tăng thêm phần kịch tính của màn chơi. Tuy nhiên, cũng có đôi lần nhà phát triển lại bắt anh em phải đấu với... chính bản thân mình.
Và vì là "sinh đôi" nên thường bản sao này sẽ có đầy đủ kỹ năng, tuyệt chiêu y như nhân vật chính. Chỉ khác cái là có dã tâm xấu xa, mưu đồ bất chính. Sau đây là những tựa game buộc người chơi phải "vượt lên chính mình" theo đúng nghĩa đen.
Tomb Raider: Underworld - Doppelganger
Lara phải chạm trán với bản sao của mình ngay trong phần Tomb Raider đầu tiên, khi đang khám phá tàn tích của Atlantis. Bản sao này được tạo ra bởi Jacqueline Natla và cô ta sẽ làm theo nhất cử nhất động của Lara. Để đánh bại thì Lara đã lừa bản sao này rớt xuống dòng dung nham nóng chảy.
Đến phần Underworld thì Natla lại tiếp tục tạo thêm một bản sao xịn xò hơn của Lara, trừ bộ tóc và quần áo màu đen ra thì còn lại đều giống hết.
Bản sao này đã tấn công biệt thự Croft Manor và diệt chết người bạn Alastair của Lara. Ngoài ra, cô ta còn có siêu năng lực: Chạy siêu nhanh và đánh cực đau, có thể hạ gục Lara một cách dễ dàng trong lần chạm mặt đầu tiên. Cho đến gần cuối hành trình, để giành lấy phần thắng, Lara đã tìm được cách khiến Natla mất quyền kiểm soát bản sao này.
Dòng game The Legend of Zelda - Dark Link
Lần đầu Link phải đối mặt với phiên bản đen tối của mình là trong bản Zelda II: The Adventure of Link. Trước khi Link có thể chiếm lấy Triforce thì phần bóng của anh ta đã tách ra và bắt đầu tấn công nhân vật chính. Con trùm cuối này được game thủ gọi là Link's Shadow và khá dễ để đánh bại. Tuy nhiên, ý tưởng này lại được tái sử dụng trong những hậu bản, và nổi bật nhất là trong The Ocarina of Time.
Khoảng giữa màn Water Temple, Link sẽ tiến vào một căn phòng có phần sàn ngập trong nước. Và vì thế nên nó phản chiếu mọi hình ảnh xung quanh. Khi Link tiến đến mô đất nhỏ giữa phòng thì hình ảnh phản chiếu trong nước bỗng dưng biến mất và hóa thành con trùm Dark Link.
Nó hơi khó xơi một xíu, nhất là khi bạn dùng thanh Master Sword. Vì con trùm này rất thích ăn gian nên gần như lúc nào cũng đọc được suy nghĩ của người chơi, né được hầu hết đòn tấn công. Thậm chí đôi lúc còn lộn mèo rồi đứng trên mũi kiếm của Link, tỏ vẻ ta đây là hơn trình. Tuy nhiên, nếu Link xài cây Megaton Hammer thì có vẻ như Dark Link bị "ngáo ngơ" và chẳng biết chống trả gì hết. Cứ thế đưa đầu cho bạn đập thôi.
Final Fantasy IV - Dark Knight Cecil
Có thể thấy rõ ràng rằng Final Fantasy IV được lấy cảm hứng từ Star Wars. Cũng có một nhóm kháng chiến chống lại đế chế tàn ác, chỉ khác một điều là bạn được điều khiển "Darth Vader" phiên bản Final Fantasy IV, đó là Dark Knight Cecil.
Game thủ lần đầu gặp Cecil khi anh ta lãnh đạo một nhóm binh lính chống lại toán quân kháng chiến, thẳng tay tàn sát những ai dám phản kháng. Sau đó, Cecil đã trở nên mâu thuẫn với chính mình vì những hành động tàn bạo mà anh phải làm dưới danh nghĩa của nhà vua. Cuối cùng anh đã quyết định đào ngũ luôn.
Khoảng giữa game, Cecil đã phải đối mặt với quá khứ đen tối khi đấu tay đôi với "bản sao" Dark Knight của mình. Có một điều thú vị xảy ra trong trận đánh này, đó là Cecil phải chiến thắng Dark Knight bằng cách... bắt tay làm hòa. Chứ còn cố gắng đối đầu thì chỉ có thất bại mà thôi. Một khi Cecil rũ bỏ được quá khứ tàn bạo của mình thì Dark Knight sẽ bị đánh bại, và Cecil trở thành Paladin Cecil.
Dòng game Metroid Prime - Dark Samus
Có đến 2 phiên bản Dark Samus xuất hiện trong năm 2002. Nổi bật trong số đó là phiên bản sinh vật ký sinh ngoài hành tinh trong phần Metroid Fusion. Con ký sinh trùng này đã dung hợp với một trong những bộ giáp của Samus và chiếm toàn quyền kiểm soát hệ thống vũ khí của Samus.
Nó có tên là "SA-X" và đã theo dõi Samus xuyên suốt cuộc hành trình. Bản thân Samus không phải là đối thủ của bản sao này vì nó có khả năng sao chép rất nhiều chiêu thức tấn công của Samus, đồng thời biết cách thi triển nhiều kỹ năng đặc biệt khác nhau.
Mortal Kombat - Shang Tsung
Mortal Kombat (1992) ban đầu chỉ có 8 nhân vật mà thôi. Trong số đó có 2 ninja y hệt nhau, chỉ khác cái là màu sắc hoán đổi cho nhau thôi. Nhà phát triển Midway Games không nghĩ rằng đây là một hạn chế của trò chơi. Và thế là bắt đầu nảy ra ý tưởng lôi 2 nhân vật giống nhau ra... "solo".
Con trùm cuối trong game này là Shang Tsung - một phù thủy có khả năng biến hình và chiếm đoạt linh hồn. Hắn ta có khả năng biến hóa thành đối thủ của mình và "sẵn tiện" học luôn những chiêu thức của người này. Chính vì thế, bạn có thể dễ dàng hạ gục được Shang Tsung chỉ trong thời gian ngắn nếu đã điều khiển thuần thục nhân vật của mình.
Devil May Cry - Nelo Angelo
Nelo Angelo là con trùm mà bạn sẽ gặp nhiều lần trong Devil May Cry. Hắn ta xuất hiện lần đầu khi Dante nhìn vào trong gương. Khi bước ra ngoài đời thật thì Nelo Angelo trở thành một con quỷ, nhìn khá là giống khi Dante biến hình thông qua Devil Trigger.
Hắn ta cũng có nhiều chiêu thức hơi hơi giống với Dante. Và thậm chí còn có thói quen hay chọc tức đối phương ngay giữa trận đấu nữa.
Ban đầu Nelo Angelo có vẻ như chỉ là một con trùm đánh đấm cho vui tay là chính. Nhưng dần dà thì bạn sẽ biết được rằng đây chính là Vergil - anh trai của Dante - phiên bản đã bị "tẩy não" và bắt phải phục tùng quỷ vương Mundus.
Những tựa game mà fan hâm mộ muốn có phiên bản anime nhất: Final Fantasy dẫn đầu danh sách! Các fan hâm mộ luôn muốn được thưởng thức nhiều tác phẩm mới được chuyển thể từ các thương hiệu video game nổi tiếng. Trong ngành công nghiệp anime ngày nay, các series anime mới hoàn toàn sẽ rất khó được "bật đèn xanh", bởi chi phí sản xuất ngày một tăng cao và doanh thu bị thắt chặt từ doanh thu truyền...