Loạt doanh nghiệp nguy cơ rời sàn vì lỗ triền miên
Tình trạng thua lỗ triền miên hay lỗ lũy kế chiếm gần hết vốn điều lệ đang khiến nhiều doanh nghiệp đối diện với rủi ro hủy niêm yết trên sàn chứng khoán.
Một trong những cổ phiếu được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây là RIC của Công ty cổ phần Quốc tế Hoàng Gia (Hoàng Gia). Ngoài việc “tăng sốc, giảm sâu” thì mã này đang đứng trước nguy cơ bị huỷ niêm yết do Hoàng Gia liên tục thua lỗ.
RIC của Công ty cổ phần Quốc tế Hoàng Gia (Hoàng Gia) có nguy cơ bị huỷ niêm yết bắt buộc..
Cụ thể, báo cáo tài chính quý IV/2021 của RIC ghi nhận lợi nhuận sau thuế cả năm 2021 là âm 96,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2021 là âm 406,3 tỷ đồng. Ngoài ra, báo cáo kiểm toán các năm 2019, 2020 cũng cho thấy lợi nhuận sau thuế các năm này lần lượt ghi âm 72,79 tỷ đồng và 81,54 tỷ đồng.
Theo quy định, cổ phiếu của một công ty đại chúng sẽ bị hủy niêm yết khi kết quả kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tiếp hoặc tổng lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc âm vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất tại thời điểm xem xét.
Video đang HOT
Như vậy cổ phiếu RIC của Hoàng Gia có khả năng bị hủy niêm yết nếu lợi nhuận sau thuế năm 2021 tại báo cáo kiểm toán năm 2021 của công ty là số âm.
Tương tự, cổ phiếu FTM của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex) cũng đang đối diện “án” hủy niêm yết bắt buộc. Báo cáo tài chính cho thấy Fortex tiếp tục lỗ kỷ lục gần 92 tỷ đồng trong quý IV/2021, đánh dấu quý thứ 12 liên tiếp chìm trong thua lỗ. Lũy kế năm 2021, Fortex lỗ sau thuế hơn 223 tỷ đồng.
Kết quả này cùng việc báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 và 2020 của Fortex ghi nhận lỗ sau thuế lần lượt là 93,75 tỷ đồng và hơn 200 tỷ đồng khiến cổ phiếu FTM có khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc nếu lợi nhuận sau thuế năm 2021 tại báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 của công ty là số âm.
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) mới đây cũng có thông báo về việc cổ phiếu PXI của Công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp và dân dụng dầu khí có khả năng bị hủy niêm yết.
HoSE cho biết, ngày 19/1 nhận được báo cáo tài chính quý IV/2021 của PXI với lợi nhuận sau thuế năm 2021 là âm 30,3 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2021 là âm 123,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019, 2020 lợi nhuận sau thuế của công ty lần lượt là âm 10 tỷ đồng và âm 50 tỷ đồng.
HoSE lưu ý cổ phiếu PXI có khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc nếu lợi nhuận sau thuế năm 2021 tại báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 của công ty là số âm.
Án huỷ niêm yết cũng treo lơ lửng trên đầu Hoàng Anh Gia Lai (HAG) do lợi nhuận sau thuế các năm 2017, 2018 và 2019 đều bị lỗ. Dù rơi vào trường hợp bị huỷ niêm yết, song Hoàng Anh Gia Lai đã có kiến nghị duy trì niêm yết cổ phiếu HAG.
Mã HAG cũng bị HoSE chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát từ tháng 4/2021 do lỗ sau thuế chưa phân phối tính đến cuối năm 2020 hơn 6.300 tỷ đồng và lỗ sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2020 hơn 1.255 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2021, lỗ sau thuế chưa phân phối tăng lên 7.371 tỷ đồng và đơn vị kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Trên thị trường, cổ phiếu HAG lao dốc mạnh gần đây, dư bán hàng triệu đơn vị. Hiện mã này đang giao dịch mức 11.650 đồng và trong diện bị kiểm soát.
Chính thức ký kết hợp đồng tín dụng cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu- Bãi Vọt
Sáng 12/2 đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng tín dụng cho dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Sáng 12/2, tại trụ sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - chi nhánh Nghệ An (Tp. Vinh, Nghệ An), liên danh Công ty TNHH Hoà Hiệp - Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO 4 - Công ty TNHH Đầu tư Núi Hồng - Tổng công ty xây dựng Trường Sơn - Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng VINA2 (nhà đầu tư dự án), Công ty cổ phần Đầu tư Phúc Thành Hưng (doanh nghiệp dự án) cùng các ngân hàng tham gia tài trợ vốn cho dự án gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam- Vietcombank, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng tín dụng cho dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt thuộc dự án xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Điểm cuối tuyến dự án đã được nhà thầu lên phương án tăng tốc, đảm bảo tiến độ. Ảnh: Đăng Sơn/Báo Tin tức
Dự án này được thực hiện theo hình thức hợp tác công tư (PPP) loại hợp đồng BOT. Hạn mức tín dụng dự án được cấp là 3.560 tỷ đồng. Phần vốn còn lại, nhà đầu tư sẽ tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án để đảm bảo đủ vốn BOT là 5.090 tỷ đồng theo quy định hợp đồng.
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Phạm Đình Hạnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư Phúc Thành Hưng (doanh nghiệp dự án) đại diện liên danh nhà đầu tư cho biết, với năng lực, kinh nghiệm, uy tín trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng hạ tầng giao thông đã được khẳng định, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án cam kết sẽ tập trung tối đa mọi nguồn lực; đổi mới, sáng tạo trong quản trị, điều hành để hoàn thành dự án theo đúng tiến độ yêu cầu của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, dự án thành phần Diễn Châu - Bãi Vọt là tuyến giao thông huyết mạch đặc biệt quan trọng có ý nghĩa kinh tế - xã hội, chính trị to lớn, giúp cải thiện hạ tầng giao thông, kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với cả nước và góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Ông Lê Kim Thành, Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư - PPP (Bộ Giao thông Vận tải) đánh giá, dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt là một trong những dự án đầu tiên lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông được tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước, sử dụng phần vốn góp Nhà nước để đánh giá tài chính thương mại. Dự án được triển khai với nhiều giải pháp khắc phục các tồn tại của các dự án BOT trước đây như: Nhà nước hỗ trợ toàn bộ kinh phí giải phóng mặt bằng và một phần chi phí xây dựng để tăng tính khả thi; dự án được xây dựng mới đảm bảo sự lựa chọn cho người sử dụng; mức phí dịch vụ sử dụng đường bộ được xác định ngay từ ban đầu sẽ giảm rủi ro cho nhà đầu tư và ngân hàng cung cấp tín dụng.
Trước đó, hợp đồng BOT dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt giữa Bộ Giao thông Vận tải với nhà đầu tư được ký vào ngày 13/5/2021. Theo quy định, trong vòng 6 tháng kể từ ngày hợp đồng được ký kết, nếu nhà đầu tư không ký kết được hợp đồng vay vốn đáp ứng yêu cầu về mức vốn vay, điều kiện giải ngân theo quy định, cơ quan nhà nước có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và tịch thu bảo đảm thực hiện hợp đồng. Đến đầu năm 2022, việc huy động vốn tín dụng cho dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt chưa được hoàn tất, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án khẩn trương làm việc với các ngân hàng, hoàn thiện thủ tục ký kết hợp đồng tín dụng, hạn chót là ngày 13/2/2022.
Đại diện Ban Quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, trong thời gian chờ vốn tín dụng vừa qua, nhà đầu tư dự án PPP Diễn Châu - Bãi Vọt đã tích cực huy động nguồn vốn chủ sở hữu để triển khai tại công trường. Trong tổng số hơn 1.000 tỷ đồng vốn chủ sở hữu phải góp, tính đến hết năm 2021, các nhà đầu tư tham gia đã góp được hơn hơn 600 tỷ đồng.
Dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt dài khoảng 50 km, đi qua địa phận 2 tỉnh Nghệ An (44,4km) và Hà Tĩnh (4,9km). Dự án có điểm đầu (Km430 000), phía sau nút giao với Quốc lộ 7 (điểm cuối dự án thành phần đầu tư cao tốc Bắc - Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu), thuộc địa phận xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An; điểm cuối (Km479 300), phía sau nút giao với Quốc lộ 8A, thuộc địa phận xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tĩnh Hà Tĩnh.
Để phù hợp với nhu cầu vận tải, giai đoạn 1 của dự án được phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17m, vận tốc thiết kế 80 km/h. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 11.157 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn nhà đầu tư huy động khoảng 5.090 tỷ đồng và nguồn vốn Nhà nước tham gia thực hiện khoảng hơn 6.067 tỷ đồng. Thời gian xây dựng dự án khoảng 3 năm, thời gian vận hành khai thác hoàn vốn khoảng 16 năm 6 tháng 8 ngày.
Lợi nhuận Khang Điền House tăng song dòng tiền âm nghìn tỷ đồng Nhà Khang Điền ghi nhận lợi nhuận 2021 tăng so với cùng kỳ, nhưng dòng tiền thuần trong kinh doanh âm kỷ lục hơn 2.000 tỷ đồng. Theo kết quả kinh doanh hợp nhất, Công ty cổ phần Đầu tư và kinh doanh Nhà Khang Điền (Khang Điền House, mã KDH) đạt doanh thu thuần quý IV/2021 là 590 tỷ đồng, giảm mạnh...