Loạt đô thị siêu thực không có bóng dáng của con người
Cuốn sách ảnh ‘A Helpful Guide to Nowhere’ của nghệ sĩ người Italy Giacomo Costa đã đưa độc giả đến các không gian siêu thực không có sự hiện diện của con người.
Ảnh: Giacomo Costa.
Trong trí tưởng tượng của nghệ sĩ Giacomo Costa về cảnh quan đô thị, nhiều tòa nhà chung cư bằng bê tông đổ bóng được xếp chồng lên nhau, mặt tiền của chúng bị hư hại, cây cối mọc rậm rạp và che khuất cả đường chân trời.
Ảnh: Giacomo Costa.
Nghệ sĩ này đã liên tưởng tới một không gian trống rỗng như vậy kể từ năm 1996, khi ông nghĩ tới những hậu quả con người mang lại cho hành tinh này và một ngày nào đó có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của loài người.
Ảnh: Giacomo Costa.
Tập hợp nhiều tác phẩm từ năm 1996 đến nay, Costa đã ra mắt cuốn sách ảnh Helpful Guide to Nowhere hồi tháng 4, khắc họa những công trình choáng ngợp, đồ sộ nhưng đổ nát – điều được cho là một phép ẩn dụ về những thiệt hại mà con người gây ra.
Video đang HOT
Ảnh: Giacomo Costa.
Costa chia sẻ: “Công việc của tôi là nghiên cứu mối liên hệ giữa các thành phố, hành vi của con người và giới tự nhiên. Tôi không nói về những địa điểm cụ thể hay thành phố cụ thể, mà là một điều đó toàn cầu hơn. Đó là một câu chuyện mô tả thế giới của chúng ta”.
Ảnh: Giacomo Costa.
Năm 18 tuổi, Costa đã đánh đổi cuộc sống nhộn nhịp ở Florence để trải nghiệm cuộc sống thanh bình tại vùng núi cao Courmayeur, trên dãy núi Alps của Italy. Đối tượng chụp ảnh đầu tiên của Costa là những đỉnh núi phủ đầy tuyết, nơi không có dấu hiệu của loài người.
Ảnh: Giacomo Costa.
“(Những ngọn núi) khiến tôi hiểu con người mong manh và nhỏ bé như thế nào”, Costa giải thích. “Chúng ta có lẽ cảm thấy mình toàn năng, (nhưng) có một thứ hoàn toàn vượt trội so với chúng ta. Đối với những người theo đạo, đó có thể là Thiên Chúa. Còn đối với tôi, đó là sức mạnh của thiên nhiên”.
Ảnh: Giacomo Costa.
Loạt ảnh gần đây nhất của Costa, có tên Atmosfera, mô tả những công trình kiến trúc hoành tráng bị che khuất bởi màn sương dày. “(Chúng là) những nơi âm thanh bị bóp nghẹt và nơi im lặng ngự trị – chính xác là những gì đang xảy ra lúc này”, Costa chia sẻ hồi tháng 3.
Ảnh: Giacomo Costa.
Nghĩ tới những mối đe dọa về ngày tận thế, Costa đã được lấy cảm hứng từ các tác phẩm khoa học viễn tưởng để sáng tạo tác phẩm gửi lời cảnh tỉnh đến mọi người. Costa giải thích: “Khoa học viễn tưởng là một ngôn ngữ cho phép tôi nói về thực tế theo một cách khác”.
Ảnh: Giacomo Costa.
Độc giả có thể dễ dàng nhận ra sự liên quan giữa hình ảnh của Costa và thực tại vài tuần đầu tiên khi phong tỏa diễn ra trên toàn thế giới. Tại Trung Quốc và Italy, ô nhiễm không khí nhanh chóng giảm xuống. Ở Venice, nước cũng chuyển sang trong vắt và biến thành màu xanh hiếm hoi.
Ảnh: Giacomo Costa.
Costa không coi những bức hình của mình là tiên tri mà là những tác phẩm dựa trên quan sát và mang tính khoa học, khi đã có nhiều dự đoán về tai ương mà Trái Đất có thể phải hứng chịu khi diễn ra toàn cầu hóa quá mức, khủng hoảng khí hậu, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt và đại dịch lan tràn.
Và từ đó, ông cũng gửi đi một thông điệp lạc quan: Dù tương lai có u ám như thế nào, “chúng ta vẫn phải chăm sóc bản thân, người thân và mọi người xung quanh. Tất cả chúng ta đều được kết nối với nhau”.
Cá chình sắp quên mặt người, thủy cung Nhật kêu gọi khách video call
Do thiếu du khách, những con cá chình vườn ở thủy cung Nhật Bản đã bắt đầu quên sự hiện diện của con người và trở nên nhạy cảm.
Khi những con cá chình vườn tại một bể cá ở Tokyo ngóc đầu lên khỏi cát, chúng thường bị nhìn chằm chằm bởi ánh mắt của những người tham quan.
Nhưng giống như các loài động vật khác trên thế giới, môi trường sống của cá chình vườn tại thủy cung Sumida, Tokyo đang bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Những con cá này dường như quên mất con người trông như thế nào do thủy cung đã bị đóng cửa từ tháng 3.
"Chúng không thấy con người, ngoại trừ những người chăm sóc và chúng đã bắt đầu quên con người", thủy cung viết trên tài khoản Twitter trong tuần này.
Cá chình vườn ở Tokyo đang dần quên đi sự tồn tại của con người. Ảnh: Getty.
"Cá chình vườn biến mất trong cát và ẩn nấp mỗi khi người chăm sóc đi ngang qua", thủy cung cho biết và nói rằng bản chất quá nhạy cảm của cá chình vườn đang gây khó khăn cho việc theo dõi sức khỏe của chúng.
Lo ngại rằng chúng sẽ xem du khách như một mối đe dọa, thủy cung Sumida đã tạo một sự kiện tên là "lễ hội thấy mặt".
"Đây là yêu cầu khẩn cấp", thủy cung kêu gọi. "Bạn có thể cho cá chình vườn thấy mặt từ xa được không?"
Để giúp những con cá chình kết nối với những du khách, thủy cung đang đặt 5 máy tính bảng đối diện với bể cá và yêu cầu khách tham quan kết nối qua iPhone hoặc iPad thông qua ứng dụng FaceTime.
Người tham gia phải cho thấy mặt, vẫy tay và nói chuyện với những con cá chình vườn nhưng không được lên giọng.
Lễ hội sẽ diễn ra vào ngày 3-5/5, vào lúc cao điểm của kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng. Thông thường, nhiều người Nhật Bản sẽ đi du lịch trong dịp này. Tuy nhiên, do Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp để chống Covid-19, phần lớn người dân Nhật Bản sẽ ở nhà.
Yêu cầu của thủy cung đã thu hút được nhiều sự ủng hộ với từ khóa #Xinhãynhớconngười trong tiếng Nhật.
Chú chó bị dán băng dính quanh miệng suốt 2 tuần đã may mắn được cứu sống Lại thêm một vụ việc nữa khiến nhiều người đặt câu hỏi: 'Con người đang làm gì vậy?'. Nhưng thật may là chú chó bị dán băng dính quanh miệng này đã sống sót được. Kể từ khi xảy ra việc khiến cả thế giới giận dữ, cư dân mạng đã chú ý hơn để đưa ra ánh sáng những vụ hành hạ...