Loạt công ty Mỹ tại Hong Kong lo ngại luật an ninh
Khảo sát từ Phòng Thương mại Mỹ cho thấy phần lớn công ty hoạt động tại Hong Kong lo ngại về tác động của luật an ninh quốc gia.
Cuộc khảo sát do Phòng Thương mại Mỹ (Amcham) thực hiện ngày 6-9/7 đối với 183 công ty thành viên của tổ chức này cho thấy, 76% các công ty được hỏi lo ngại về các biện pháp thực thi luật an ninh mà Bắc Kinh mới thông qua đối với Hong Kong. Hơn một nửa trong số 183 công ty này có trụ sở tại Mỹ.
Khoảng 26% các doanh nghiệp được hỏi cho biết luật an ninh mới khiến họ cảm thấy an toàn hơn, trong khi 50% cho rằng luật này khiến họ cảm thấy không an toàn. 22% doanh nghiệp được hỏi cho biết họ không quan tâm đến luật.
Cảnh sát được triển tại ga tàu điện ngầm trong trung tâm thương mại New Town Plaza, Hong Kong, ngày 12/6. Ảnh: Reuters.
Các công ty tham gia khảo sát nói rằng họ lo ngại những ảnh hưởng của luật an ninh đối với hệ thống tư pháp độc lập của Hong Kong, cũng như việc thành phố có thể đánh mất vị thế của trung tâm tài chính toàn cầu.
Video đang HOT
“Một số nhân viên của chúng tôi tán thành việc rời khỏi Hong Kong để đến những nơi an toàn hơn. Nhiều người khác cũng rất quan tâm và xem xét các lựa chọn của họ”, một người tham gia khảo sát nói với AmChan.
Luật an ninh Hong Kong được ban hành ngày 30/6, hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các “trường hợp nghiêm trọng” thuộc về chính quyền trung ương.
Chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong khẳng định luật chỉ nhắm đến một nhóm đối tượng nhỏ và quyền lợi, tự do của người Hong Kong cũng như lợi ích các nhà đầu tư nước ngoài vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, Mỹ và nước châu Âu chỉ trích luật này, gọi đây là sự hủy hoại tự chủ, tự do của Hong Kong và làm suy yếu nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.
Vì sao Pakistan là yếu tố quan trọng trong cuộc xung đột biên giới Trung-Ấn?
Khi quân nhân Ấn Độ và Trung Quốc lao vào tấn công lẫn nhau ở cao nguyên Galwan, vụ việc được xem là đỉnh điểm của tranh chấp chủ quyền biên giới Trung-Ấn.
Đoàn xe quân sự Ấn Độ tiến vào vùng Ladakh.
Nhưng các nhà quan sát nói rằng còn có yếu tố khác tác động đến cuộc đụng độ chết người ở biên giới. Đó là chính là vì Pakistan, đồng minh của Trung Quốc, theo SCMP.
Pakistan cũng có tranh chấp chủ quyền với Ấn Độ ở vùng Kashmir. Vùng này bao gồm cả khu vực xảy ra cuộc đụng độ chết người giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Tháng 8.2019, chính phủ Ấn Độ tước quyền tự trị của vùng Kashmir. Động thái tác động trực tiếp đến tuyên bố chủ quyền vùng Kashmir của Pakistan.
Nhưng Ấn Độ cũng đã chọc giận Trung Quốc, vì New Delhi tạo ra tạo ra lãnh thổ hành chính riêng biệt ở vùng Ladakh (một phần của bang Jammu và Kashmir).
"Ấn Độ tiếp tục thách thức chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc bằng cách thay đổi luật. Hành động như vậy là không thể chấp nhận được", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khi đó nói.
Claude Rakisits, giáo sư tại Đại học Quốc gia Úc, nói rằng hành động tước quyền tự trị vùng Kashmir của Ấn Độ chính là khởi nguồn của xung đột ở cao nguyên Galwan, thuộc vùng Ladakh.
"Thông điệp của Trung Quốc rất rõ ràng, Ấn Độ giải quyết tranh chấp chủ quyền với Pakistan là một chuyện, nhưng làm ảnh hưởng đến tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc lại là chuyện khác", ông Rakisits nói.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng có lợi ích kinh tế ở phạm vi vùng Kashmir do Pakistan quản lý, do vùng này nằm trong vành đai kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC).
"Về vấn đề lâu dài, Trung Quốc sẽ tiếp tục khuấy động tranh chấp chủ quyền biên giới với Ấn Độ để bảo vệ lợi ích và cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc xây dựng ở vùng Kashmir do Pakistan kiểm soát", Rakisits nói.
Khi căng thẳng Trung-Ấn leo thang, Ấn Độ đã phải rút bớt binh sĩ ở vùng tranh chấp với Pakistan để chuyển sang tập trung đối phó Trung Quốc.
Rajesh Rajagopalan, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Jawaharlal Nehru University ở New Delhi, nói liên minh quân sự Trung Quốc-Pakistan ở vùng Kashmir là điều Ấn Độ lo ngại nhất.
Trong tình huống xấu nhất, Trung Quốc và Pakistan có thể cùng bắt tay nhau phân chia lại lãnh thổ vùng Kashmir.
Trung Quốc yêu cầu Twitter xóa tài khoản bôi nhọ Trung Quốc cho rằng Twitter nên xóa các tài khoản bôi nhọ nước này, sau khi mạng xã hội gỡ bỏ hơn 170.000 tài khoản ca ngợi Bắc Kinh. Trong cuộc họp báo hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng hành động xóa các tài khoản bôi nhọ Trung Quốc là cần thiết nếu Twitter...