Loạt chính sách chưa từng có giúp vực dậy thị trường ô tô Việt 2020
Đứng trước những khó khăn ngoại cảnh, thị trường ô tô Việt Nam năm 2020 nhìn chung vẫn đạt kết quả khả quan, thậm chí có hãng xe như VinFast tăng trưởng mạnh với việc vươn lên vị trí số 1 trong các phân khúc.
Trong số nhiều lí do, không thể không nhắc tới loạt chính sách kích cầu lần đầu tiên xuất hiện tại thị trường Việt Nam.
Giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe sản xuất, lắp ráp trong nước
Cuối tháng 6, Chính phủ ký ban hành chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đến hết năm 2020 đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước để kích thích tiêu dùng suy giảm vì Covid-19. Với chính sách này, khách hàng mua xe nằm trong danh mục quy định tiết kiệm được cả chục triệu, thậm chí có thể lên tới cả trăm triệu đồng.
Ngay sau khi đưa vào áp dụng, chính sách này đã tạo hiệu ứng tích cực đến thị trường. Doanh số bán hàng ghi nhận tăng trưởng mạnh, dồn dập nhất ở các tháng cuối năm khi người dùng tranh thủ mua ô tô trước khi hết hạn hỗ trợ vào 31/12.
Đặc biệt, nhiều hãng xe đã chủ động “tiếp bước” Nghị định 70 của Chính phủ để tặng thêm quyền lợi cho khách hàng. Nổi bật là VinFast với công bố tặng toàn bộ trước bạ cho người mua xe, thậm chí trước khi Nghị định 70 có hiệu lực gần 1 tháng. Đây là hãng xe đầu tiên hưởng ứng chính sách của Chính phủ. Hiện tại, VinFast cũng là hãng duy nhất tiếp tục kéo dài thời hạn hưởng chế độ “Trước bạ 0 đồng” cho khách đặt cọc dòng Fadil trong năm 2020, mua và xuất hóa đơn trước ngày 28/2/2021.
Video đang HOT
Động thái mạnh mẽ của hãng xe Việt đã tạo nên áp lực cạnh tranh cho các thương hiệu xe sang nổi tiếng. Các dòng xe nhập từ BMW, Mercedes, Audi, Lexus… trước đây vốn “kiêu” với khách hàng, cũng đều phải “theo chân” tung ra gói hỗ trợ trước bạ tương tự, khiến thị trường sôi động trở lại.
Dự báo đến hết năm 2020, các đơn vị thuộc thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) sẽ tiêu thụ được hơn 320.000 xe, tuy nhiên, điều này khó đạt được khi doanh số 11 tháng mới dừng ở con số gần 279.000. Tính chung các đơn vị không công bố chung với VAMA như VinFast hay TC Motor, doanh số toàn thị trường ô tô Việt Nam vẫn ổn định trong năm khó khăn này. Thậm chí doanh số của VinFast có thể coi là kì tích khi trong tổng số hơn 30.000 xe đến tay khách hàng, đã có hơn 14.000 xe được hãng bán ra chỉ trong 5 tháng (lũy kế từ tháng 7 tới tháng 11).
Lần đầu tiên xuất hiện chương trình thu cũ đổi mới ô tô
Năm 2020, thị trường lần đầu đón nhận một chương trình đổi cũ lấy mới với sản phẩm là ô tô, mang đến trải nghiệm chưa từng có cho khách hàng.
Chương trình này được VinFast tung ra vào tháng 5, dành cho tất cả chủ sở hữu ô tô cũ không phân biệt thương hiệu, hoặc có hợp đồng mua bán với chính chủ ít nhất 6 tháng tính tới thời điểm tham gia chương trình.
Theo đó, xe cũ được Smart Solution – công ty chuyên mua bán xe cũ thuộc Tập đoàn Vingroup – thẩm định miễn phí và định giá theo thị trường. Đặc biệt, công ty này “mua giá nào, bán giá nấy”, loại trừ hoàn toàn khả năng khách hàng bị ép giá, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người tiêu dùng mua xe VinFast.
Không những thế, hãng xe Việt còn mạnh tay tặng khách hàng đổi xe đang đi lấy Fadil, Lux A2.0 và Lux SA2.0 khoản tiền lần lượt là 10, 30 và 50 triệu đồng, trừ vào tiền mua xe. Cách làm “dị biệt” của VinFast được đánh giá là chưa từng có tiền lệ, không chỉ giúp hãng tăng doanh số, mà còn góp phần giúp thị trường ô tô sôi động trở lại.
Sau hơn 7 tháng triển khai, chương trình đổi ô tô cũ lấy xe VinFast mới đã thu hút hàng ngàn người tham gia. Theo ghi nhận, đã có khách hàng mang các dòng xe sang như Mercedes, BMW, Audi thậm chí Porsche tới Smart Solution đổi xe thương hiệu Việt. Đây là chương trình dài hơi của VinFast và không có thời điểm kết thúc.
Nở rộ các chương trình chăm sóc khách hàng
Năm 2020 chứng kiến sự bùng nổ các chương trình ưu đãi trên thị trường ô tô Việt. Có thể nói chưa bao giờ khách hàng mua ô tô được hưởng nhiều quyền lợi như năm nay.
Bên cạnh chính sách tặng phí trước bạ, nhiều hãng xe chọn cách giảm giá trực tiếp bằng tiền mặt hay tặng phụ kiện đi kèm có giá trị lớn. Một số đại lý của Mitsubishi tặng khách mua dòng Outlander cả tiền mặt, bảo hiểm lẫn camera hành trình, camera 360, thảm trải sàn… Nissan X-Trail SL, Honda CR-V, Hyundai Kona, Hyundai SantaFe, Toyota Vios… đều bỏ hình ảnh kiêu kỳ thường lệ sau lưng để giảm giá từ hàng chục triệu đồng tới cả trăm triệu đồng để hút khách. Dòng xe sang BMW X7 thậm chí còn giảm giá cả tỉ đồng.
Riêng VinFast vẫn trung thành với cách làm của mình, không giảm giá mà thực hiện các đợt ưu đãi liên tục có lợi cho khách hàng. Ngoài ra, chính sách tặng quà tri ân cho cả khách cũ và mới của hãng này cũng được người dùng đánh giá rất cao bởi yên tâm “càng mua sớm càng có lợi”. Mới nhất, VinFast chi ra 600 tỷ đồng tặng kì nghỉ 3 ngày 2 đêm tại Vinpearl cho toàn bộ hơn 30.000 chủ sở hữu xe. Hiện tại, tất cả xe VinFast đều đang được hưởng các ưu đãi đặc quyền khác như gửi xe miễn phí tại Vincom và Vinhomes trên toàn quốc, miễn phí cứu hộ 24/7, bảo hành 5 năm…
Sau MBBank, FRT, Dragon Capital giảm sở hữu và không còn là cổ đông lớn của Vĩnh Hoàn
Thời gian gần đây Dragon Capital liên tục hạ tỷ trọng tại các đơn vị khác. Tại mảng bất động sản, Dragon Capital đã giảm sở hữu tại Khang Điền (KDH) và Đất Xanh, đồng thời thoái hết vốn tại DIG. Các đơn vị này đều trải qua đợt tăng giá mạnh trong vòng nửa năm trở lại đây, dù tình hình kinh doanh chịu nhiều khó khăn do Covid-19 cũng như sự siết chặt dòng vốn, chính sách.
Nhóm quỹ liên quan tới Dragon Capital vừa bán ra cổ phần tại Vĩnh Hoàn (VHC). Trong đó, quỹ thành viên KB Vietnam Focus Balanced fun bán ra 380.000 cổ phiếu, quỹ Hanoi Investments Holdings Limited bán ra 200.000 cổ phiếu.
Sau giao dịch, Dragon Capital đã giảm sở hữu tại Vĩnh Hoàn từ 5,21% về còn 4,9% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 17/12. Như vậy, sau giao dịch nhóm quỹ liên quan tới Dragon Capital đã không còn là cổ đông lớn tại Vĩnh Hoàn.
Trên thị trường, cổ phiếu VHC đang trong đà tăng mạnh, một phần được hỗ trợ bởi kỳ vọng từ EVFTA. Hiện, cổ phiếu VHC đang giao dịch tại vùng 43.000 đồng/cp, tăng khoảng 40% từ tháng 8.
Thời gian gần đây Dragon Capital liên tục hạ tỷ trọng tại các đơn vị khác. Cuối tháng 11, quỹ thành viên Amersham Industries Limited đã bán 1 triệu cổ phiếu MBB, giảm sở hữu xuống còn 4,97% vốn điều lệ và không còn là cổ đông lớn tại MBBank. Động thái này diễn ra sau khi MBB tăng điểm mạnh, tăng khoảng 70% từ mức đáy hồi tháng 8/2020 lên mức 22.000 đồng/cp.
Hay FPT Retail (FRT), sau nhiều lần giao dịch, tổng khối lượng Dragon Capital bán ra hơn 8 triệu cổ phiếu FRT, tương đương 10,1% vốn Công ty. Tỷ lệ sở hữu theo đó giảm xuống còn 3,1% vốn và không còn là cổ đông lớn. Trên thị trường, cổ phiếu FRT có đà tăng giá từ 22.000 đồng/cp lên 28.150 đồng/cp trong thời gian quỹ ngoại rút vốn.
Tại mảng bất động sản, Dragon Capital cũng liên tục giảm sở hữu tại Khang Điền (KDH) và Đất Xanh, đồng thời thoái hết vốn tại DIG. Các đơn vị này đều trải qua đợt tăng giá mạnh trong vòng nửa năm trở lại đây, dù tình hình kinh doanh chịu nhiều khó khăn do Covid-19 cũng như sự siết chặt dòng vốn, chính sách.
Chiều ngược lại, cập nhập tuần giao dịch mới nhất (14-18/12/2020), Vietnam Enterprise Investments Limited - VEIL, quỹ đầu tư lớn nhất do Dragon Capital quản lý vẫn đang tăng giải ngân, đặc biệt tại cổ phiếu HPG của Hoà Phát. Hiện, khoản đầu tư vào HPG đang dẫn đầu danh mục với tỷ trọng 11,55% vốn. Đây cũng là mã mang lại mức tăng trưởng tốt cho quỹ và đem lại khởi đầu tốt đẹp trong quý 4 năm nay, VEIL cho biết. Kế tiếp là MWG, sau nhiều năm liền luôn nằm Top 1 đầu tư của VEIL, hiện tỷ trọng tại đơn vị này đã đứng sau HPG với 9,68%.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói về thông tin Mỹ nêu Việt Nam là nước thao túng tiền tệ Chiều 18/12, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã họp, thảo luận về dự thảo Nghị quyết 01. Dự thảo Nghị quyết 01 cho năm 2021 gồm 11 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, được cụ thể hóa thành gần 200 nhiệm vụ giao cho các ngành, lĩnh vực. Ghi nhận...