Loạt biến động cổ đông lớn của VCP trước ý định niêm yết cổ phiếu
Vinaconex đăng ký thoái toàn bộ 16 triệu cổ phiếu VCP của Vinaconex Power trong khoảng thời gian 19/2 đến 18/3.
Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HNX: VCG) đăng ký thoái toàn bộ phần vốn tại CTCP Đầu Tư Xây dựng và Phát triển Năng Lượng Vinaconex (Vinaconex Power, UPCoM: VCP).
Hiện tại, Vinaconex đang nắm giữ gần 16 triệu cp VCP, tương ứng sở hữu 28% vốn. Dự kiến trong thời gian từ 19/2 đến 18/3, Vinaconex sẽ thoái toàn bộ số cổ phần trên thông qua hình thức thoả thuận và khớp lệnh nhằm cơ cấu lại khoản đầu tư.
Với mức giá 55.500 đồng/cp trên thị trường của VCP (kết phiên sáng ngày 18/2), ước tính Vinaconex sẽ thu về hơn 886 tỷ đồng sau khi thoái sạch vốn tại Công ty này.
Trước Vinaconex, tại Vinaconex Power cũng đã có nhiều thay đổi trong cơ cấu cổ đông lớn như Quỹ đầu tư cơ hội PVI (Quỹ đóng của Công ty quản lý quỹ PVI – PVIAM) đã nâng tỷ lệ sở hữu tại VCP lên 24,4% (tương ứng 13,9 triệu cp) hay Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Mundus Stones đã mua 44.000 cp VCP, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu lên 5% và trở thành cổ đông lớn của Công ty này vào đầu tháng 12/2019.
Chiều ngược lại, Đầu tư Châu Á Thống Nhất bán ra 3,9 triệu cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn từ ngày 10/2. Mới đây, Đầu tư VSD đăng ký thoái 6,2 triệu cổ phiếu tương đương 10,9% vốn, từ ngày 17/2 đến 17/3.
Vinaconex Power sẽ đưa cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán.
Về Vinaconex Power, Công ty được thành lập vào năm 2010, chuyên đầu tư xây dựng các dự án thủy điện, sản xuất và kinh doanh điện. Đến giữa tháng 12/2016, cổ phiếu VCP của Công ty chính thức được giao dịch trên sàn UPCoM với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 17.000 đồng/cp.
Video đang HOT
Từ đó đến nay, cổ phiếu VCP vẫn đang trong đà tăng dài hạn, hiện đã tăng gần 375% kể từ khi lên UPCoM. Đặc biệt, từ đầu tháng 11/2019, cổ phiếu VCP tăng hơn 70%, từ mức 38.000 đồng/cp đến 65.000 đồng/cp; cùng với thanh khoản được cải thiện đáng kể.
Trong tài liệu Đại hội đồng cổ đông bất thường sẽ được diễn ra trong thời gian tới, Vinaconex Power đang xin ý kiến cổ đông việc niêm yết cổ phiếu VCP trên Sở Giao dịch Chứng khoán (HoSE hoặc HNX). Số lượng cổ phiếu dự kiến niêm yết là gần 57 triệu cổ phiếu, thời gian dự kiến niêm yết chính thức tại sàn vào khoảng quý 2 hoặc quý 3 năm 2020.
Phía Vinaconex Power cho biết, đợt niêm yết trên sàn giao dịch lần này được kỳ vọng giúp cổ phiếu VCP tiếp cận tốt hơn với thị trường vốn, tăng tính thanh khoản và nâng cao thương hiệu cho cổ phiếu.
Kết thúc năm 2019, Vinaconex Power ghi nhận doanh thu 492 tỷ đồng, giảm 4% so với năm trước đó và thực hiện 81% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế đạt 232 tỷ đồng, giảm 2% và thực hiện 94% kế hoạch.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Khối ngoại tiếp tục bán ròng 183 tỷ đồng trong tuần 10-14/2, tập trung 'xả' MSN và VNM
Khối ngoại vẫn bán ròng trên sàn HoSE nhưng giá trị đã giảm đáng kể so với tuần trước đó. Bộ đôi cổ phiếu VRE và VHM chia sẻ 2 vị trí dẫn đầu về giá trị mua ròng của khối ngoại sàn HoSE với giá trị lần lượt 51,5 tỷ đồng và 37,7 tỷ đồng. MSN tiếp tục bị khối ngoại bán ròng hơn 90,4 tỷ đồng.
Thị trường vẫn có diễn biến khó lường trong tuần giao dịch từ 10-14/2, sau phiên đầu tuần giảm mạnh, các chỉ số biến động giằng co phân hóa ở các phiên còn lại. VN-Index kết thúc tuần giao dịch đứng ở mức 937,45 điểm, tương ứng giảm nhẹ 0,35% so với tuần trước. Trong khi đó với động lực chính đến từ ACB nên HNX-Index tăng 4,59% lên 109,74 điểm.
Giao dịch của khối ngoại vẫn là điểm trừ với thị trường ở tuần qua khi mua vào 122,4 triệu cổ phiếu, trị giá 3.628 tỷ đồng, trong khi bán ra 128 triệu cổ phiếu, trị giá 3.811 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt 5,5 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 183,4 tỷ đồng, giảm 74% so với tuần trước đó.
Trên sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng 183 tỷ đồng nhưng giảm 71% so với tuần trước, tương ứng khối lượng bán ròng là gần 5,5 triệu cổ phiếu.
Bộ đôi cổ phiếu VRE và VHM chia sẻ 2 vị trí dẫn đầu về giá trị mua ròng của khối ngoại sàn HoSE với giá trị lần lượt 51,5 tỷ đồng và 37,7 tỷ đồng. CCQ ETF nội E1VFVN30 vẫn được khối ngoại mua ròng mạnh với giá trị đạt 35,7 tỷ đồng. Chiều ngược lại, MSN tiếp tục bị khối ngoại bán ròng hơn 90,4 tỷ đồng. VNM và KBC đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt là 50 tỷ đồng và 27,6 tỷ đồng.
Ở sàn HNX, khối ngoại vẫn duy trì trạng thái bán ròng nhưng giá trị cũng giảm đến 93% so với tuần trước và đạt 6,3 tỷ đồng, tương ứng 129.740 cổ phiếu.
Khối ngoại sàn HNX mua ròng tập trung mã VCS với giá trị 13 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là TIG với chỉ gần 2,4 tỷ đồng. Trong khi đó, PVS bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 11,5 tỷ đồng. NTP cũng bị bán ròng 10,5 tỷ đồng.
Tại sàn UPCoM, khối ngoại chỉ mua ròng nhẹ gần 6 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 92.679 cổ phiếu.
VEA đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn UPCoM với 10 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VTP cũng được mua ròng 4 tỷ đồng. Chiều ngược lại, ACV bị bán ròng mạnh nhất với 7,6 tỷ đồng. MPC và LPB bị bán ròng lần lượt 3,7 tỷ đồng và 1,4 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng quyền có bảo đảm (CW), khối ngoại tiếp tục bán ròng 1,5 tỷ đồng (tăng 41% so với tuần trước), tương ứng khối lượng 3,8 triệu chứng quyền. Trong đó, khối ngoại bán ròng tập trung các mã CVRE1903 (536 triệu đồng), CHPG1909 (352 triệu đồng), CROS2001 (282 triệu đồng). Chiều ngược lại chỉ có 3 mã được khối ngoại mua ròng trong tuần qua là CVRE2001, CHDB2002 và CHPG1907.
Theo Bình An
NDH
Cổ đông lớn tri hơn trăm tỷ gia tăng tỷ trọng tại Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) Cổ phiếu SIP hiện đang giao dịch quanh mức 80.000 đồng/cổ phiếu, tăng gấp 4,6 lần sau gần 1 năm lên sàn. Ảnh minh họa. CTCP Đầu tư và Phát triển Đô Thị An Lộc mới đây đã hoàn tất mua vào gần 1,4 triệu cổ phiếu của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (mã SIP), qua đó nâng tỷ lệ sở hữu...