Loạt ảnh: Từng là khu chợ trời lớn nhất thế giới, không ai nghĩ đây là tình trạng của Chatuchak bây giờ
Nhắc đến Chatuchak – khu chợ cuối tuần lớn nhất Thái Lan, các du khách sẽ nghĩ ngay đến cảnh người ra vào đông đúc, mua sắm tấp nập, nhưng tất cả chỉ còn là dĩ vãng.
Thái Lan đã vượt mốc có hơn 20.000 ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày từ vài tuần trước, đến nay các con số vẫn ở mức cao và Bangkok là một trong những vùng tâm dịch lớn nhất. Tình hình dịch bệnh phức tạp khiến cho cuộc sống người dân Bangkok đảo lộn, nhiều hoạt động kinh doanh gần như đóng băng. Tại Chatuchak – khu chợ trời lớn nhất thế giới đã rơi vào cảnh tượng tiêu điều, im ắng.
Chatuchak trước đây được biết đến là “chợ trời” chuyên cung cấp các mặt hàng giá rẻ cho các tiểu thương. Nhưng dần dà đã được người địa phương và khách du lịch quốc tế tìm đến, trở thành thiên đường mua sắm đầy tiềm năng khai thác du lịch tại Bangkok
Khu chợ Chatuchak rộng tới 11 ha với hơn 10.000 gian, bán đủ mọi mặt hàng trên đời, chỉ mở vào cuối tuần (từ Thứ 6 đến Chủ nhật)
Những ngày trước dịch, đặc biệt vào cuối tuần, Chatuchak luôn trong cảnh tấp nập người mua kẻ bán, có cả những khu vực ăn uống, vui chơi riêng, gần như lúc nào cũng đông đúc khách du lịch
Từng là khu chợ hàng đầu Thái Lan và thế giới, không nghĩ đây là tình trạng của Chatuchak bây giờ:
Hãy quên hình ảnh chợ Chatuchak trước đây, bây giờ chẳng khác nào một ngôi làng bị bỏ hoang
Dịch Covid-19 đã khiến Chatuchak rơi vào cảnh tiêu điều, có những lúc không có lấy một tiếng động trong khu chợ
Gần như toàn bộ tiểu thương, người bán hàng rong ở chợ đã đóng cửa/ nghỉ bán hàng. Họ chia sẻ rằng, tiền xăng đi lại giờ còn tốn nhiều hơn phí lợi nhuận buôn bán tại Chatuchak thời điểm này
Không còn chen chúc, không còn những lối đi chật hẹp vì hàng bày tràn ra đường, không còn lo cảnh móc túi, không còn gì cả…
Loạt ảnh được ghi nhận trong chiều tối Thứ 7, không gian – thời gian như ngừng lại ở Chatuchak
Video đang HOT
“Đã rất lâu tôi không thấy hơn 20 người ở đây. Ngày nay số người tiêm vaccine mũi 2 đã tăng, vì thế mà hình như người đến chợ cũng bắt đầu nhiều hơn rồi. Tôi còn mở cửa là vì nhà gần đây, hy vọng họ sẽ mua hàng của tôi”, một tiểu thương chia sẻ
“Tôi sợ mất khách hàng, tôi sợ khách quen tìm đến chợ mà không thấy tôi ở đó nên vẫn cố gắng mở cửa. Thực lòng tôi không biết phải làm gì nữa, tôi đã hết sạch tiền đầu tư, tôi chỉ đang cố bán được nhiều hàng tồn kho nhất có thể. Ít ra số tiền đủ cho con tôi bữa ăn no bụng”
Đây là toàn bộ số rác cô lao công thu được cuối ngày khi thu dọn một vòng chợ Chatuchak
Tối Thứ 7 là thời điểm vàng của Chatuchak nhưng hai vợ chồng tiệm mì nọ quyết định đóng cửa từ 19h vì không-có-một-ai-bên-ngoài…
Họ cũng là người sinh sống gần chợ nên cố gắng mở cửa bán qua ngày
Hồi cuối tháng 03/2021, chợ cuối tuần Chatuchak đã được phép mở cửa 6 ngày/tuần để tăng nguồn thu nhập cho các tiểu thương sau đợt ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19 từ 1 năm về trước. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của đợt dịch mới tiếp tục làm việc kinh doanh bị ngưng trệ, nhiều người đã rời bỏ Chatuchak và Bangkok. Không chỉ Chatuchak bị ảnh hưởng mà cách đây không lâu, Ratchada – khu Chợ Đêm Xe Lửa nổi tiếng nhất nhì Thái Lan cũng được đưa tin đóng cửa vĩnh viễn vì chủ đầu tư không thể gồng gánh chi phí thiệt hại.
Để có trải nghiệm tốt hơn tại các khu chợ châu Á, đây là lời khuyên dành cho bạn
Những khu chợ châu Á nhộn nhịp là điểm dừng chân lý tưởng để mua sắm cũng như khám phá ẩm thực địa phương với giá rẻ nhất.
Từ Ấn Độ đến Việt Nam hay Hàn Quốc, dù bạn đang ở đâu hay du lịch đến nơi nào, không thể phủ nhận rằng các khu chợ địa phương luôn là địa điểm hoàn hảo để khám phá. Ngay cả khi bạn không thực sự cần mua bất cứ thứ gì thì những khu chợ châu Ásôi động và nhộn nhịp luôn có sức hấp dẫn đặc biệt, phản ánh rõ nét nhất văn hóa của địa phương.
Kinh nghiệm mua sắm tại các khu chợ châu Á. Ảnh: arabtravelers
Thú vị là thế nhưng đôi khi những khu chợ nổi tiếng đông đúc cũng có phần "đáng sợ" đối với du khách. Không hề dễ dàng khi lạc vào "mê cung" rộng lớn ở một vùng đất xa lạ, vô số các loại mặt hàng bày bán với giá cả khác nhau và thậm chí là nạn trộm cắp vặt,... Hãy ghi nhớ những kinh nghiệm mua sắm ở khu chợ châu Á dưới đây để chuyến đi của bạn thuận lợi và có trải nghiệm tốt hơn.
Kinh nghiệm khám phá các khu chợ châu Á
Đừng quá lo lắng vì trở thành tâm điểm chú ý
Người dân địa phương rất hay tò mò về khách du lịch, bởi vậy sẽ không quá lạ khi bạn xuất hiện ở một khu chợ, nói một ngôn ngữ khác và bỗng nhiên trở thành tâm điểm chú ý của những người bán hàng. Có thể là những cái nhìn chằm chằm, tiếng bàn tán, đôi khi là câu chào "hello" khi bạn lướt qua quầy hàng tại khu chợ châu Á.
Đôi khi khách du lịch nước ngoài sẽ trở thành tâm điểm bàn tán của những người bán hàng.
Khách du lịch đôi khi được coi là giàu có khi đi du lịch ở những nơi kém phát triển - và bạn có thể là người giàu có ở tùy địa phương, sẽ hơi phiền phức với những lời mời vẫy gọi. Tuy nhiên thay vì trốn tránh, hãy tận dụng cơ hội đó để giao tiếp với người dân địa phương, trò chuyện để hiểu thêm về văn hóa của họ cũng như các món hàng được bày bán.
Tận dụng cơ hội này để trò chuyện và tìm hiểu thêm về các mặt hàng địa phương.
Hãy đến sớm
Khám phá các khu chợ châu Á vào buổi sớm không chỉ tránh được đám đông, mà đây cũng là thời điểm cơ thể khoan khoái và nhiều năng lượng nhất cho bạn thỏa sức lang thang khắp chợ. Đặc biệt, đi chợ sáng sớm cũng giúp bạn chọn được những mặt hàng thực phẩm tươi và tốt hơn, nếu bạn có ý định mua về tự nấu ăn.
Đi chợ sớm để tìm mua được thực phẩm tươi và ngon hơn. Ảnh: asiandreams
Những người kinh doanh thường giảm giá cho khách hàng đầu tiên như một cách để "lấy may", cơ hội để bạn mua được nhiều thứ với giá rẻ hơn.
Học cách mặc cả
Kinh nghiệm khám phá khu chợ châu Á mà bất kỳ ai cũng nên biết và học nếu chưa biết, đó là...kỹ năng mặc cả giá tiền. Ngoại trừ một số mặt hàng có giá cố định, hầu hết mọi thứ trong đều được các tiểu thương "hét giá" lên một mức nào đó, và nếu không mặc cả bạn sẽ phải mua món đồ bạn thích với giá đắt hơn hẳn.
Học cách mặc cả để mua được sản phẩm với giá phải chăng hơn. Ảnh: traveltriangle
Tuy nhiên, đừng bao giờ mặc cả đồ ăn hoặc thức uống được bày bán tại các chợ, việc thương lượng giá thường chỉ cần áp dụng cho các mặt hàng như quần áo, giày dép, đồ lưu niệm,...
Đi sâu vào trong các khu chợ
Luôn có rất nhiều gian hàng ở sâu bên trong chợ cho bạn khám phá. Ảnh: Booking.com
Những gian hàng ở những vị trí nổi bật nhất, chẳng hạn như gian hàng cạnh lối vào và góc phố, thường bán các mặt hàng với giá cao hơn hẳn so với khu vực sâu bên trong. Điều này cũng là dễ hiểu, bởi các tiểu thương phải bỏ số tiền lớn hơn để thuê địa điểm đẹp và tất nhiên phần đó sẽ được tính cả vào giá sản phẩm.
Sản phẩm ở các gian hàng sâu bên trong chợ thường có giá rẻ hơn. Ảnh: planetbackpack
Kinh nghiệm du lịch là khi nhìn thấy một món hàng bạn muốn ở lối vào, bất kể là muốn mua gì ở khu chợ châu Á đó, hãy đi sâu vào khu vực bên trong và tìm nó ở các gian hàng khác. Một khu chợ luôn có nhiều cửa hàng bán món đồ mà bạn cần, và càng vào sâu bên trong giá cả càng rẻ.
Cẩn thận với hàng giả và lừa đảo
Hãy cẩn thận với những món đồ giả, hàng nhái. Ảnh: tripsavvy
Hầu hết những khu chợ châu Á tại Thái Lan hay Việt Nam,.. và chợ trên thế giới nói chung đều là "thiên đường" hàng giả, hàng nhái rẻ tiền. Vấn đề là bạn cần phải tỉnh táo, đừng bị đánh lừa bởi vẻ bề ngoài và rồi mua chúng với giá đắt như hàng thật. Cam chất đống xung quanh xe đẩy không có nghĩa là cửa hàng đó bán nước ép cam tươi 100%, một đống vụn gỗ trên sàn không có nghĩa là người đàn ông bán hàng là một nghệ nhân địa phương. Đó là những chiêu trò lừa đảo khá phổ biến ở các khu chợ châu Á khi du lịch Thái Lan.
Các khu chợ là thiên đường hàng nhái rẻ tiền: Ảnh: wearegurgaon
Còn một khi đã chấp nhận mua món hàng fake với giá chỉ bằng 1/10 hàng thật, đừng buồn nếu chiếc điện thoại giá rẻ bị hỏng trong cuộc gọi đầu tiên hoặc logo không được dán bên trong đồng hồ rất là "hàng hiệu" mà bạn mua ở chợ.
Thiên đường ẩm thực địa phương
Các khu chợ ở châu Á chính là thiên đường ẩm thực cho bạn thỏa sức thưởng thức các món ăn đặc sắc của địa phương với giá rẻ một nửa so với nhà hàng trên phố. Hãy mang theo nhiều tiền lẻ để thuận tiện và dễ sử dụng hơn trong hành trình khám phá ẩm thực của bạn.
Các khu chợ châu Á là nơi bạn tha hồ khám phá ẩm thực địa phương.
Tuy nhiên, cũng đừng vì ngon miệng mà ăn quá nhiều loại thực phẩm để tránh trường hợp gặp các vấn đề về tiêu hóa hoặc ngộ độc thức ăn.
Không mang theo hành lý vào chợ
Khám phá các khu chợ châu Á nổi tiếng cũng đồng nghĩa với việc bạn gần như sẽ phải chen lấn trong đám đông. Chợ thường đông đúc và khá khó kiểm soát, chiếc ba lô hoặc vali lớn của bạn sẽ trở thành vật cản trở, đồng thời là "miếng mồi ngon" thu hút những kẻ trộm cắp.
Không mang hành lý vào chợ đề phòng trộm cắp. Ảnh: telegraph
Nếu bạn đang ghé thăm một khu chợ trước khi lên máy bay hoặc sau khi đáp máy bay xuống nhận phòng, hãy yêu cầu khách sạn cho phép bạn gửi hành lý hay để lại sân bay và quay lại lấy sau khi đã mua đồ xong. Mặc dù việc mang theo một chiếc túi nhỏ đi quanh chợ là hoàn toàn có thể chấp nhận được, nhưng hãy cẩn thận khi đi qua những không gian đông đúc.
Đeo túi nhỏ và luôn bảo quản cẩn thận khi vào chợ. Ảnh: tropicalnorthqueensland
Tại những khu chợ phổ biến ở châu Á, trẻ em nghèo và người ăn xin có xu hướng đến để xin tiền khách du lịch và cho họ tiền không phải là cách hay để giúp đỡ họ. Việc bạn đang làm đôi khi là vô tình ủng hộ cho một nhóm người bất chính (chuyên lợi dụng trẻ em và người ăn xin để chuộc lợi) mà bạn không nhận ra.
Luôn cảnh giác khi mua sắm ở chợ đông đúc. Ảnh: tripsavvy
Mua đồ tại các khu chợ châu Á tức là du khách sẽ không nhận được biên lai giao dịch như tại cửa hàng hay trung tâm mua sắm, gần như các giao dịch là tiền mặt. Chợ địa phương cũng không có phòng thử đồ, ngay cả khi vừa mua xong, về nhà bạn kiểm tra lại món đồ và thấy ống tay không đều nhau hoặc đường may lỗi, bạn cũng khó mà có thể đổi trả.
Kiểm tra thật kỹ món hàng trước khi mua. Ảnh: cloudinary
Kinh nghiệm là hãy xem xét và kiểm tra thật kỹ trước khi quyết định trả tiền mua một món đồ nào đó để không gặp phải những tình huống "dở khóc dở cười" như trên.
Chợ lớn nhất Bangkok khốn đốn vì không có khách Chợ cuối tuần Chatuchak đang rơi vào khủng hoảng tồi tệ nhất trong 50 năm trở lại vì vắng bóng khách quốc tế. Do lệnh đóng cửa biên giới khiến Thái Lan vắng bóng khách du lịch, người dân ở nhà nhiều hơn vì dịch bệnh, nên lượng khách đến chợ Chatuchak giảm tới 90%. Phần lớn doanh số của các cửa hàng...