Loạt ảnh hiếm khoe trọn dung mạo cuốn hút lạ thường của các nữ samurai thời xưa
Được gọi là “onna bugeisha”, những nữ samurai là một phần quan trọng trong lịch sử quân sự của Nhật Bản.
Nhắc đến văn hóa Nhật Bản, truyền thuyết về samurai luôn là điểm nhấn thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ngoài những chiến binh samurai là đàn ông, ở xã hội Nhật Bản thời xưa cũng có không ít nữ chiến binh samurai.
Vào thời phong kiến, tầng lớp “bushi” (chiến binh) ở Nhật Bản được coi là một trong những tầng lớp cao quý. Họ được huấn luyện để sử dụng loại vũ khí có tên naginata, loại vũ khí là một cây gậy dài với lưỡi cong nhọn ở đầu, được thiết kế riêng cho phụ nữ để giúp họ giữ thăng bằng tốt hơn.
Từ thế kỷ 12 đến 19, những phụ nữ thuộc tầng lớp võ sĩ đều được dạy nghệ thuật chiến đấu và cách sử dụng naginata, chủ yếu để bảo vệ bản thân và gia đình trong những cuộc chiến. Hoàng hậu Jingu được biết đến là nữ samurai đầu tiên và cũng là người đóng vai trò nhiếp chính điều hành nước Nhật sau khi chồng qua đời.
Dù là những người phụ nữ mạnh mẽ và lập không ít chiến công trong những trận chiến nhưng dung mạo cuốn hút của những nữ chiến binh này vẫn phần nào khiến hậu thể phải trầm trồ.
Video đang HOT
Kỳ lạ loài vật mỗi lần làm 'chuyện ấy' là khiến cả Trái đất rung chuyển
Theo các nhà khoa học, đây là loài vật duy nhất có khả năng khiến Trái đất rung chuyển mỗi lần chúng 'ân ái'.
Các nhà khoa học đến từ đại học Idaho và Đại học Indiana đã công bố một nghiên cứu trên tạp chí Geomorphology. Theo nghiên cứu này, mỗi lần loài vật này đến mùa sinh sản là chúng có thể khiến Trái đất bị ảnh hưởng. Đó là loài vật nào? Vì sao chúng có thể khiến hành tinh của chúng ta rơi vào nguy hiểm?
Loài cá sinh ra ở sông suối và sống ở biển
Loài vật mà chúng ta đang nhắc tới ở đây chính là cá hồi (tên tiếng Anh là Salmon. Cá hồi là tên chung của các loài cá thuộc họ Salmonidae. Tên salmon (cá hồi) xuất phát từ chữ salmo (nguồn gốc từ Latinh) và chữ salmo có nguồn gốc từ salire (nghĩa là 'nhảy).
Cá hồi là loài cá sinh ra ở nước ngọt, lớn lên ở biển rồi lại quay lại nơi cũ để sinh sản. (Ảnh: Phys)
Chúng sống dọc các bờ biển ở Bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Vì thế, cá hồi được chia làm 2 loại: salmo (cá hồi Đại Tây Dương) và Oncorhynchus (cá hồi Thái Bình Dương).
Cá hồi có một điểm đặc biệt khác với nhiều loài cá khác là chúng sinh ra tại khu vực nước ngọt như sông, suối rồi di cư ra biển, sau đó quay trở lại vùng nước ngọt để sinh sản. Cá hồi mẹ đẻ trứng vào ổ bên dưới đáy sông, sau đó chúng sẽ ấp số trứng này trong suốt nhiều tháng. Sau đó, trứng nở thành cá con, chúng sẽ bơi quanh ổ để kiếm ăn. Tới khi đạt chiều dài khoảng 15 cm, cá hồi sẽ bơi ra biển. Ước tính chỉ 10% trứng cá hồi sống sót tới giai đoạn này.
Sau khi đủ lớn, cá hồi sẽ di chuyển ra biển để định cư trong khoảng từ 1-3 năm. (Ảnh: Phys)
Trải qua một hành trình dài tới hàng nghìn cây số, cá hồi chuyển ra biển và định cư trong khoảng 1-3 năm. Tính chất hóa học cơ thể của cá con thay đổi, cho phép chúng sống trong nước mặn. Đến tuổi sinh sản, cá hồi sẽ quay ngược dòng tìm về dòng sông nơi chúng đã sinh ra để cho ra đời một thế hệ cá hồi mới. Các nhà khoa học cho rằng, sở dĩ cá hồi có thể trở về đúng một dòng sông là nhờ vào ký ức khứu giác.
Có thể nói, hành trình cá hồi vượt qua bao gian khổ để quay trở về "chốn cũ" được coi là hiện tượng tự nhiên đặc biệt nhất. Chúng phải phóng thân mình cao hơn dòng nước chảy để vượt qua con thác cao. Không chỉ vậy, chúng còn phải bơi với tốc độ nhanh hết sức có thể. Dù cá hồi liên tục gặp thất bại, bị nước cuốn trôi nhưng chúng vẫn không hề nản chí, tiếp tục nhảy cho tới khi thành công.
Và nếu may mắn không bị gấu, sói hay đại bàng ăn thịt, đàn cá hồi sẽ có cơ hội được lội ngược dòng thêm 1-2 lần nữa để hoàn thành sứ mệnh sinh sản của chúng.
Đàn cá hồi phải phóng mình qua thác nước cao mới có thể quay trở về dòng sông cũ để sinh sản. (Ảnh: Phys)
Ấn tượng là vậy, nhưng, các nhà khoa học lại cho rằng, mùa sinh sản của cá hồi chính là nguyên nhân khiến cho Trái đất bị ảnh hưởng.
Vì sao mỗi lần cá hồi làm "chuyện ấy" là Trái đất rung chuyển?
Theo các nhà khoa học đến từ đại học Idaho và Đại học Indiana, chuyện "ân ái" của cá hồi không giống như các loài động vật khác. Con đực sẽ phóng tinh trùng vào trong nước, con cái thì đẻ trứng, sau đó trứng mới được thụ tinh. Cá cái sẽ liên tục cọ xát mình vào ven bờ để xô những viên sỏi tạo thành tổ rồi đẻ trứng vào đó. Đây chính là nguyên nhân khiến cho Trái đất bị rung chuyển.
Quá trình sinh sản của cá hồi đã khiến cho Trái đất rung chuyển. (Ảnh: Phys)
Trong quá trình tạo tổ của cá cái, chúng vô tình khiến cho độ dốc của dòng nước bị hạ thấp. Điều này khiến cho 2 bên ven bờ sông dễ bị xói mòn hơn. Tốc độ xói mòn càng nhanh, đất đá và cát bị đẩy xuống hạ lưu càng nhiều. Địa hình của cả khu vực xung quanh sẽ bị ảnh hưởng. Sự ảnh hưởng này kéo theo địa hình Trái đất cũng bị thay đổi.
Các nhà khoa học đã lập mô hình về sự tác động của trầm tích di chuyển lên các lớp đất đá, qua đó tạo nên cảnh quan của Trái đất trong hàng triệu năm. Kết quả là, việc cá hồi sinh sản là nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng tới quá trình này.
Do cá hồi cái làm tổ khiến cho đặc tính của lòng sông, suối thay đổi và gây ảnh hưởng tới địa hình của Trái đất. (Ảnh: Phys)
Theo ông Alex Fremier, chủ nhiệm chương trình nghiên cứu: "Cá hồi không chỉ khiến các lớp trầm tích dịch chuyển. Chúng còn làm thay đổi đặc tính của lòng sông, suối, nên khi nước chảy, lượng đất, cát và sỏi cuốn theo sẽ ngày càng nhiều hơn. Kết quả, nền đá bên dưới lộ dần, làm tăng nguy cơ xói mòn cho cả khu vực xung quanh."
Qua nghiên cứu này, ta có thể thấy một loài vật nhỏ bé như cá hồi vẫn có thể tác động mạnh mẽ đến Trái đất và sự xuất hiện của chúng đều đóng vai trò quan trọng với tự nhiên cũng như loài người chúng ta.
Nước biển mặn và không thể uống trực tiếp, cá heo bổ sung nước bằng cách nào? Cá heo cần nước để duy trì sự sống và hoạt động, nhưng ở biển, chúng không thể uống nước biển trực tiếp. Vì vậy, làm thế nào để cá heo bù nước? Cá heo là động vật có vú sống ở đại dương, thuộc phân bộ Cetacea, chúng có khoảng 17 chi và 40 loài cá heo, phân bố ở vùng nước...