Loạt ảnh hiếm cuối Thanh triều: Hé lộ cuộc sống khác biệt trong Tử Cấm Thành
Mỗi bức ảnh đều là một mảnh ghép đặc biệt trong bức tranh lịch sử cuối triều đại nhà Thanh.
Chúng ta đều biết rằng, Từ Hi Thái hậu là người rất thích chụp ảnh. Khi còn sống trong Tử Cấm ThànhTử Cấm Thành, bà đã cho chụp rất nhiều hình ảnh về nơi này, vì vậy trong nhiều bức ảnh hiện nay, chúng ta có thể thấy một phần nào đó cuộc sống bên trong cung.
Những bức ảnh cũ quý giá này không chỉ giúp thế hệ sau nghiên cứu đúng hơn về sự thật lịch sử mà còn chứng kiến sự chuyển mình từ hưng sang suy của triều đại nhà Thanhnhà Thanh. Bên cạnh đó, mỗi bức ảnh đều chứa một câu chuyện sẽ khiến hậu thế phải bất ngờ.
Từ Hi Thái hậu dạo chơi du thuyền
Đây là bức ảnh của Từ Hi Thái hậu và những người hầu của mình được chụp bởi Dụ Huân Linh, một nhiếp ảnh gia trong cung điện. Bức ảnh được chụp vào ngày 16 tháng 7 năm 1903. Bên cạnh Từ Hi Thái hậu trong ảnh còn có nhiều nhân vật đặc biệt khác như hoàng hậu Long Dụ, các cách cách và các cận thần mà Từ Hi yêu quý.
Thục phi Văn Tú chơi cùng cún cưng
Đây là Thục phi Văn Tú, một trong những phi tần của vua Phổ Nghi vào cuối triều đại nhà Thanh, đang chơi với một chú chó con vô cùng chăm chú.
Phần còn lại của Kiến Phúc Cung sau trận hỏa hoạn năm 1923
Vào lúc hơn 9 giờ tối ngày 26/6/1923, Kiến Phúc Cung trong Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, bất ngờ bốc cháy. Ngọn lửa bùng cháy rất nhanh, lan từ Tĩnh Di Hiên đến Diên Xuân Các, khiến cung điện xung quanh chìm trong biển lửa. Dù đã cố gắng dập lửa nhưng tất cả những gì còn lại chỉ là đống tro tàn. Được biết, rất nhiều quốc bảo quý hiếm từ thời các đời vua trước được cất giữ tại đây cũng bị thiêu cháy và khiến vua Phổ Nghi vô cùng tức giận.
Các lính canh trong Tử Cấm Thành
Video đang HOT
Đây là một bức ảnh cũ do Liang Shitai, một nhiếp ảnh gia trong cung chụp cho các lính canh vào năm 1863. Khác với trong những bộ phim cổ trang, lính canh ở đời thực không có ngoại hình quá cao lớn vạm vỡ. Tuy nhiên, họ vẫn giữ được vẻ uy nghiêm vốn có.
Vua Phổ Nghi cùng Hoàng hậu Uyển Dung và các anh chị em họ
Vua Phổ Nghi hồi nhỏ
Đây là bức ảnh của vị hoàng đế Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh vào năm 5 tuổi, 3 năm sau khi lên ngôi hoàng đế. Ngày 12/2/1912, Phổ Nghi đã phải thoái vị sau cuộc Cách mạng Tân Hợi do Tôn Dật Tiên (còn gọi là Tôn Trung Sơn) lãnh đạo.
Vị Trạng nguyên bị Từ Hi Thái hậu đánh rớt chỉ vì có tên gọi làm bà tức run và màn trả thù sâu cay khiến nhà Thanh sụp đổ
Thời nhà Thanh có một thí sinh khoa cử bị vụt mất danh hiệu Trạng nguyên chỉ vì tên gọi không được Từ Hi Thái hậu "yêu thích".
Người Trung Quốc có câu: Nhân sinh có 4 chuyện đáng mừng, là "Nắng hạn gặp cam lộ, tha hương gặp bạn cũ, đêm động phòng hoa chúc, đề danh trên bảng vàng". Trong đó, ba cái đầu còn phải tùy thuộc vào may mắn và "duyên phận".
Chỉ có "đề danh trên bảng vàng" là hoàn toàn có thể, dựa vào nỗ lực của mình để có được danh vọng. Nhiều người còn nhờ đó thay đổi số phận, đặc biệt là thời xưa, Trạng nguyên mượn con đường khoa cử để thăng quan tiến chức, giúp ích cho triều đình.
Nhưng con đường khoa cử không phải lúc nào cũng công bằng. Ở thời phong kiến của Trung Quốc, giai cấp thống trị nắm toàn quyền sinh sát, chỉ cần vung ngón tay, nỗ lực nửa đời của các thí sinh tham gia kỳ thi hoàn toàn có thể đổ sông đổ biển.
Thậm chí một chàng thí sinh thời nhà Thanh bị vụt mất danh hiệu Trạng nguyên chỉ vì tên gọi không được Từ Hi Thái hậu "yêu thích".
Con nhà giàu cũng có nỗi khổ riêng
Đàm Diên Khải là con trai của Tổng đốc Đàm Chung Lân, trung thần nhà Thanh, nhưng vì nhà có đến 5 anh em trai nên ông không được cha để mắt tới. Hơn nữa, mẹ đẻ của Đàm Diên Khải vốn là một nha hoàn trong nhà, ngay cả tên cũng không được lưu lại trong gia phả.
Đàm Diên Khải từ nhỏ đã quen với việc cha không thèm ngó ngàng nên thề rằng giúp mẹ giành lấy địa vị bằng nỗ lực của mình.
May mắn là Đàm Chung Lân xuất thân con nhà gia giáo, dùng thực lực từng bước leo lên vị trí tổng đốc Lưỡng Quảng (hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây), bởi vậy ông đặc biệt coi trọng phương diện giáo dục con cái, trong nhà bất kể con trưởng hay con thứ đều được dạy dỗ giống nhau.
Đối với Đàm Diên Khải, học tập không chỉ làm phong phú bản thân, mà còn là cơ hội quan trọng thay đổi vận mệnh. Vì thế, Đàm Diên Khải ra sức học tập với mục tiêu vạch sẵn trong đầu. Nhờ đó, ông trở thành đứa con xuất sắc nhất và thành công nhận được sự công nhận của cha.
Để sau này, Đàm Diên Khải được hậu thế ca tụng là người giỏi thơ ca, thư pháp và bắn súng, mệnh danh "Đàm Tam pháp", cùng với Trần Tam Lập và Đàm Tự Đồng xưng là "Hồ Tương Tam Công tử".
Kỳ thi khoa cử hoang đường
Năm 1893, Đàm Diên Khải tham gia kỳ thi dành cho thanh thiếu niên, khi đó ông chỉ mới 13 tuổi, nhỏ nhất trong nhóm thí sinh, nhưng đã đạt được danh hiệu cao nhất.
Năm 22 tuổi, Đàm Diên Khải thi đỗ cử nhân, ít năm sau lại đỗ Hội nguyên trong cuộc thi Hội do Lễ bộ tổ chức, cũng là cuộc thi Hội cuối cùng của nhà Thanh. Danh hiệu Hội nguyên của Đàm Diên Khải đã thành công giúp mẹ có địa vị trong gia đình.
Không chỉ thế, trong phần thi Điện sau đó, Đàm Diên Khải cũng tỏa sáng rực rỡ, có thể nói tuyệt đối đảm đương được danh hiệu Trạng nguyên đứng đầu của kỳ thi lần này.
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Đáng tiếc là, trời có phong vân bất trắc, người có họa phúc sớm chiều! Ngày có kết quả, Đàm Diên Khải nhìn vị trí thứ 35 của mình trong danh sách, lòng tự hoài nghi chính mình.
Vì muốn làm rõ nguyên nhân rớt bảng, Đàm Diên Khải ba lần đến thăm hỏi Đế sư Ông Đồng Hòa, muốn nhận được câu trả lời rõ ràng. Đối mặt với người trẻ tuổi cố chấp như vậy, Ông Đồng Hòa bất đắc dĩ nói ra sự thật.
Thì ra, cái tên Đàm Diên Khải lại là nguyên nhân khiến ông bị vụt mất danh hiệu Trạng nguyên. Năm 1898, phong trào Bách nhật duy tân được phát động rầm rộ.
"Mậu Tuất lục quân tử" do Đàm Tự Đồng cầm đầu chủ trương khoa học, cải cách tư tưởng biến pháp, làm tổn hại đến lợi ích triều đình do Từ Hi Thái hậu cầm đầu. Có thể nói Từ Hi hận Đàm Tự Đồng đến thấu xương.
Vì thế, khi Từ Hi nhìn vào bảng danh sách trúng khoa cử, thấy tên của vị trí thứ nhất Đàm Diên Khải liền nghĩ đến Đàm Tự Đồng. Hơn nữa Đàm Diên Khải và Đàm Tự Đồng đều nằm trong bộ ba "Hồ Tương tam công tử" càng khiến Từ Hi giận dữ hơn. Thế là bà vung bút xóa tên Đàm Diên Khải.
Đàm Diên Khải nghe vậy sinh lòng bất bình, thế nhưng thời bấy giờ, giai cấp thống trị cầm quyền, nên ông chỉ đành ngậm đắng nuốt cay.
Màn trả thù sâu cay
Chứng kiến sự bất công của triều đình nhà Thanh, Đàm Diên Khải lại không thể làm gì được, đành phải tuân theo sự an bài của triều đình, lập tức trở về Hồ Nam điều hành trường học.
Tuy rằng sau khi trở về Hồ Nam, Đàm Diên Khải bình thản hơn rất nhiều, ông viết ra "Tổ truyền thi tập" nổi tiếng. Nhưng sự kiện mất danh Trạng nguyên vẫn để lại cho Đàm Diên Khải một bóng ma tâm lý.
Năm 1907, Từ Hi Thái hậu đích thân chủ trì một cuộc cải cách mang tên "Đinh Vị Tân Chính", Đàm Diên Khải bất kể hiềm khích trước kia ủng hộ Thái hậu. Không ngờ mục đích của cuộc cải cách này là bồi dưỡng thế lực thân quý Mãn Châu để kiềm chế phái Bắc Dương.
Sau khi biết được chân tướng, Đàm Diên Khải thất vọng vô cùng đối với chính phủ nhà Thanh. Năm 1911, cuộc nổi dậy Vũ Xương do Tưởng Dực Vũ lãnh đạo nổ ra (có tác dụng như chất xúc tác cho cách mạng Tân Hợi, chấm dứt triều đại nhà Thanh), Đàm Diên Khải nhanh chóng gia nhập đội khởi nghĩa.
Đàm Diên Khải được công nhận nhờ năng lực xuất chúng, con đường làm quan có thể nói là thuận buồm xuôi gió.
Chính phủ nhà Thanh và Từ Hi Thái hậu đã từng xóa bỏ danh hiệu Trạng nguyên của Đàm Diên Khải chỉ vì cái tên, giờ đây bị cuộc khởi nghĩa Vũ Xương xóa sổ trong dòng chảy lịch sử Trung Quốc.
Sâu trong Tử Cấm Thành có một "bức tranh ma", tồn tại suốt 1000 năm nhưng ý nghĩa thực sự của nó vẫn là ẩn số Dù đã tồn tại gần 1 thế kỷ nhưng vẫn chưa ai giải nghĩa được bức tranh quỷ dị từ thời Nam Tống này. Khi sinh thời, Hoàng đế Càn Long của triều đại nhà Thanh được cho là đặc biệt yêu thích thư pháp và hội họa, vì vậy, ông đã thu thập rất nhiều bức tranh nổi tiếng để thỏa mãn...