Loạt ảnh giá trị về kênh đào Suez những năm 1860 – nay
Đó là những hình ảnh về sự thay đổi diện mạo của kênh đào Suez từ khi xây dựng vào những năm 1860 cho đến nay.
Ai Cập là quốc gia đầu tiên xây dựng một kênh đào nhân tạo để tăng tốc độ lưu thông đường thủy trong hoạt động giao thương. Kênh đào Suez cũng là con đường ngắn nhất nối liền Đông – Tây. Trong ảnh là một hạm đội tàu tiến vào kênh đào Suez ngày 17/11/1869. Kênh đào Suez – con kênh nối Biển Đỏ và Địa Trung Hải có lịch sử hoạt động 145 năm. Mới đây, ngày 25/7/2015, Ai Cập đã vận hành thử nghiệm Trục Kênh đào Suez, còn được gọi là “kênh đào Suez mới”, chạy dọc theo kênh đào Suez cũ sau 1 năm xây dựng. Trong ảnh là các tàu tiến vào “kênh đào Suez mới” ngày 25/7/2015. Các công nhân làm việc chăm chỉ, cần mẫn khi xây dựng kênh đào Suez với chiều dài khoảng 190 km. Ảnh chụp vào khoảng năm 1860. Kênh Suez mới có chiều dài 72 km, trong đó 37 km được đào trên cạn, 35 km còn lại do mở rộng và đào sâu kênh Suez cũ. Hơn 41.000 người đã tham gia xây dựng kênh Suez mới kể từ tháng 8/2014 và di chuyển 0,5 tỷ m3 đất. Nữ hoàng Eugenie nước Pháp – vợ hoàng đế Napoleon III đã tham gia buổi lễ khánh thành kênh đào Suez ngày 17/11/1869. Với kênh đào Suez, Ai Cập đã nâng doanh thu từ tuyến đường vận tải này đáng kể, đóng góp quan trọng trong nền kinh tế. Đây là bản vẽ chi tiết kênh đào Suez năm 1921. Ảnh chụp lối vào phía Nam kênh đào Suez ngày 31/12/2007. Với Trục Kênh đào Suez, theo ước tính thời gian di chuyển của tàu thuyền sẽ giảm từ 11 giờ xuống còn 3 giờ, từ đó tăng gấp 4 lần lưu lượng vận chuyển container.
Ai Cập là quốc gia đầu tiên xây dựng một kênh đào nhân tạo để tăng tốc độ lưu thông đường thủy trong hoạt động giao thương. Kênh đào Suez cũng là con đường ngắn nhất nối liền Đông – Tây. Trong ảnh là một hạm đội tàu tiến vào kênh đào Suez ngày 17/11/1869.
Kênh đào Suez – con kênh nối Biển Đỏ và Địa Trung Hải có lịch sử hoạt động 145 năm. Mới đây, ngày 25/7/2015, Ai Cập đã vận hành thử nghiệm Trục Kênh đào Suez, còn được gọi là “kênh đào Suez mới”, chạy dọc theo kênh đào Suez cũ sau 1 năm xây dựng. Trong ảnh là các tàu tiến vào “kênh đào Suez mới” ngày 25/7/2015.
Các công nhân làm việc chăm chỉ, cần mẫn khi xây dựng kênh đào Suez với chiều dài khoảng 190 km. Ảnh chụp vào khoảng năm 1860.
Kênh Suez mới có chiều dài 72 km, trong đó 37 km được đào trên cạn, 35 km còn lại do mở rộng và đào sâu kênh Suez cũ. Hơn 41.000 người đã tham gia xây dựng kênh Suez mới kể từ tháng 8/2014 và di chuyển 0,5 tỷ m3 đất.
Nữ hoàng Eugenie nước Pháp – vợ hoàng đế Napoleon III đã tham gia buổi lễ khánh thành kênh đào Suez ngày 17/11/1869.
Video đang HOT
Với kênh đào Suez, Ai Cập đã nâng doanh thu từ tuyến đường vận tải này đáng kể, đóng góp quan trọng trong nền kinh tế.
Đây là bản vẽ chi tiết kênh đào Suez năm 1921.
Ảnh chụp lối vào phía Nam kênh đào Suez ngày 31/12/2007.
Với Trục Kênh đào Suez, theo ước tính thời gian di chuyển của tàu thuyền sẽ giảm từ 11 giờ xuống còn 3 giờ, từ đó tăng gấp 4 lần lưu lượng vận chuyển container.
Theo_Kiến Thức
Sách trắng quốc phòng Nhật Bản sẽ lên án Trung Quốc ở Biển Đông?
Sách trắng quốc phòng Nhật Bản sắp được công bố sẽ cáo buộc TQ xây dựng căn cứ quân sự trái phép ở Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa, chủ quyền của Việt Nam.
Trong bài phân tích của tác giả Paul Kallender-Umezu đăng trên trang mạng Defense News, những hành động cải tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ xuất hiện trong Sách trắng quốc phòng Nhật Bản cuối tháng này. Nội dung này được đặt trên các quan ngại thường thấy về chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Trong vòng 18 tháng qua, Trung Quốc đã bồi đắp trái phép khoảng 800 hécta trên 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa, chủ quyền của Việt Nam. Bắc Kinh cũng bị cáo buộc xây dựng trạm radar quân sự tại Đá Chữ Thập. Tất cả những hành động này đã khiến căng thẳng leo thang ở Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi".
Nhật Bản hồi đầu tháng này đã thông qua dự luật cho phép Tokyo tham gia vào các hoạt động tự vệ tập thể (CSD) lần đầu tiên kể từ thời hậu chiến. Dự luật được xây dựng dựa trên sách trắng quốc phòng vào năm ngoái, cáo buộc Trung Quốc cố gắng thay đổi hiện trạng trong khu vực bằng vũ lực.
Những bước đi mới nhất của Nhật Bản đã dẫn đến phản ứng từ Bắc Kinh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cáo buộc Nhật Bản cố gắng "bôi nhọ Trung Quốc nhằm gây ra căng thẳng trong khu vực".
"Hoạt động xây dựng của Trung Quốc không liên quan đến an ninh quốc phòng Nhật Bản. Tokyo cũng không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Rõ ràng Nhật Bản có chủ ý muốn tham gia vào căng thẳng ở Biển Đông", phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia tại Đại học Giao thông Vận Tải Thượng Hải, Zhuang Jianzhong cho biết.
Ông Zhuang Jianzhong nói thêm: "Nhật Bản không có quyền chỉ trích Trung Quốc. Việc Tokyo triển khai tàu chiến đến tuần tra xung quanh Biển Đông đã cho thấy tham vọng của nước này. Lịch sử sẽ chứng minh Trung Quốc không có ý định gây hấn hay đe dọa đến các quốc gia châu Á mà chỉ bảo vệ cái gọi là chủ quyền hợp pháp".
Trong khi đó, ông Robert Dujarric, giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á đương đại tại Đại học Temple (Nhật Bản) cho rằng: "Tình hình Biển Đông rõ ràng có ảnh hưởng đến Nhật Bản".
"Nhật Bản dựa vào Mỹ trong vấn đề quốc phòng. Trung Quốc không những gây hấn trên biển Hoa Đông và còn làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Đây là vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc nhưng Nhật Bản nằm trong liên minh với Mỹ, do đó Tokyo không thể đứng ngoài".
Tàu khu trục Nhật Bản lớp Takanami và tàu khu trục Mỹ USS McCampbell lớp Areligh Burke.
Cách tiếp cận trực tiếp của Nhật Bản có thể cho thấy sự thay đổi sấu sắc trong nhận thức, thái độ và lập trường của Nhật Bản ở châu Á. "Đã có một sự thay đổi đáng kể giữa lợi ích của Nhật Bản và các hoạt động ở Biển Đông trong những tháng qua", ông Jeff Smith, giám đốc Chương trình An ninh châu Á tại Hội đồng Chính sách Ngoại giao Mỹ cho biết.
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) thời gian quan đã có nhiều hoạt động tích cực trong khu vực. SDF sẽ tham gia tập trận cùng Mỹ và Australia lần đầu tiên vào cuối năm nay. Trong khi, Nhật Bản cũng sẽ tham dự các cuộc tập trận hải quân chung cùng Mỹ và Ấn Độ.
Nhật Bản và Philippines cũng đang đàm phán cho phép SDF gửi binh sĩ đồn trú đến căn cứ quân sự ở Philippines. Tokyo cũng đang cân nhắc tham gia tuần tra Biển Đông cùng Mỹ.
Trong lĩnh vực quốc phòng, Nhật Bản đang đàm phán việc bán các tàu ngầm cho Australia cũng như các máy bay lội nước cho Ấn Độ. "Những bước đi này nhấn mạnh rõ rệt sự thay đổi trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản đối với Trung Quốc", ông Smith cho biết.
"Tokyo ít quan tâm đến việc nâng cao quan hệ với Trung Quốc. Thay vào đó, Nhật Bản muốn tập trung phát triển quan hệ chiến lược cùng Mỹ và các quốc gia khác ở Biển Đông".
Tàu khu trục Aegis lớp Kongo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Ông Jeff Smith nhận định: "Việc Nhật Bản muốn ngăn cản tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông có thể nhằm hy vọng thu hút thêm sự ủng hộ trong vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nếu như vụ việc được đưa ra toàn án quốc tế".
Học giả Jun Okumura, đến từ Viện nghiên cứu Meiji về các vấn đề toàn cầu nói rằng, hành động của Nhật Bản là một trong những cách tiếp cận "bình thường" kiểu mới. "Việc Nhật Bản tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến Trung Quốc nhưng điều này sẽ không dẫn tới những hệ quả nghiêm trọng", ông Okumura bình luận.
"Nếu như Nhật Bản quyết định đưa những hành động gây hấn của Trung Quốc vào Sách trắng quốc phòng thì đây rõ ràng là một bước tiến về giọng điệu so với những &'quan ngại' về hoạt động quân sự của Trung Quốc trong quá khứ", giáo sư chính trị quốc tế và nghiên cứu Nhật Bản, Christopher Hughes đến từ trường Đại học Warwick (Anh) nhận định.
Theo giáo sư Hughes: "Xét cho cùng, điều này củng cố mối quan tâm của Nhật Bản đối với vấn đề Biển Đông. Lợi ích an ninh của Nhật Bản đã vươn tới Biển Đông và Tokyo có thể sẽ hỗ trợ Mỹ trong việc duy trì hòa bình và tự do hàng hải cũng như nhằm đảo bảo an ninh quốc gia".
Tình hình Biển Đông mới nhất sẽ được báo điện tử Người đưa tin liên tục cập nhật.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Nhận định về tương lai quan hệ Mỹ-Cuba Các chuyên gia phân tích trên thế giới đã chia sẻ thẳng thắn quan điểm cũng như nhận định của họ về tương lai quan hệ Mỹ-Cuba. Các chuyên gia phân tích trên thế giới đã chia sẻ thẳng thắn quan điểm cũng như nhận định của họ về tương lai quan hệ Mỹ-Cuba. Ngày 20/7, đánh dấu thời khắc chính thức khôi...