Loạt ảnh đời thực người dân Trung Hoa thời kỳ 1860 – 1946
Loạt ảnh chụp lại cuộc sống đời thường của người dân Trung Hoa thời kỳ 1860 – 1946 này được xem là nguồn tư liệu quý giá để cho thế hệ sau. Ảnh do nhiều nhiếp ảnh phương Tây đã đến đất nước này thực hiện.
Loạt ảnh chụp lại cuộc sống đời thường của người dân Trung Hoa thời kỳ 1860 – 1946 này được xem là nguồn tư liệu quý giá để cho thế hệ sau. Ảnh: Các bé gái theo tục bó chân trong một gia đình tương đối khá giả. Bức ảnh được chụp năm 1910.
Bức ảnh chụp lại cảnh tượng rước dâu của người dân triều Thanh trong giai đoạn 1911 – 1913.
Quan lại đang tiến hành phạt đánh gậy vào một phạm nhân.
Một thiếu nữ người Mãn đang mặc kỳ bào. Ảnh được chụp ở Bắc Kinh vào khoảng thời gian 1861- 1864.
Người làm công đang vận chuyển trà qua những con đường núi. Ảnh được chụp vào năm 1908 tại Tứ Xuyên.
Video đang HOT
Bữa tối của một thương gia giàu có và các ca kĩ thanh lâu. Ảnh chụp tại Bắc Kinh năm 1901.
Những đứa trẻ đang chơi cùng nhau. Ảnh chụp tại Bắc Kinh năm 1902.
Ruộng bậc thang ở Vân Nam và những con đường núi quanh co khi nhìn từ trên cao. Ảnh được chụp vào những năm 1946.
Khung cảnh một quán cháo buổi sáng ở Quảng Đông năm 1919.
Đường phố Hồng Kông trong ngày đầu tiên của năm mới. Ảnh được chụp năm 1902.
Trung tâm Hồng Kông những năm 1946.
Một đại gia đình quý tộc Tây Tạng giàu có sống tại Lan Châu, Cam Túc.
Nhóm người đang khoe chiến tích đi săn của họ. Ảnh chụp năm 1922.
Một buổi chiều hoàng hôn ở Tử Cấm Thành năm 1927.
Một người mẹ trẻ đèo con đang xem một quầy hàng bên đường. Ảnh chụp tại Hồng Kông năm 1946.
Ảnh chụp 2 kỹ nữ thanh lâu được trang điểm kĩ lưỡng. Ảnh chụp năm 1901.
Một sạp bán cá ở Hồng Kông vào thời điểm đó.
Ảnh chụp chớp gamma cách xa 10 tỷ năm ánh sáng
Các nhà thiên văn học hôm 13/7 công bố phát hiện một vụ nổ tia gamma hiếm xảy ra trong thời kỳ đầu của vũ trụ.
Chớp gamma SGRB181123B (vùng khoanh tròn) chụp bởi kính viễn vọng. Ảnh: Đại học Northwestern.
Nhóm nghiên cứu do nhà vật lý thiên văn Wen-fai Fong từ Đại học Northwestern của Mỹ dẫn đầu đã quan sát thấy phần còn lại của vụ nổ bằng tổ hợp kính viễn vọng mặt đất Gemini-North đặt trên đỉnh núi Mauna Kea ở Hawaii. Đây là ảnh chụp chớp gamma ngắn (SGRB) ở khoảng cách xa nhất từng được ghi lại, theo báo cáo trên tạp chí Astrophysical Journal Letters.
Sự kiện được đặt tên là SGRB181123B nằm cách Trái Đất khoảng 10 tỷ năm ánh sáng. "Chúng tôi chưa bao giờ mong đợi có thể khám phá các SGRB xa xôi như vậy, bởi chúng cực kỳ hiếm và mờ nhạt", Wen-fai nhấn mạnh.
Phần lớn chớp gamma (GRB) ra đời trong sự kiện siêu tân tinh khi một ngôi sao khối lượng lớn sụp đổ dưới ảnh hưởng của trọng lực. Tuy nhiên, SGRB dường như có nguồn gốc từ một quá trình khác, đó là sự va chạm và sáp nhập của hai ngôi sao neutron. Sự kiện chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, khiến nó rất khó quan sát.
Theo nhóm nghiên cứu, hiện tượng chỉ kéo dài vài giờ và ánh sáng phát ra từ vụ nổ mất tới 10 tỷ năm để di chuyển tới Trái Đất. Điều này có nghĩa là sự kiện thực tế đã xảy ra trong thời kỳ đầu của vũ trụ, khoảng 3,8 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang.
Vũ trụ vào thời điểm đó vô vùng "bận rộn" với sự hình thành sao và thiên hà. Những ngôi sao nhị phân khổng lồ đã tiến hóa nhanh chóng thành cặp sao neutron và cuối cùng đâm vào nhau trong sự kiện hợp nhất.
"Phát hiện mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi về các SGRB xa xôi. Điều đó thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu sâu hơn về những sự kiện trong quá khứ", Giáo sư Kerry Paterson từ Đại học Northwestern, đồng tác giả của nghiên cứu chia sẻ.
Ảnh chụp từ Hubble tiết lộ khía cạnh mới của vật chất tối Các nhà thiên văn học phát hiện vật chất tối bẻ cong ánh sáng của các thiên hà, khiến chúng bị biến dạng khi quan sát bằng kính viễn vọng. Những ngôi sao, hành tinh và các vật thể phát sáng nổi bật trên bầu trời chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong vũ trụ. Trên thực tế, vật chất tối - nằm...