Loạt ảnh đau thương về Nhật Bản năm 1946 trên tạp chí Life
Sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, hàng triệu người dân Nhật Bản rơi vào cảnh vô gia cư, phải sống vạ vật ở nhà ga, bến tàu, bới thức ăn trong thùng rác.
Có hàng triệu người dân Nhật mất hết nhà cửa trong Chiến tranh thế giới 2, phải sống vật vờ ở những nơi công cộng. Trong ảnh là người dân, cả trẻ em và người già, quần áo lấm lem nằm ngủ trên sàn nhà ga Ueno, Nhật Bản năm 1946. Những người mất nhà cửa trong chiến tranh trú ngụ trong một ngôi nhà đơn sơ với những vật dụng rất sơ sài, thiếu thốn. Người phụ nữ địu con chờ lấy khẩu phần thực phẩm hàng tuần. Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tiết giao thông, hướng dẫn các phương tiện, người dân di chuyển theo chỉ dẫn. Những đứa trẻ mồ côi, mất cha mẹ, người thân trong chiến tranh tìm kiếm thức ăn trong thùng rác. Mọi người ngồi đọc sách báo trong một ngôi nhà dành cho người nghèo, mất mát nhà cửa. Hai bé trai Nhật Bản đánh giày kiếm kế sinh nhai khi tuổi đời còn rất nhỏ. Người vô gia cư nằm điều trị tại một bệnh viện với những trang thiết bị y tế đơn sơ. Em bé nhỏ ngồi cạnh cha mẹ tại sàn nhà ga Ueno. Người vô gia cư nằm vạ vật trên sàn nhà ở nhà ga Ueno tạo nên khung cảnh nhếch nhác.
Có hàng triệu người dân Nhật mất hết nhà cửa trong Chiến tranh thế giới 2, phải sống vật vờ ở những nơi công cộng. Trong ảnh là người dân, cả trẻ em và người già, quần áo lấm lem nằm ngủ trên sàn nhà ga Ueno, Nhật Bản năm 1946.
Những người mất nhà cửa trong chiến tranh trú ngụ trong một ngôi nhà đơn sơ với những vật dụng rất sơ sài, thiếu thốn.
Người phụ nữ địu con chờ lấy khẩu phần thực phẩm hàng tuần.
Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tiết giao thông, hướng dẫn các phương tiện, người dân di chuyển theo chỉ dẫn.
Những đứa trẻ mồ côi, mất cha mẹ, người thân trong chiến tranh tìm kiếm thức ăn trong thùng rác.
Mọi người ngồi đọc sách báo trong một ngôi nhà dành cho người nghèo, mất mát nhà cửa.
Video đang HOT
Hai bé trai Nhật Bản đánh giày kiếm kế sinh nhai khi tuổi đời còn rất nhỏ.
Người vô gia cư nằm điều trị tại một bệnh viện với những trang thiết bị y tế đơn sơ.
Em bé nhỏ ngồi cạnh cha mẹ tại sàn nhà ga Ueno.
Người vô gia cư nằm vạ vật trên sàn nhà ở nhà ga Ueno tạo nên khung cảnh nhếch nhác.
Theo_Kiến Thức
Mất ưu thế "sân nhà", Trung Quốc không sánh được với Mỹ
Chuyên gia David Axe mới đây cho rằng trong "sân nhà" Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể sánh ngang hay thậm chí vượt trội, nhưng ở cự ly xa PLA không thể là đối thủ ngang ngửa với Mỹ.
Không quân Trung Quốc được trang bị máy bay chiến đấu J-10. (Ảnh: WCT)
Theo chuyên gia David Axe, mục tiêu của Bắc Kinh là đảm bảo vị thế cường quốc, đồng thời giành ưu thế tại khu vực tây Thái Bình Dương. Trung Quốc không phải là một cường quốc quân sự toàn cầu, thậm chí nước này còn không muốn trở thành một chủ thể như vậy, ông Axe viết.
Tuy nhiên, hiện Trung Quốc đang tạo ra những đe dọa với Mỹ và đồng minh, chủ yếu là do nước này tăng cường hoạt động cải tạo và xây dựng tại các đảo tranh chấp trên Biển Đông.
Xét trên phương diện toàn cầu, Trung Quốc chưa thể theo kịp Mỹ cả về các kiến thức chuyên ngành, học thuyết hay và thiết bị. Gần đây PLA không có kinh nghiệm tác chiến thực tế và do đó, các phương pháp tập luyện của họ thường xa rời thực tế.
Lục quân, hải quân và không quân Trung Quốc có thể đã được trang bị nhiều vũ khí mới, nhưng phần lớn là "copy" lại công nghệ của Mỹ và một số nước khác. Đa số trang thiết bị này chưa được thử nghiệm trên thực tế tác chiến, cũng không ai dám chắc các vũ khí của PLA có hoạt động tốt hay không.
Bắc Kinh hiện cũng không có hứng thú triển khai thực lượng hay tham chiến tại các chiến trường xa xôi như Washington, mà xem ra Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc chiến ngay sát biên giới và trên Biển Đông, một nhiệm vụ dễ dàng hơn cho quân đội thiếu kinh nghiệm của họ.
Bắc Kinh theo đuổi chiến lược "chủ động phòng vệ"
Cuộc chiến Trung-Nhật hồi năm 1930-1940 có tác động mạnh mẽ tới chính sách thời kỳ hiện đại của Trung Quốc. Cho đến trước năm 1980, chiến lược quân sự của Bắc Kinh vẫn xoay quanh nỗi ám ảnh bị xâm lược.
Để đối phó, Trung Quốc tổ chức quân đội của mình chú trọng vào hoạt động ở cự ly ngắn và các lực lượng phòng thủ trên bộ, nhằm tạo dựng "Vạn lý trường thành" bằng số lượng quân và vũ khí".
Sách trắng quốc phòng mới đây của Bắc Kinh nhấn mạnh chiến lược "chủ động phòng vệ" với phương châm "chỉ phản đòn trong trường hợp bị tấn công", đồng thời có ý định dời trọng tâm các cuộc xung đột ra xa khỏi đại lục, từ khu vực biên giới phía tây sang vùng biển phía đông.
Tuy nhiên, nhìn chung chiến lược quân sự mới của Trung Quốc không thay đổi quá nhiều so với trước đây khi vẫn chú trọng vào lục quân và tác chiến ở cự ly ngắn.
Dù Bắc Kinh đang sở hữu số chiến đấu cơ nhiều thứ hai thế giới, với 1.500 chiếc (Mỹ có 2.800 chiếc), nhưng chỉ có một số lượng nhỏ máy bay tiếp liệu trên không. Còn Hải quân Trung Quốc chỉ có 6 tàu hậu cần để tiếp tế nhiên liệu và nhu yếu phẩm cho đội tàu 300 chiếc, thua hẳn Mỹ (với 500 tàu chiến các loại).
Mỹ, một cường quốc quân sự toàn cầu, sở hữu khoảng 500 phương tiện tiếp nhiên liệu và 30 tàu hậu cần thuộc hải quân, không quân và lực lượng lính thủy đánh bộ.
Quân đội Trung Quốc được cho là có thể dễ dàng triển khai lực lượng bao gồm cả không quân và hải quân, đến vị trí cần thiết tại một số khu vực trong cự ly gần với thời gian rất ngắn, Bắc Kinh có thể "lấy lượng bù chất", còn quân đội Mỹ đang phải chia quân ra đồn trú khắp thế giới nên khó có thể làm được điều đó. Tuy nhiên, chuyên gia Axe nhận định chất lượng các tàu và máy bay của Lầu Năm Góc vẫn hoàn toàn vượt trội so với của PLA.
Một nghiên cứu năm 2008 của Viện chính sách RAND tại bang California, Mỹ từng chỉ ra rằng nếu xung đột trên không Trung - Mỹ nổ ra tại khu vực gần quần đảo Đài Loan, mỗi máy bay Mỹ sẽ phải đối đầu với ít nhất 3, thậm chí 10 chiến đấu cơ Trung Quốc.
Không thể phủ nhận sự thật rằng Trung Quốc đang thực sự là đối trọng đe dọa đến tầm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực bờ tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, với chiến lược "chủ động phòng vệ", khi càng tham chiến xa biên giới, quân đội Trung Quốc sẽ càng tỏ ra kém hiệu quả.
Ngoài ra, Bắc Kinh có quá ít đồng minh, trong khi Mỹ đang duy trì hàng trăm cơ sở quân sự trên khắp thế giới và thường xuyên tổ chức tập trận, tuần tra cách vùng biển Trung Quốc chỉ vài dặm.
Mỹ tránh xung đột trên "sân nhà" của Bắc Kinh
Trung Quốc đang có những động thái hung hăng trên Biển Đông. (Ảnh: SCMP)
Chuyên gia Axe lập luận rằng ít nhất trong thời điểm hiện tại, Trung Quốc, nước theo đuổi những lợi ích trong khu vực, sẽ không vươn tay ra phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, không vì thế mà khả năng nổ ra một cuộc đối đầu Trung- Mỹ được cho là hoàn toàn không tưởng.
Bắc Kinh từng tuyên bố sẽ chủ động tấn công nếu Đài Loan, một khu vực mang lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, đơn phương tuyên bố độc lập.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng liên tục có các động thái gây hấn trên Biển Đông và Hoa Đông như: tuyên bố lập ADIZ, cải tạo đảo và xây dựng các cơ sở quân sự.
Nếu Trung Quốc gây chiến với láng giềng tại khu vực bờ tây Thái Bình Dương, Mỹ, đất nước muốn đảm bảo quyền tự do đi lại trên vùng biển chiến lược, lại có quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Philippines, Đài Loan... sẽ buộc phải tham chiến.
Trong "sân nhà" của mình, Bắc Kinh sở hữu một nguồn lực đáng gờm, với lợi thế cự ly và số lượng, quân đội Trung Quốc sẽ có thể ngang ngửa với Mỹ, chuyên gia Axe nhận định.
"Bởi vậy, Mỹ hiện nay đang tìm cách tránh xung đột với Trung Quốc trên "sân nhà" của Bắc Kinh, đồng thời đảm bảo duy trì hiện diện ở khu vực bờ tây Thái Bình Dương, ngăn chặn vòng vây ảnh hưởng của Bắc Kinh với các nước trong khu vực", ông Axe dẫn một bản báo cáo của Lầu Năm Góc nhấn mạnh.
Bản báo cáo về sức mạnh quân sự của Trung Quốc do Bộ Quốc phòng Mỹ ban hành năm 2015 nêu rõ Washington "mong muốn xây dựng mối quan hệ tích cực với Bắc Kinh". Tuy nhiên, Mỹ thừa nhận sẽ có những cạnh tranh trong khu vực, nhưng Mỹ sẽ xử lý cạnh tranh này bằng sức mạnh của mình".
Chuyên gia Axe nhận định cách tiếp cận của Lầu Năm Góc cũng có điểm yếu bởi tại khu vực duy nhất mà Trung Quốc tạo mối đe dọa nghiêm trọng cho lợi ích của Mỹ, Washington đang phải đấu tranh để duy trì sức ảnh hưởng của mình. Còn Bắc Kinh đã sử dụng các phương tiện quân sự đủ mạnh để hòng đạt được các mục tiêu chiến lược của họ.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Những ngôi miếu thờ thần linh của Thái Lan Hầu hết người Thái xây một miếu thờ nhỏ trong nhà, là một ngôi nhà bằng gỗ hoặc bằng đất, nơi mà họ tin là chỗ trú ngụ của thổ địa và các vị thần khác. Đến Thái Lan, du khách sẽ thấy đất nước này không chỉ có chùa tháp nguy nga thờ Phật, mà còn thấy vô số miếu nhỏ, trang...