Loạt ảnh chứng minh sự thay đổi của TP Hồ Chí Minh sau 20 năm
Cùng nhìn lại một số hình ảnh tiêu biểu về TP Hồ Chí Minh năm 1991 để thấy diện mạo thành phố đã đổi thay chóng mặt như thế nào sau tròn 20 năm.
Khung cảnh nhìn từ máy bay ngay trước khi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, TP Hồ Chí Minh năm 1991. Dễ nhận thấy, khu vực quanh sân bay Tân Sơn Nhất 20 năm trước còn nhiều cây xanh, nhà cửa thưa thớt và “lụp xụp” hơn nhiều so với hiện tại.
Từ sân thượng của khách sạn Caravelle nhìn về hướng Đông Bắc, 1991. Lúc này cảng Ba Son còn hoạt động, tòa nhà chọc trời Landmark 81 xưa xuất hiện, các khu dân cư bên bờ sông Sài Gòn ở bán đảo Thủ Thiêm chưa được giải tỏa.
Tượng đài Bác Hồ với thiếu nhi ở phía trước tòa nhà UBND TP HCM, 1991. Ngày nay, tượng đài được đưa về Nhà Thiếu nhi Thành phố. Ở vị trí hiện tại là tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh cao 7,2 mét.
Khách sạn nổi trên sông Sài Gòn, tên chính thức là Khách sạn Sài Gòn, 1991. Năm 1997, khách sạn nổi “nhổ neo” rời Sài Gòn lên đường tới Singapore để tu sửa rồi sau đó lưu lạc tới CHDCND Triều Tiên.
Công trường Lam Sơn nhìn từ Nhà hát Thành phố, 1991. Sau nhiều năm rào kín để thi công, khu vực này giờ đây là Ga Nhà hát Thành phố của tuyến đường sắt đô thị TP HCM,
Bách hóa tổng hợp thành phố (thương xá TAX), 1991. Năm 2016, tòa nhà mang tính biểu tượng này đã được dỡ bỏ để nhường chỗ cho một trung tâm thương mại bề thế. Đường Nguyễn Huệ chạy qua mặt tiền tòa nhà giờ là phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Video đang HOT
Bến đò chở khách từ trung tâm thành phố sang bán đảo Thủ Thiêm vẫn hoạt động nhộn nhịp vào thời điểm năm 1991. Sau khi hầm Thủ Thiêm khánh thành năm 2011, hình ảnh này đã trở thành dĩ vãng.
Quang cảnh ở bán đảo Thủ Thiêm năm 1991. Ngày nay các khu dân cư cũ ở bán đảo đã được giải tỏa, các công trình hiện đại nhanh chóng mọc lên thay thế.
Vòng xoay Quách Thị Trang phía trước chợ Bến Thành, 1991. Vòng xoay này hiện tại là công trường xây dựng Ga Bến Thành của tuyến đường sắt đô thị TP HCM.
Chợ Bình Tây năm 1991 toát lên vẻ cũ kỹ. Khu chợ lịch sử này hiện giờ mang một dáng vẻ “tươi mới” sau khi trải qua đợt trùng tu lớn vào năm 2016-2018.
Đến thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm việc tại London
Nơi được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian Bác Hồ ở Lon don là khách sạn Carlton, địa điểm giờ đây là nơi tọa lạc của tòa nhà New Zealand và cũng là nơi làm việc của phái đoàn ngoại giao nước này.
Khách sạn Drayton Court tọa lạc trên con phố The Avenue yên tĩnh, vắng vẻ, thuộc West Ealing. .
Du khách có thể dễ dàng tới Drayton Court bằng tàu. Nhà ga West Ealing chỉ cách khách sạn chừng 2 phút đi bộ. .
Drayton Court là khách sạn duy nhất ở London từng có một người phục vụ trở thành một lãnh tụ tầm vóc thế giới. .
Drayton Court là điểm đến quen thuộc của nhiều du khách Việt. .
Khách sạn được bài trí theo phong cách cổ điển. .
Khu vực lễ tân đón khách. .
Một góc vườn bia phía sau khách sạn. Một phần khu vườn từng là căn bếp trước kia chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc. .
Nhà hàng. .
Quán bar tĩnh lặng. .
Năm 1914, chủ tịch Hồ Chí Minh làm phụ bếp tại khách sạn sang trọng này. .
Tòa nhà New Zealand 19 tầng nằm trên phố Haymarket ở trung tâm London. .
Tòa nhà được xây dựng trên nền khách sạn Carlton, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm việc trong những năm tháng ở London. .
Ông Steven hì hụi viết địa chỉ đón tiếp những người bạn Việt Nam. .
Tấm biển xanh gắn tên Chủ tịch Hồ Chí Minh thu hút du khách. .
Tấm biển xanh gắn tên Chủ tịch Hồ Chí Minh là niềm tự hào của mỗi du khách Việt ghé thăm tòa nhà.
Khách Tây ngỡ ngàng trước sự thay đổi của Sa Pa Kiril Grudin ngạc nhiên khi Sa Pa có thêm nhiều khách sạn, khu du lịch nhưng không còn trong lành và hoang sơ như năm 1995. Kiril Grudin (55 tuổi), đến từ Bulgaria, sinh sống và làm việc tại Việt Nam 30 năm. Tháng 1/2021, ông đi xuyên Việt từ TP HCM đến các tỉnh Tây Bắc và chiều ngược lại trong 22...