Loạt ảnh “chạm đến trái tim” về dải Gaza thời hậu chiến
Một nư nhiếp ảnh gia Mỹ đã ghi lại những hình ảnh về nghị lực sống phi thường của người dân tại vùng chiến sự dải Gaza, Trung Đông. Tiếng súng đã ngưng tại dải Gaza nhưng nỗi đau mà cuộc chiến mùa hè năm ngoái mang lại sẽ còn dai dẳng mãi…
Sharif al-Namlah, em bé người Palestine, mới 3 tuổi, đang nghịch trong bồn tắm. Em đã mất một bàn chân và một phần cẳng chân sau khi một quả tên lửa của quân đội Israel nã trúng căn nhà của gia đình tại Rafa, thuộc dải Gaza mùa hè năm ngoái. Ảnh chụp ngày 21/1/2015. (Ảnh: Heidi Levine/Sipa Press)
Sharif al-Namlah, đang được ông nội giúp mặc quần áo sau khi tắm. Ảnh chụp ngày 21/1/2015. (Ảnh: Heidi Levine/Sipa Press)
Gia đình của bé Sharif al-Namlah đang tụ họp ở trong phòng khách. Ảnh chụp ngày 20/1/2015. Bố mẹ em Sharif là anh Wael al-Namlah cùng chị Asraah al-Namlah, hai người đều phải ngồi xe lăn sau khi bị thương trong chiến sự tại Rafa, Gaza hồi mùa hè năm ngoái. Vợ chồng em trai Yusef của anh Wael cùng cô em gái 11 tuổi trong gia đình đều đã chết trong một vụ tấn công. (Ảnh: Heidi Levine/Sipa Press)
Chị Asraah al-Namlah đang ngồi nghe bản nhạc tiếng Arab yêu thích cùng chồng là anh Wael. Ngôi nhà chỉ được thắp sáng bằng những ánh nến le lói do đang mất điện. Ảnh chụp ngày 20/1/2015. (Ảnh: Heidi Levine/Sipa Press)
Một tia sáng chiếu vào phòng bếp trong căn nhà đổ nát sau 50 ngày giao tranh ác liệt giữa quân đội Israel và lực lượng Hamas của Palestine. Người phụ nữ trong ảnh là chị Ramba Kafanah, người Palestine, đang cho con bú sáng sớm ngày 30/12/2014. (Ảnh: Heidi Levine/Sipa Press)
Video đang HOT
Một thiếu nữ Palestinine ngày 30/12/2014 đang soi hình ảnh của mình qua một mẩu gương nhỏ, còn sót lại sau khi ngôi trường do Liên Hợp Quốc xây tại Beit Hanoun, bắc Gaza bị tàn phá trong 50 ngày chiến sự hè năm ngoái. (Ảnh: Heidi Levine/Sipa Press)
Anh Nabil Siyam (34 tuổi), người Palestinine, chụp ảnh cùng con trai tại Rafa, thuộc dải Gaza ngày 29/12/2014. Anh đã mất cánh tay và chịu nhiều thương tích khác sau 50 ngày chiến sự kinh hoàng tại chính quê hương, nơi từng nhiều lần trở thành chảo lửa của Trung Đông. (Ảnh: Heidi Levine/Sipa Press)
Chị Safa Fayez, người Palestine, 29 tuổi, đang trong buổi trị liệu ngày 11/12/2014. Người mẹ của 4 đứa con này đã mất một cẳng chân trong một trận pháo kích mùa hè năm ngoái. (Ảnh: Heidi Levine/Sipa Press)
Chị Safa Fayez đang chống một tay, lê từng chút lên cầu thang ngày 11/12/2014. Cuộc sống của chị vẫn tiếp diễn sau khi cuộc giao tranh kết thúc tại Gaza hồi mùa hè năm ngoái với thỏa thuận đình chiến đầu tháng 8/2014 giữa Israel và lực lượng Hamas tại Palestine. (Ảnh: Heidi Levine/Sipa Press)
Anh Mustafa Majedah, người Palestine (19 tuổi) được người bạn thân bế đến Trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật tại Gaza để lắp chân giả hôm 30/12/2014. (Ảnh: Heidi Levine/Sipa Press)
Chị Manar Shabari, người Palestine, đang ngồi trên xe lăn. Đôi chân giả của chị được xỏ một đôi giày mới, chuẩn bị dự đám cưới của anh trai tại Jabalya, Gaza ngày 30/12/2014. (Ảnh: Heidi Levine/Sipa Press)
Những đứa trẻ Palestine đang mặc những bộ váy áo đẹp nhất trong lễ cưới của người họ hàng tại một ngôi nhà đổ nát sau những ngày hứng rốc két và chịu tàn phá nặng nề từ các cuộc không kích dữ dội. Ảnh chụp ngày 4/11/2014. (Ảnh: Heidi Levine/Sipa Press)
Thoa Phạm
Theo Dantri/Washington Post
Hội đàm Ukraine: Poroshenko lạnh lùng bắt tay Putin
Cuộc họp thượng đỉnh 4 bên nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho khủng hoảng Ukraine đã bắt đầu. Chưa rõ kết quả của cuộc gặp đang tiếp diễn nhưng cái bắt tay lạnh lùng và ngắn gọn mà Tổng thống Ukraine dành cho nhà lãnh đạo Nga khiến báo giới tốn nhiều giấy mực.
Theo BBC, cuộc họp thượng đỉnh 4 bên về Ukraine tại thủ đô Minsk của Belarus vào ngày 11/2 (giờ địa phương) đã bắt đầu với cái bắt tay không mấy nống ấm và rất nhanh gọn giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko.
Cái bắt tay không mấy nồng ấm giữa Tổng thống Ukraine Poroshenko và người đồng cấp Nga Putin. (Ảnh: AP)
Kết thúc cái bắt tay ngắn gọn, nhà lãnh đạo Ukraine, đất nước đang bị đe dọa về toàn vẹn lãnh thổ thậm chí còn không dành cho Tổng thống Putin một nụ cười xã giao. Trong khi đó, phóng viên BBC cho biết, ông Putin trong hội nghị ngày 11/2 còn bẻ đôi cây bút chì trong tay.
Ông Putin trong hội nghị ngày 11/2 còn bẻ đôi cây bút chì trong tay. (Ảnh:BBC)
Dưới sự chủ tọa của Pháp và Đức, hội nghị thượng đỉnh tại Minsk bàn về những vấn đề mà Ukraine có và Nga có thể nhân nhượng để chấm dứt chiến sự tại vùng đông Ukraine.
Hiện chính phủ Ukraine, nhận được sự ủng hộ của phương Tây, muốn phục hồi toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Bao gồm cả việc kiểm soát đường biên giới với Nga.
Trong khi đó, quân ly khai thân Nga, bên dường như đang thắng thế trên chiến trường, muốn duy trì phần lãnh thổ mà họ đang chiếm giữ. Bởi vậy, nhiều nhà phân tích đánh giá kết quả tốt nhất của hội đàm thượng đỉnh lần này là tạo ra một hiệp định đình chiến, đóng băng xung đột.
Sau cuộc thảo luận kín trong nhiều tiếng, các lãnh đạo 4 nước đã có giờ nghỉ ngắn, sau đó tiếp tục họp. Phiên họp thứ hai có thêm sự tham gia của các Ngoại trưởng.
Một nguồn tin giấu tên trong phái đoàn Ukraine đến Minsk dự hội nghị cho hay, các lãnh đạo theo dự kiến sẽ ký 2 văn bản: Một tuyên bố chung ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ cũng như chủ quyền của Ukraine; và một tuyên bố khẳng định cam kết của các nhà lãnh đạo với hiệp định đình chiến, rút binh lính và vũ khí khỏi chiến trường, đã được ký tại Minsk vào tháng 9 năm ngoái.
Hội nghị dự kiến sẽ đạt được 2 tuyên bố chung. (Ảnh: AP)
Phát biểu trước cuộc gặp, Tổng thống Ukraine nói rằng tình hình sẽ "vượt ra ngoài tầm kiểm soát" nếu các bên không đạt được một thỏa thuận nhằm giảm leo thang xung đột và đình chiến tại miền đông nước này.
Ông Poroshenko cũng cảnh báo Kiev đang chuẩn bị ban bố tình trạng thiết quân luật. Ông cũng nói hội nghị Minsk là cơ hội cuối cùng có thể mang lại một thỏa thuận đình chiến vô điều kiện và rút các vũ khí hạng nặng ra khỏi vùng chiến sự.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đề nghị các bên thận trọng khi đưa ra một thỏa thuận liên quan đến biên giới Nga-Ukraine mà hiện Kiev đang mất khả năng kiểm soát. Ông cho biết việc lính Nga rút khỏi biên giới sẽ khiến nước này không thể đưa hàng viện trợ nhân đạo tới cho nhân dân miền đông, đồng thời khiến phe ly khai nơi đây bị bao vây.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, cuộc khủng hoảng Ukraine kể từ khi bùng nổ hồi tháng 4 năm ngoái đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 5.350 người. Ngay trong thời điểm hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra, các cuộc xung đột cũng không ngừng tiếp diễn khiến thương vong liên tục tăng lên tại đông Ukraine.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Sơ tán người Việt khỏi vùng chiến sự đông Ukraine Sơ tán người Việt khỏi miền đông Ukraine, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra lệnh nhanh chóng sơ tán người Việt khỏi các vùng chiến sự ở miền đông Ukraine Hôm nay (28/01), trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình người Việt Nam tại miền Đông Ukraine, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết: "Do tình...