Loạn thông tin “chất lạ” trong áo ngực
Ngày 8/11, Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội công bố kết quả kiểm nghiệm “chất lạ” trong áo ngực phụ nữ. Theo đó, “chất lạ” không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo một số nhà khoa học, dung dịch này chứa chất có khả năng gây ung thư.
Từ “áo ngực không có chất độc hại”…
Theo kết luận của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an, không tìm thấy các chất độc và có hại với sức khỏe con người.
Các mẫu áo ngực được gửi kiểm chứng là các mẫu tạm thu giữ tại đợt kiểm tra các gian hàng tại chợ Đồng Xuân và phố Hàng Đào ngày 31/10, có nhãn hiệu Yalichun và Mengnaeroi.
Hôm nay, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết sau khi gửi mẫu sang Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an đã phân tích, đã có kết luận: Các hạt tròn màu trắng trong các túi dung dịch không màu, trong suốt trên 4 áo lót nữ mang nhãn hiệu và chữ Trung Quốc đều là nhựa PS (Polystyrene Composit). Hạt nhựa PS trong các túi dung dịch trên các áo lót đều không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Còn chất lạ là dung dịch không màu, không mùi, trong suốt trong các túi polyme dẻo là dầu khoáng (Mineral seal Oil), có tỷ trọng 0,84, không tìm thấy các chất độc và các chất có hại với sức khỏe con người.
Áo ngực TQ có chứa dung dịch lạ
Video đang HOT
Dầu khoáng có loại tinh chế được phép sử dụng công nghệ sản xuất bao túi nilon, bao bì chứa thực phẩm, dầu massan không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Tại một mẫu giám định khác là 4 chiếc áo ngực mang nhãn mác Mengnaeroi, bên trong mỗi chiếc áo có 2 túi dung dịch lỏng sánh, không mùi trong suốt, mỗi túi có 3 hạt tròn màu trắng và 4 chiếc áo có 4 vị trí có chất keo dính được dán phủ miếng polyetylen. Kết quả giám định miếng phủ polyetylen là miếng silicol, dùng dán ngoài không độc với người. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hường xuyên trong thời gian dài, gây bí, không thoát nước, có thể là viêm lỗ chân lông, ngứa và viêm da.
… đến “chất lạ” trong áo ngực gây ung thư
Trong khi đó, các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học (Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam) xác định trong dung dịch “lạ” còn có chất polycyclic aromantic hydrocarbon (PAH).
Theo PGS.TS Hà Thúc Huy, khoa Hóa học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM giải thích: cũng như mineral oil, PAH có nguồn gốc từ dầu mỏ. Trong đó thành phần aromantic tạo thơm có tác dụng không tốt đối với cơ thể. Cần xác định PAH có trong túi áo ngực do lẫn trong dầu khoáng chưa được chưng cất sạch, hay được trộn vào và với hàm lượng bao nhiêu. Nếu chưa được chưng cất sạch thì rõ ràng chất này gây hại cho cơ thể. Trong trường hợp tiếp xúc lâu ngày với PAH có thể gây ung thư người có da mẫn cảm với dung môi hữu cơ khi tiếp xúc vơi PAH sẽ gây dị ứng cho da.
Dung dịch và hạt nhựa được tìm thấy trong áo ngực có gây hại cho sức khỏe hay không vẫn còn là một câu hỏi
Có cùng nhận định, PGS.TS Hồ Sơn Lâm, Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng TP.HCM khẳng định: PAH là chất độc có khả năng gây ung thư và có nguồn gốc từ dầu mỏ như dầu khoáng.
Dầu khoáng nếu chỉ chưng cất thì có khả năng gây ung thư. Tuy nhiên khi được tinh chế thì độ độc giảm xuống, không có khả năng gây ung thư, hoặc nếu có thì chưa xác định được. Cần xác định PAH có trong dầu khoáng của áo ngực là chưng cất hay tinh chế. Và điều quan trọng hàm lượng của chúng bao nhiêu.
Theo 24h
Chất lạ trong áo ngực có thể gây dị ứng
Tùy cấu tạo da của từng người, khi da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất có thể gây dị ứng.
Từ kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2 (Quatest 2) tại Đà Nẵng về dung dịch và chất lạ có trong áo ngực xuất xứ từ Trung Quốc, các nhà khoa học khuyến cáo: dù không đến mức quá lo lắng với các "chất lạ" này, song từng người có thể bị ảnh hưởng do dị ứng.
PGS.TS Hồ Sơn Lâm, Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng tại TP.HCM giải thích: Về cơ bản hai chất Mineral oil, Polystyren và Polyetylen không có hoạt tính sinh học gây độc. Tuy nhiên, tùy cấu tạo da của từng người có thể bị ảnh hưởng do dị ứng với hóa chất, khi tiếp xúc trực tiếp với da.
Nếu "chất lạ" là Mineral oil dùng trong công nghiệp khi tiếp xúc trực tiếp với da người có thể bị dị ứng
Theo PGS.TS Lâm, Mineral oil là dầu mỏ đã chưng cất có thể ở dạng Parafin, Isoparafin Cycloparafin... Parafin ở hàm lượng nhiều sẽ đậm đặc như sáp, khi ở dạng ít sẽ lỏng hơn. Có thể nhà sản xuất đưa chất này vào áo ngực để áo ngực khi sờ vào có cảm giác cho giống cơ thể người.
Trong khi đó Polystyren là một polyme thông dụng thường dùng làm mút, xốp như thường thấy ở bao bì chống sốc của các thiết bị điện tử. Vỏ bọc ngoài của các loại dung dịch trên là chất polyetylen, đây là thành phần làm túi nilông dùng để đựng đồ, chứa thức ăn hằng ngày.
"Chất lạ" là Polystyren, dù được sử dụng nhiều để làm bao bì chống sốc, tuy nhiên cũng có loại phân hủy thành tyren sẽ không có lợi cho cơ thể - Ảnh: Kim Anh
Cùng với ý kiến của PGS.TS Lâm, TS Nguyễn Cửu Khoa, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học tại TP.HCM cho biết thêm: cũng tùy từng loại Polystyren có cấu tạo ra sao và bị phân hủy như thế nào để có thể không tốt cho cơ thể. Trong khi đó Mineral oil là một loại dầu khoáng.
PGS.TS Hà Thúc Huy, khoa Hóa học, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia, TP.HCM cho rằng, nếu kết quả thử nghiệm chỉ đưa ra Mineral oil chỉ là loại dầu khoáng thì chung chung, cần cụ thể hơn. Mineral oil, có nguồn gốc từ dầu hỏa chưng cất thành. Mineral oil có loại dùng làm thực phẩm, có loại dùng làm mỹ phẩm và có loại dùng trong công nghiệp. Vấn đề ở đây không biết nhà sản xuất dùng loại nào trong áo ngực. Mineral oil dùng trong công nghiệp khi tiếp xúc trực tiếp với da người có thể bị dị ứng.
Trong khi đó Polystyren, dù được sử dụng nhiều để làm bao bì chống sốc, tuy nhiên cũng có loại phân hủy thành tyren sẽ không có lợi cho cơ thể.
Theo 24h
Đã có kết quả "chất lạ" trong áo ngực TQ Trưa nay, (7/11), Quảng Nam và Đà Nẵng đồng loạt công bố kết quả xét nghiệm về chất lạ chứa trong áo ngực Trung Quốc. Ông Lê Cần, Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường Quảng Nam cho biết, ngày 6/11/2012, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng...