Loạn thi hát thì đã sao?
Để nâng đẳng cấp và tính đến khán giả nhiều hơn, các giọng ca trẻ liên tục ghi danh ở những cuộc thi hát trên sóng truyền hình như: Ngôi nhà âm nhạc, Hợp ca tranh tài, Ngôi sao tiếng hát truyền hình TP.HCM, Tiếng hát mùa thu, Sao Mai điểm hẹn, Vietnam Idol, The Voice…
Ngoài ra, còn có cuộc thi khác có hát như Vietnam”s got talent.
Nở rộ thi như vậy khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu có loạn thi hát và tìm đâu ra nhân tài, tài chính và sức lực liệu có đang phung phí? Cho rằng đặt vấn đề loạn thi hát là có phần khiên cưỡng, ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình, Bộ TT-TT cho biết: Quản lý Nhà nước đầu tiên là nhìn xem có vi phạm hay không vi phạm, trên cơ sở phản ánh của xã hội, nếu dư luận có nhiều ý kiến quá thì sẽ có động thái làm việc để điều chỉnh, nhưng đừng đặt vấn đề quá nặng nề.
Cơ quan chức năng đều nhận ra tình trạng loạn các cuộc thi hát hiện nay.
“Đúng là có vài ý kiến cho rằng nhiều cuộc thi quá và trong số đó có cuộc thi đã trở nên nhàm chán, chất lượng thí sinh kém đi. Đây là một thực tế, nhưng phải nhìn nhận thế này: Đây thực chất là chương trình giải trí, là sân chơi phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau, vấn đề là có được sự hưởng ứng của xã hội hay không, có gì vi phạm thuần phong mỹ tục không, có phản cảm, hiệu ứng ngược cho xã hội hay không… Nếu có thì các đài phải có trách nhiệm điều chỉnh”, ông Hải nói.
Ông lưu ý thêm, nếu chương trình đó do các đơn vị bên ngoài tổ chức, đài truyền hình chỉ thực hiện quay và phát sóng, thì phải xem xét ở góc độ liên quan tới công tác tổ chức biểu diễn là có được cấp phép hay không cấp phép.
Còn từ góc độ quản lý báo chí, ông Hải nhấn mạnh: Một chương trình sống được là phải nhờ vào khán giả, phát lên có nhiều người xem hay không. Đây cũng là sự cạnh tranh trong việc cung cấp các chương trình giải trí.
Video đang HOT
Nhưng với họ, đó là việc của nhà đài.
Cục trưởng Cục NTBD, ông Vương Duy Biên thừa nhận, với số lượng đó và với tần suất phát sóng như thế đúng là quá nhiều cuộc thi hát. Nhưng hiện nay chưa có điều luật nào để hạn chế. Hơn nữa, các cuộc thi đó diễn ra trên truyền hình, do các đài sản xuất và phát sóng, mà các cơ quan báo chí hoạt động theo luật báo chí, lại không phạm luật nên rất khó “siết”. Theo ông Biên, các đài truyền hình nên lựa chọn chương trình nào có sức ảnh hưởng lớn tới công chúng, thanh lọc những chương trình thực sự có tác dụng. Ông khuyến cáo các đài nên dành thời lượng đó để phát sóng các chương trình về những lĩnh vực khác còn đang rất thiệt thòi, ít khi được xuất hiện trên truyền hình.
Ảnh: Khán giả sẽ quyết định sự tồn tại hay biến mất của các cuộc thi hát mà nhà quản lý chưa cần vào cuộc
Theo Báo Đất Việt
Bội thực đến 'ngạt thở' các cuộc thi hát
Có tới gần 10 cuộc thi hát đang oanh tạc trên sóng truyền hình từ trung ương tới địa phương. Ngoài cuộc thi cổ truyền Sao mai, công chúng và nghệ sỹ đang đua nhau tìm cơ hội phô diễn tài năng ca hát của mình trong các show truyền hình thực tế.
Khán giả có vô vàn sân chơi
Truyền hình thực tế đổ bộ vào Việt Nam mang theo những làn gió cực mới về tính giải trí và khả năng câu khách. Sự ra mắt phiên bản Vietnam Idol qua 3 năm đã trở thành một sân chơi ăn khách thực thụ với khả năng lobby cho tên tuổi của những tài năng ca hát vô cùng lớn.
Từ sự tiền hô, hậu ủng ấy, một loạt các show truyền hình thực tế về ca hát đã đổ bộ vào Việt Nam. Đếm sơ sơ thôi, đã có tới non 10 cuộc thi: Cặp đôi hoàn hảo, Giọng hát Việt, Đọ sức âm nhạc, Hợp ca tranh tài, VN"s Got Talent... và tới đây, sẽ là một show THTT mới toe có tên Ngôi nhà âm nhạc.
Dù được coi là cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt, nhưng với số lượng tài năng ca hát lọt chung kết áp đảo, tới 7/10, thì Got Talent đang bị chệch tông, trở thành một cuộc thi tìm kiếm tài năng ca hát không chuyên thật sự. Không giới hạn tuổi tác cũng như sự chuyên nghiệp hay không, Got Talent đã mở rộng biên độ tài năng ca hát.
Vietnam Idol sau hiệu ứng thành công của hai cái tên Văn Mai Hương và Uyên Linh cùng với lối tổ chức chuyên nghiệp hơn hẳn, trong năm tới sẽ trở thành show THTT vô cùng ăn khách với sự tham gia casting của hàng chục nghìn thí sinh cả nước.
Trong 2012 này, khán giả sẽ có cơ hội thi thố với hai sân chơi Giọng hát Việt và Ngôi nhà âm nhạc. Cả hai cuộc thi đều đang tiến hành hoạt động casting toàn quốc. Mở rộng thêm nữa sân chơi ca hát, Giọng hát Việt (The Voice) là cuộc thi gameshow tìm kiếm tài năng âm nhạc hàng đầu Việt Nam.
Chú trọng vào giọng hát hơn ngoại hình, The Voice hướng tới tìm kiếm, đào tạo và thử thách cho những giọng ca đặc biệt với sự huấn luyện của cái tên lớn là Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà, Trần Lập và Thu Minh. Ngoại hình không đẹp, kém tự tin về phong cách trình diễn, có thể tìm thấy sân chơi này sự đồng cảm và cơ hội vì The Voice chỉ đặc biệt coi trọng chất giọng.
Trong khi đó, show Ngôi nhà âm nhạc mở rộng biên độ giành cho những tài năng ca hát kết hợp vũ đạo và giới hạn độ tuổi dưới 30. Ban giám khảo của chương trình gồm nhạc sĩ Phương Uyên, nghệ sĩ ưu tú Hà Thủy, nhạc sĩ Lê Quang, ca sĩ Siu Black, nhạc sĩ Lưu Thiên Hương và ca sĩ Ngọc Anh.
Và nghệ sỹ cũng được dịp pr tên tuổi
Không chỉ là sân chơi cho khán giả thể hiện khao khát chinh phục những đỉnh cao ca hát dù họ là người không chuyên, các show THTT còn hướng tới sự câu khách bằng những chương trình mà người tranh tài là các nghệ sỹ, ca sỹ thực thụ.
Sự ra mắt của Cặp đôi hoàn hảo đã thật sự làm khuấy động sân khấu giải trí cuối tuần. Sau hiệu ứng của Bước nhảy hoàn vũ, những cuộc thi có sự tham gia của nghệ sỹ nổi tiếng và mang tính chất cặp đôi cùng những chiêu trò đã đổi mới cho các gameshow đang sáo mòn kia.
Chơi một phía thì nhàm và nhạt, VTV lại mở rộng sân chơi ca hát của mình bằng một sự kết hợp khá độc giữa ca sĩ và khán giả trong một cuộc chơi. Đánh vào đối tượng vùng miền, với ý nghĩa về công việc làm từ thiện cho tỉnh nhà, Hợp ca tranh tài là một sân chơi rất mới trên sóng VTV3 có ý nghĩa kết nối.
Dù có sự tham gia của các ca sỹ tên tuổi, và thêm phần thi thố của các thí sinh được casting gắt gao, nhưng sự thiếu đi của ban giám khảo, Hợp ca tranh tài cho thấy, nó không đủ sức nóng để tồn tại và duy trì tại Việt Nam lâu dài về tính giải trí.
Dường như chưa đủ và chưa đã, các sân chơi vẫn còn rất hẹp về người chơi và ăn khách ở loại trực tiếp, HTV lại vừa cho ra lò show Đọ sức âm nhạc. Mỗi một showphát sóng, có tới 8 người chơi toàn là những ca sỹ và nghệ sỹ có tiếng. Đọ sức âm nhạc được coi là một show khủng khi có tới sự tập hợp hơn 400 nghệ sỹ trong 52 tập phát sóng.
Không phải đến bây giờ, sân thi đấu giành cho tài năng ca hát mới nở rộ. Nhưng khi các gameshow và các chương trình tìm kiếm tài năng ca nhạc chuyên nghiệp đang thoái trào, thì những tài năng (hầu hết không được đào tạo bài bản) được tìm kiếm trong các show truyền hình thực tế lại rất nhanh có chỗ đứng trong lòng khán giả.
Theo Vnmedia
Cuộc đua soán ngôi các chương trình truyền hình thực tế Sự lặp lại, cùng nhiều lùm xùm về thí sinh,... đã khiến cho các chương trình truyền hình thực tế "mất điểm" trong mắt khán giả. Sự xuất hiện của một số chương trình truyền hình thực tế đã khơi lại không khí hào hứng như từng có trước đây. Xếp hàng lên sóng Bên cạnh những chương trình đã quen thuộc như:...