“Loạn” phí giữ chỗ ở các trường ngoài công lập: Lên đến hàng chục triệu
Khi học sinh được đi học trở lại, các cơ sở giáo dục trên cả nước đã rục rịch công bố phương án và phát hành hồ sơ tuyển sinh đầu cấp. Cũng như mọi năm, nhiều trường đã đưa ra khoản thu gọi là “phí giữ chỗ”, “phí ghi danh” từ vài triệu lên tới hàng chục triệu đồng/học sinh.
Những ngày qua, nhiều phụ huynh ở TPHCM đã phản đối các khoản thu của trường quốc tế trong thời gian học sinh nghỉ phòng dịch bệnh. Ảnh: Dũng Nguyễn
Mỗi nơi thu một kiểu
“Phí giữ chỗ” là tên gọi của các khoản phí mà một số trường tư đặt ra để “giữ chân” học sinh khi nộp hồ sơ vào trường. Đây là khoản thu mang tính chất thỏa thuận giữa phụ huynh và nhà trường trên nguyên tắc tự nguyện. Nghĩa là hai bên ngồi lại với nhau, cùng trao đổi trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, hài hòa lợi ích.
Tuy nhiên hiện nay việc thu “phí giữ chỗ” ở nhiều trường học tại Việt Nam được “áp đặt” cho phụ huynh theo cách, nếu chấp nhận đăng ký vào trường thì phải nộp số tiền này. Loại phí này cũng được mỗi trường thu một kiểu, với mức khác nhau.
Các khoản học phí và phí tại Hệ thống Trường Liên cấp Việt-Úc Hà Nội.
Video đang HOT
Tại Hệ thống Trường Liên cấp Việt-Úc Hà Nội, huynh cũng phải nộp hai loại “phí ghi danh” 1.050.000 đồng và “phí giữ chỗ” – 10.500.000 đồng, khi nộp hồ sơ vào trường năm học 2020-2021.
Trong đó, nhà trường thông báo, “phí ghi danh” phụ huynh đóng 1 lần khi nhập học và không được hoàn lại. Còn khoản tiền “phí giữ chỗ” sẽ được trừ vào học phí của năm học tiếp theo.
Còn tại Trường Việt Mỹ (VAschool) với mức học phí từ 67,4 triệu đến 159 triệu/năm tuỳ theo độ tuổi. Khi vào trường, học sinh phải trải qua kỳ xét tuyển tiếng Anh, tâm lí đối với lớp 1 và xét tuyển tiếng Việt, tiếng Anh, tâm lí đối với lớp 6.
Phí xét tuyên là 1 triệu đồng để tổ chức cho học sinh mới làm các bài kiêm tra xêp lớp đâu vào. Khoản phí này chỉ đóng một lân và sẽ không được hoàn lại.
Ngoài ra, theo nhà trường, học sinh sẽ phải nộp “phí giữ chỗ’ 10 triệu đồng là khoản phí đăng ký nhập học năm học 2020-2021 giúp cho việc học tập của học sinh được sắp xêp chu đáo vê: Cơ sở vật chât, đội ngũ giáo viên, các trang thiêt bị và phương tiện dạy và học. Việc ghi danh và đóng phí giữ chô đúng hạn sẽ đảm bảo 100% chô học tập cho học sinh trong năm học 2020-2021 tại trường.
Khoản phí này sẽ được cân trừ khi cha mẹ đóng học phí cho năm học 2020-2021. Sau 15 ngày kê từ ngày có kêt quả đâu vào, nêu cha mẹ không hoàn tât việc đóng học phí hoặc các thủ tục nhập học cho năm học 2020-2021 thì khoản phí này không còn hiệu lực và không được khâu trừ.
Đủ các loại phí
Ngoài “phí giữ chỗ”, “phí ghi danh” thì mùa tuyển sinh năm nay còn xuất hiện nhiều loại phí khác ở các trường ngoài công lập, trường quốc tế.
Chẳng hạn, tại Trường Việt Mỹ (Vaschool), ngoài “phí giữ chỗ” 10 triệu đồng, nhà trường còn quy định thêm một khoản phí nữa là “phí nhập học” với mức 4 triệu/năm học.
Theo lí giải, đây là khoản phí duy tu, bảo dưỡng, bảo trì, phát triên cơ sở vật chât, thiêt bị giảng dạy và các dịch vụ bán trú tại trường… “Phí nhập học” đóng hàng năm và sẽ không được hoàn lại.
Theo thông báo tuyển sinh của Trường Quốc tế Việt – Úc (VAS), ngoài học phí, phí ăn uống, đưa đón, đồng phục, sách vở…, mỗi học sinh phải nộp thêm nhiều khoản phí khác như “phí nhập học” 10 triệu đồng; “phí đăng ký” cho học sinh lớp 1-4: 2 triệu đồng, lớp 5-12 là 3 triệu đồng.
Tại Trường Quốc tế Canada (TPHCM) với học phí từ 169 đến 398,5 triệu đồng/năm học, nếu muốn vào học, phụ huynh cũng phải chấp nhận nhiều khoản phí khác.
Các khoản thu ngoài học phí của Trường Quốc tế Canada.
Trong đó, phí kiểm tra đầu vào 1,1 triệu đồng. “Phí nhập học” với lớp mẫu giáo đến lớp 5 là 33 triệu đồng; lớp 6-8 là 24,4 triệu đồng, lớp 9-12 là 22 triệu đồng. Ngoài ra, trường này còn có một loại “phí giữ suất học” được quy định tới 20 triệu đồng. Các khoản phí trên không được hoàn lại.
Theo Lê Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở GDĐT TPHCM: Các khoản thu tại trường ngoài công lập phải căn cứ vào Luật Doanh nghiệp và Nghị định 86/2015 của Chính phủ. Theo đó, các khoản thu trong đó có cả phí giữ chỗ, phí đăng ký… được thực hiện trên cơ sở nhà trường thống nhất, thoả thuận với phụ huynh. Sở GDĐT TPHCM không quy định cụ thể các khoản thu này.
Cần sự minh bạch
Những ngày qua, hàng trăm phụ huynh tại TP HCM kéo đến Trường Dân lập quốc tế Việt Úc (VAS) phản đối về chính sách học phí bất hợp lý. Sự việc tiếp tục lan rộng đến Trường Song ngữ Quốc tế EMASI (quận 7), Trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan (VFIS)..., từ đó đặt ra câu hỏi về trách nhiệm, ứng xử của những người làm giáo dục.
Sự việc phụ huynh bức xúc về học phí sẽ chẳng xảy ra nếu như toàn thế giới không bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Trong đó, giáo dục nằm trong tốp những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trường học đóng cửa, học sinh (HS) nghỉ học, nhiều cơ sở giáo dục tư thục phải giải thể, giáo viên thất nghiệp...
Phụ huynh đến Trường Quốc tế Việt Úc đề nghị làm rõ các khoản thu - Ảnh: NGUYỄN THUẬN
Lâu nay, tại các trường ngoài công lập nói chung và các trường quốc tế nói riêng thường có chính sách đóng học phí và các khoản theo hình thức trọn gói. Các trường này cũng đưa ra hình thức ưu đãi mà điển hình nhất là giảm giá cho những phụ huynh đóng theo quý, theo năm. Đa số phụ huynh đều chọn phương án này.
Rắc rối nảy sinh khi phụ huynh đóng học phí trọn gói nhưng chất lượng dịch vụ nhận được lại không tương xứng với số tiền họ bỏ ra. Trong trường hợp này là vì dịch bệnh, trường học phải đóng cửa, HS học trực tuyến ở nhà. Và vì học online ở nhà nên điều dễ nhận thấy nhất là kết quả thu được không thể như học trực tiếp tại trường. Không thể đến trường thì một loạt dịch vụ được tính trong học phí trọn gói mà phụ huynh đã đóng như tiền ăn, tiền đưa đón... không sử dụng đến. Đáng lẽ ngay từ đầu nhà trường phải tính toán để trả lại cho phụ huynh nhưng nhà trường làm ngơ. Đến khi bị phát hiện thì lý giải là vẫn phải duy trì trả lương đội ngũ, thuê cơ sở vật chất... Đây là cách làm không minh bạch.
Chưa có một cơ sở khoa học giáo dục nào khẳng định học trực tuyến thì hiệu quả sẽ tương đương như học trực tiếp tại trường. Học trực tuyến sẽ chỉ hiệu quả khi HS có độ tuổi khá lớn, có ý thức tự giác. Với những em nhỏ như mầm non, tiểu học muốn học còn phải có phụ huynh bên cạnh hướng dẫn. So sánh học trực tuyến cũng như trực tiếp để thu học phí tương đương là quá khập khiễng, phi lý.
Hiện nay các trường quốc tế có dạy chương trình nước ngoài như của Anh, Mỹ, Úc... thì chắc chắn sẽ có một tổ chức quản lý riêng ở nước đó. Cần phải tìm hiểu trong tình hình dịch lan rộng khắp thế giới, những tổ chức này có giảm bớt chi phí cho HS hay không? Chẳng hạn như Anh đã bỏ kỳ thi tú tài để giảm bớt chi phí, gánh nặng cho phụ huynh. Nếu tổ chức quản lý chương trình ở nước ngoài đã bỏ hoặc giảm chi phí mà cơ sở của trường tại Việt Nam vẫn giữ nguyên thì phía trường còn sai hơn nữa.
Dịch bệnh hoành hành, bao nhiêu người mất việc, khó khăn, cớ sao các trường lại không chấp nhận mình không mất gì cả. Vì lý do gì chăng nữa, trường cũng phải chấp nhận mình thua thiệt còn hơn là đối đầu với phụ huynh. Phụ huynh không tiếc tiền nếu dạy và học có chất lượng nhưng cái họ cần là sự minh bạch và cả sự chân thành của nhà trường. Chỉ có chân thành mới mong có sự thông cảm, đừng xem giáo dục chỉ như một món hàng. Cơ quan quản lý giáo dục lúc này cần gọi các trường đến để lắng nghe, giải quyết thay vì để làn sóng phản đối lan rộng.
Nam Định: Hàng trăm nhà giáo, người lao động ngoài công lập bị nợ lương Theo thống kê của Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định, hiện trên địa bàn toàn tỉnh có 330 nhà giáo, người lao động đang làm việc tại các trường ngoài công lập chưa được trả lương từ tháng 1-4.2020. Các trường mầm non tư thục đang phải tạm thời đóng cửa vì dịch COVID-19.Ảnh minh họa: Ảnh: Tất...