Loạn dịch vụ ở bệnh viện: Tiền vào túi ai?
Xã hội hóa bằng cách cho thuê bãi giữ xe, đặt máy ATM, căng tin hay bán hàng đang là cách “kiếm thêm” của hầu hết các bệnh viện công tại TPHCM.
Nhiều bệnh viện phát hành các loại thẻ trông xe khác nhau. Ảnh: Thanh H
Tận thu
Lấy lý do xã hội hóa, hàng loạt bãi xe ở bệnh viện trên địa bàn TPHCM thu phí xe máy giá “cắt cổ”. Thành phố quy định bãi giữ xe ở trường học và bệnh viện phải niêm yết giá 2.000 đồng/xe/lượt vào ban ngày với xe dung tích dưới 175 phân khối và 3.000 đồng vào ban đêm.
Nhưng các bệnh viện ở TPHCM đều xé rào. Sáng 11/7, bà Nguyễn Thị Lành, 54 tuổi ở quận 7 đi xe máy vào Bệnh viện Nhân dân Gia Định thăm người thân điều trị, sau 30 phút gửi tại bãi xe bệnh viện, bà Lành lấy xe ra về thì nhân viên thu 4.000 đồng/lượt.
Việc “chặt chém” như trên không có gì lạ bởi, từ 3 năm nay bệnh viện này đã liên kết với Công ty Avitco ở quận Bình Thạnh sau khi đơn vị này trúng thầu bãi giữ xe tại đây. Dù lãnh đạo bệnh viện cho biết, trong hợp đồng công ty phải niêm yết giá nhưng tìm hiểu của phóng viên, tại bảng giá niêm yết ở bãi xe, công ty này đưa ra giá 4.000 đồng/lượt/xe tay ga và 5.000 đồng/lượt/xe khi giữ sau 10 tiếng. Trong khi đó, giữ xe vào ban đêm tới 7.000 đồng/xe, cao hơn gấp đôi so với quy định.
Mấy năm nay, bãi xe của Bệnh viện Nguyễn Trãi ở quận 5 cho một đơn vị ở ngoài vào thuê với giá hàng trăm triệu đồng/năm để kinh doanh giữ xe. Vì vậy, đơn vị “thầu” bãi xe trong bệnh viện tha hồ “làm giá” người bệnh vào đây.
Quy định mỗi xe máy gửi ban ngày 2.000 đồng/lượt nhưng tại đây, mỗi lần khách gửi phải trả 4.000-5.000 đồng/lượt. Không chỉ liên kết bãi giữ xe để ăn chia, lãnh đạo bệnh viện còn cho thuê mặt bằng trước cổng bệnh viện để hàng loạt ngân hàng đặt máy ATM, với giá hơn 100 triệu đồng/năm.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, trong 4 năm qua, các dịch vụ này đều do lãnh đạo bệnh viện liên kết làm ăn với bên ngoài, không thông qua đấu thầu, không có ý kiến chấp thuận của cấp trên.
“Trùm” thầu các bãi xe ở bệnh viện là Công ty Bảo Thịnh. Đơn vị này thâu tóm bãi xe của Bệnh viện ĐH Y dược, Chấn thương chỉnh hình và Răng Hàm Mặt…Các bệnh viện này đấu thầu bãi xe với giá trên 400 triệu đồng/năm.
Cứ tính bình quân mỗi ngày nơi đây gửi khoảng 2.000 xe, số tiền thu được lên tới hàng tỷ đồng/năm. Số tiền này, theo một nhân viên tiết lộ phải “lại quả” cho nhiều người có chức trách của bệnh viện.
Khảo sát của phóng viên ngày 11/7 cho thấy, tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình giá giữ xe thu 5.000 đồng/xe trong khi phiếu in 3.000 đồng/xe. Tại nhà xe của Bệnh viện Bình Dân, ai lấy xe ra sau 18g30 là mặc nhiên gửi xe qua đêm và nhân viên “chặt” 7.000 đồng/xe.
Tiền vào túi ai?
Dù tình trạng làm ăn dịch vụ bát nháo ở bệnh viện như vậy nhưng thời gian qua, việc xử lý các sai phạm trong liên doanh liên kết làm ăn ở bệnh viện vẫn chưa quyết liệt. Ông Nguyễn Văn Hoạch, 62 tuổi ở quận 3, TPHCM cho rằng, nhiều lần đi khám bệnh ở Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM ở quận 3 bị thu giá giữ xe 5.000 đồng/lần, có khi bị “chặt” 10.000 đồng/lượt.
Tại nhiều bệnh viện ở TPHCM, tình trạng cho thuê đặt máy ATM, cho thuê mặt bằng bệnh viện để đặt cửa hàng tạp hoá, căng tin, thậm chí còn cho người ngoài thuê đặt máy photocopy…với nhiều mập mờ, mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến nay mới chỉ “điểm mặt chỉ tên” được Bệnh viện Nguyễn Trãi. Kết quả kiểm tra mới đây từ Sở Y tế TPHCM cho thấy, trong hai năm 2014-2015, chỉ riêng tại bệnh viện này con số “liên kết” cho thuê mặt bằng giữ xe, đặt máy ATM, căng tin nơi đây đã chi sai của bệnh viện hơn 3 tỷ đồng. Số tiền này rơi vào túi ai, đến nay vẫn chưa có kết luận.
4 năm qua, các dịch vụ trông giữ xe, cho thuê địa điểm đặt máy ATM, mở căng tin… đều do lãnh đạo Bệnh viện Nguyễn Trãi ở quận 5 liên kết làm ăn với bên ngoài mà không thông qua đấu thầu, không có ý kiến chấp thuận của cấp trên.
Theo Lê Nguyễn (Tiền Phong)
90% giao dịch là rút tiền, hỏi sao ATM không quá tải?
Những ngày cận Tết, có máy ATM phải nạp từ 2-4 tỉ đồng/ngày nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu rút tiền từ người dân.
Lượng giao dịch tăng đột biến ở các máy ATM là nguyên nhân khiến hệ thống máy ATM của các ngân hàng bị quá tải, "chết lâm sàng" hoặc thường xuyên hết tiền.
Ghi nhận của Báo Người Lao Động mấy ngày qua, trước cửa cây ATM của nhiều ngân hàng (NH) thương mại tại TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương... đều chật kín người. Hàng dài người xếp hàng chờ rút tiền nhưng khi tới lượt thì máy hết tiền, tạm ngừng hoạt động hoặc đang cập nhật.
Gặp anh Nhàn (ngụ quận 9, TP HCM) đang làm thủ tục để rút 10 triệu đồng tại phòng giao dịch của một NH trên đường Đỗ Xuân Hợp, quận 9, chúng tôi hỏi sao không rút ngoài cây ATM cho tiện, anh bảo các máy đều báo đang cập nhật, không rút được nên cực chẳng đã mới mới phải chạy vào phòng giao dịch rút trực tiếp.
Tại phòng giao dịch này không riêng gì anh mà còn khá nhiều người khác đang chờ đến lượt để làm thủ tục rút tiền mua sắm Tết.
Máy ATM của hầu hết các ngân hàng đều rơi vào tình trạng quá tải hoặc trục trặc do giao dịch tăng đột biến những ngày trước Tết.
Nhiều chủ thẻ cho biết phải đi 3-4 ATM mới rút được tiền, do máy tạm ngừng hoạt động, hết tiền hoặc gặp sự cố. Cách đây vài ngày, người viết chứng kiến cảnh một hành khách người Trung Quốc với khuôn mặt thất thần khi chuẩn bị lên máy bay về nước nhưng bị nuốt thẻ ATM khi giao dịch ở sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM).
Theo các NH thương mại, tình trạng quá tải trên máy ATM trong đợt cao điểm Tết Nguyên Đán là khó tránh khỏi, khi quá nhiều người cùng rút tiền mặt một lúc và hệ thống khó tránh gặp sự cố.
Ông Huỳnh Song Hào, Giám đốc khối bán lẻ, NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), cho biết những ngày gần đây, một số máy ATM của nhiều NH trong đó có cả Vietcombank, đã xảy ra những trục trặc, đặc biệt ở những khu vực đông dân cư, khu vực đô thị lớn hay các khu công nghiệp.
Nguyên nhân là do lượng giao dịch tăng đột biến. Trung bình một máy trước đây tiếp quỹ 1 lần/ngày nay phát sinh lên 2, thậm chí đến 4 lần, đồng nghĩa với việc một máy ttrước đây nạp 1-1,5 tỉ đồng/ngày nay có máy phải nạp từ 2- 4 tỉ đồng/ngày. Lượng giao dịch tăng đột biến, trung bình một máy ATM xử lý 400 giao dịch/ngày, có nhiều máy phải xử lý đến 600 giao dịch/ngày, tương đương khoảng hơn 2 phút/giao dịch. "Máy quá tải, quá tần suất, có thể dẫn đến tình trạng nôm na là "kiệt lực". Tỉ lệ trục trặc máy sẽ xảy ra nhiều hơn bình thường khiến cho các đối tác bảo trì máy cho các NH cũng phải căng người lên. Rồi vấn đề tắc đường cũng làm cho nhiều máy "ốm" nhưng không được khắc phục kịp thời" - ông Hào lý giải.
Ngoài đội ngũ bảo trì, còn các cán bộ làm công tác tiếp quỹ ATM, vận hành ATM. Với gần 20.000 máy ATM của hệ thống NH trên toàn quốc, mỗi ngày hàng chục ngàn tỉ đồng phải được chuyển đi và nạp vào máy đồng thời cũng có hàng chục ngàn tỉ đồng khác phải được kiểm đếm sẵn để phục vụ lần nạp tiếp theo. Một lượng lớn nhân sự của hệ thống NH phải gồng mình trong dịp này.
"Từ năm 2002 đến nay, sau hơn 10 năm phát triển, nói đến ATM chúng ta vẫn loay hoay với câu chuyện rút tiền mặt. Giao dịch rút tiền mặt hiện vẫn chiếm gần 90% hỏi sao các máy ATM không quá tải cho được" - ông Hào nói.
Khuyến khích thanh toán điện tử
Theo các NH, với những giao dịch không nhất thiết phải thanh toán bằng tiền mặt khách hàng có thể chuyển khoản thông qua việc sử dụng các kênh giao dịch khác rất tiện lợi, nhanh chóng mà không phải xếp hàng và chờ đợi như Mobile Banking, Internet Banking...
Khách hàng nên tăng cường sử dụng thẻ thanh toán để thanh toán tiền mua bán hàng hóa, dịch vụ thay cho sử dụng tiền mặt tại các thời điểm trước và trong các kỳ nghỉ lễ, Tết.
Bài: Thái Phương - Ảnh: Đình Thi
Theo_Người lao động
Có tái diễn tình trạng lương, thưởng "kẹt" trong máy ATM? Cùng với niềm vui lĩnh lương thưởng dịp cuối năm là nỗi lo không biết có rút nổi tiền ra khỏi máy ATM để kịp tiêu Tết. Có thể vẫn quá tải Chiều 13/1, theo phản ánh của anh Thanh Tường (Hà Đông, Hà Nội) anh đến rút tiền tại 3 máy ATM của ngân hàng Techcombank trên đường Bà Triệu (Hà Đông)...