Loại vi khuẩn trong vụ ngộ độc của 600 trẻ ở trường Ischool Nha Trang
Vi khuẩn salmonella có thể gây ngộ độc từ nhẹ đến nghiêm trọng. Trong đó, trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch kém là nhóm rất dễ bị tổn thương khi nhiễm khuẩn này.
Vụ ngộ độc làm 648 học sinh trường iSchool Nha Trang nhập viện. Ảnh: Xuân Hoát.
Tối 21/11, lãnh đạo Sở Y tế Khánh Hòa cho biết đã xác định nguyên nhân gây ngộ cho hơn 600 học sinh trường iSchool Nha Trang. Theo đó, kết quả phân lập nuôi cấy mẫu phân ghi nhận tác nhân khiến hàng trăm học sinh trường iSchool Nha Trang ngộ độc, một trẻ tử vong là vi khuẩn salmonella.
Vi khuẩn salmonella là nguyên nhân của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có nhiều vụ quy mô lớn trên thế giới. Ngộ độc do Salmonella có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong.
Triệu chứng
Nhiễm khuẩn Salmonella (salmonellosis) là bệnh do vi khuẩn phổ biến, ảnh hưởng đến đường ruột. Đây là một trong 4 nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy trên toàn thế giới.
Một số người bị nhiễm khuẩn salmonella không có triệu chứng. Hầu hết người bệnh bị tiêu chảy, sốt và đau bụng trong vòng từ 8 đến 72 giờ sau khi tiếp xúc. Bệnh nhân có sức đề kháng tốt sẽ hồi phục sau vài ngày đến một tuần mà không cần điều trị.
Trong một số trường hợp, tiêu chảy có thể gây mất nước nghiêm trọng và bệnh nhân cần tới viện ngay lập tức. Nếu nhiễm trùng lan ra ngoài ruột, bệnh nhân cũng dễ gặp các biến chứng đe dọa tính mạng.
Nhiễm khuẩn Salmonella thường do ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín, gia cầm, trứng hoặc các sản phẩm từ trứng hoặc uống sữa chưa tiệt trùng. Thời gian ủ bệnh – khoảng thời gian từ khi tiếp xúc đến khi phát bệnh – có thể là từ 6 giờ đến 6 ngày. Thông thường, những người bị nhiễm khuẩn salmonella sẽ nhầm sang bệnh cúm dạ dày.
Các dấu hiệu và triệu chứng khi nhiễm khuẩn salmonella bao gồm: tiêu chảy, đau bụng, sốt, buồn nôn, nôn, lớn lạnh, đau đầu, phân có máu… Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm khuẩn salmonella thường kéo dài vài ngày đến một tuần. Tiêu chảy có thể kéo dài đến 10 ngày, nhưng có thể mất vài tháng trước khi ruột trở lại thói quen đại tiện bình thường.
Một số loại vi khuẩn salmonella gây ra bệnh thương hàn – căn bệnh có thể gây chết người phổ biến ở các nước đang phát triển.
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn tuổi hoặc người có hệ miễn dịch kém dễ bị tổn thương hơn khi nhiễm khuẩn salmonella. Bạn nên tới bệnh viện ngay nếu có các triệu chứng sau: Triệu chứng kéo dài hơn một vài ngày, sốt cao, phân có máu, xuất hiện tình trạng mất nước, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu, khô miệng, lưỡi.
Nhiễm khuẩn salmonella xảy ra khi chúng ta ăn uống mất vệ sinh, không ăn chín, uống sôi… Ảnh: VeryWell.
Video đang HOT
Nguyên nhân
Vi khuẩn salmonella thường sống trong ruột của động vật và con người, thải ra ngoài qua phân (phân). Con người bị nhiễm bệnh thường xuyên nhất thông qua nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm.
Thực phẩm và nước bị nhiễm bệnh
Thịt sống, thịt gia cầm và hải sản: Phân có thể dính vào thịt và gia cầm sống trong quá trình giết mổ. Hải sản có thể bị ô nhiễm nếu thu hoạch từ nước bị ô nhiễm. Trứng sống hoặc nấu chưa chín: Vỏ trứng có thể là lớp bảo vệ hoàn hảo khỏi vi khuẩn, song, một số gà vốn đã nhiễm bệnh và trứng đẻ ra đã mang sẵn vi khuẩn salmonella trước khi vỏ được hình thành. Trứng sống được sử dụng trong các món ăn tự chế biến như sốt mayonnaise và sốt hollandaise. Các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng: Sữa và các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng có thể bị nhiễm khuẩn salmonella. Quá trình thanh trùng giết chết vi khuẩn có hại, bao gồm cả salmonella. Hoa quả và rau: Một số sản phẩm tươi, đặc biệt là giống nhập khẩu, có thể bị nhiễm khuẩn salmonella trong quá trình tưới nước. Vi khuẩn cũng gây ô nhiễm trong nhà bếp khi nước từ thịt sống, thịt gia cầm tiếp xúc thực phẩm chưa nấu chín như salad.
Không vệ sinh tay, bề mặt khi chế biến thực phẩm
Nhiều loại thực phẩm bị nhiễm bẩn khi người chế biến không rửa tay, vệ sinh đúng cách. Vi khuẩn nhảy từ tay người chế biến sang thực phẩm và gây bệnh.
Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra nếu chúng ta chạm tay vào vật bị ô nhiễm rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.
Vật nuôi bị nhiễm bệnh và các động vật khác
Động vật và vật nuôi, đặc biệt là chim và bò sát, có thể mang vi khuẩn salmonella trên lông, da hoặc trong phân. Một số thức ăn cho vật nuôi có thể bị nhiễm khuẩn salmonella và có thể lây nhiễm cho động vật.
Ăn chín uống sôi, vệ sinh tay sau khi chế biến thực phẩm là cách đơn giản để ngăn ngừa lây nhiễm salmonella. Ảnh: Freepik.
Biến chứng
Nhiễm khuẩn salmonella thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, ở một số người, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người được ghép tạng, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch yếu, vi khuẩn này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Các biến chứng khi bị nhiễm khuẩn salmonella gồm:
Mất nước: Tiểu ít, nước tiểu sẫm màu, khô miệng, lưỡi, mắt trũng sâu, khóc không nước mắt, mệt mỏi, khó chịu, lú lẫn… Nhiễm trùng huyết: Nếu nhiễm khuẩn salmonella xâm nhập vào máu, nó có thể lây nhiễm khắp mô, gây nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm tủy xương… Viêm khớp phản ứng: Những người đã bị nhiễm khuẩn salmonella có nguy cơ cao bị viêm khớp phản ứng, còn được gọi là hội chứng Reiter, gây tình trạng kích ứng mắt, tiểu buốt, đau khớp…
Khi bị ngộ độc thực phẩm do Salmonella, quan trọng nhất là bù đắp đủ các chất lỏng và chất điện phân đã mất do bị tiêu chảy. Khi nhiễm vi khuẩn salmonella nên uống nước hoặc các chất lỏng bổ sung. Điều chỉnh chế độ ăn uống cho bệnh nhân với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, nên tránh các sản phẩm từ sữa. Người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều để chống lại tình trạng nhiễm khuẩn và nhiễm độc. Với những trường hợp bị nôn không ăn uống được, người bệnh kể cả trẻ nhỏ cũng có thể cần truyền tĩnh mạch.
Để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn samonella, các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên rửa sạch tay với xà bông và nước sạch trong 20 giây sau khi đi vệ sinh, thay tã, xử lý thịt, gia cầm sống, dọn dẹp phân vật nuôi, chạm vào vật nuôi.
Khi giết mổ súc vật, tuyệt đối không để phân, lông dây vào thịt và các phủ tạng khác. Lòng phải làm kỹ, rửa sạch, không để lẫn với thịt, phải luộc kỹ và ăn ngay, không nên để dành. Không ăn tiết canh, thịt tái…
Thức ăn dự trữ hoặc còn thừa phải được nấu lại trước khi ăn. Cần cảnh giác với những món nguội như thịt đông, pate, giò, chả… vì rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nên cất giữ thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, không để quá lâu. Với thức ăn sau khi nấu chín cần ăn ngay. Nếu để lại cần để nguội đồ ăn và nhớ cho vào tủ lạnh ngay, chậm nhất là 4 giờ sau khi nấu xong. Hạn chế ăn ở những nơi không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, hãy để thịt sống, trái cây chưa rửa sạch cách xa các thực phẩm đã nấu chín. Chỉ mua và sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn ở những nơi cung ứng đáng tin cậy, có điều kiện bảo quản tốt. Rửa tay thật sạch trước và sau khi xử lý, chế biến thực phẩm. Rửa trái cây, rau xanh dưới vòi nước chảy. Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chế biến thức ăn cũng như nhà bếp sẽ giúp ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn này.
600 học sinh ngộ độc, 1 em tử vong: Trách nhiệm Ischool Nha Trang?
Vụ việc 600 học sinh Trường tiểu học, THCS & THPT Ischool Nha Trang (Khánh Hòa) ngô đôc thực phâm, 1 em tử vong, trách nhiệm của nhà trường và đơn vị cung cấp thức ăn thế nào?
Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng trên là kinh hoàng, không chỉ lãnh đạo nhà trường và các phụ huynh có con nhập viện bị sốc mà dư luận cũng bàng hoàng, lo lắng.
Các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc xác minh nguyên nhân sự việc, xác định hậu quả xảy ra để có hình thức xử lý phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu thực sự nguyên nhân sự việc là do ngộ độc thực phẩm, rất có thể cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm để tiến hành điều tra làm rõ trách nhiệm của các tổ chức cá nhân có liên quan, xử lý theo quy định của pháp luật.
360 học sinh phải nhâp viên điêu trị nôi trú
Để làm rõ nguyên nhân dẫn đến vụ ngộ độc thực phẩm, Cơ quan điều tra sẽ lấy mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân, lấy mẫu thức ăn, nguồn nước và các thực phẩm mà nhà trường có sử dụng trong thời điểm sự việc xảy ra để kiểm nghiệm nhằm xác định độc tố, nguyên nhân dẫn đến vụ ngộ độc hàng loạt.
Trường hợp xác định hóa chất, độc tố có trong loại thực phẩm nào sẽ tiến hành truy xuất nguồn gốc để xác định việc sản xuất, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, chế biến có đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm hay không, nguyên nhân nào dẫn đến ngộ độc thực phẩm để tiến hành truy trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định pháp luật.
Trong trường hợp có căn cứ cho thấy đã có tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định được mô tả theo khoản 1, Điều 317 Bộ luật Hình sự dẫn đến hậu quả một học sinh tử vong, nhiều học sinh bị tổn hại nghiêm trọng đến đời sống, tâm lý, sức khỏe, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự, xác định trách nhiệm của cá nhân có liên quan để khởi tố bị can, xử lý theo quy định của pháp luật.
Ông Phạm Hữu Bình, Hiệu trưởng Trường iSchool Nha Trang khóc và xin nhận trách nhiệm cao nhất sau cái chết của 1 học sinh trong vụ ngộ độc thực phẩm tập thể.
Nguyên nhân của việc ngộ độc thực phẩm có thể từ nguyên liệu đầu vào không sạch, do cách bảo quản không đúng quy cách hoặc do quá trình chế biến có sai sót. Tuy nhiên, dù nguyên nhân nào chăng nữa, sự việc xảy ra đối với cơ sở giáo dục này là rất đáng tiếc, sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng, uy tín và các bậc phụ huynh cũng sẽ không yên tâm để cho con em mình ăn bán trú tại nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường đã rất lấy làm tiếc và thất vọng bởi sự việc đã xảy ra.
Đây là vụ việc ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng gây lo lắng cho nhiều phụ huynh. Do đó, cơ quan chức năng và các cơ sở giáo dục cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát để phát hiện ra những thiếu sót, vi phạm trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở các cơ sở giáo dục, tránh những vụ việc tương tự có thể xảy ra ở các cơ sở giáo dục khác đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của các em học sinh.
600 học sinh ngộ độc sau bữa ăn bán trú:
Theo thông cáo báo chí của Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa về vụ việc ngộ độc tập thể tại Trường Tiểu học, THCS và THPT iSchool Nha Trang, trưa ngày 17/11, Trường Ischool Nha Trang tổ chức bữa ăn trưa cho 880 học sinh được chia làm 2 suất với các món ăn Cơm gà xốt trứng; gỏi gà (gà xé cà rốt bắp sú rau răm); cánh gà chiên; canh (xương cà rốt cải thảo); dưa leo. Bữa ăn xế lúc 13h30 gồm bánh ngọt paparoti; Uống nước tại hệ thống lọc nước của trường.
Khoảng 5h sau khi ăn, một số em xuất hiện các triệu chứng đau bụng, khó chịu, tiêu chảy nhiều lần, đến khoảng 22h00 ngày 17/11 xuất hiện thêm triệu chứng sốt, buồn nôn, nôn. Đến 22h 30 phút cùng ngày các em được người nhà đưa đi nhập viện.
Tính đến 11h ngày 20/11, tổng số ca tiếp nhận tại các bệnh viện liên quan đến sự việc là 600 ca. Trong đó, xử trí ổn định cho về theo dõi 240 ca; nhập viện điều trị nội trú 360 ca. Trong số 360 ca điều trị nội trú, đã xuất viện 93 ca; đang điều trị 266 ca (21 trường hợp nặng cần theo dõi); 1 trường hợp tử vong (sinh năm 2016).
Một học sinh tử vong:
Học sinh tử vong L.Z.X (SN 2016, trú ở xã Vĩnh Hiêp, TP Nha Trang), bô là người ngoại quôc, mẹ người Viêt Nam, hiên là nam sinh lớp 1. 1h32' ngày 18/11, bênh nhân được gia đình đưa đên Bênh viện 22-12 trong tình trạng nôn ói nhiều, mệt, đau bụng, chân đoán viêm dạ dày, ruột cấp và hạ K máu. Chiều tối ngày 19/11, bệnh nhân mệt, lơ mơ, co giật, tím, ngưng tim. Hồi sức có tim chuyển Bệnh viện đa khoa tỉnh. Chẩn đoán lúc chuyển tuyến: sốc nhiễm trùng/ ngộ độc thực phẩm
Lúc 17h46 bênh nhân được chuyên đên Bênh viên Đa khoa tỉnh Khánh Hòa trong tình trạng lơ mơ, da trắng bệch, huyêt áp tụt 80/60mmHg, tim nhanh 180 lần/phút, tăng trương lực cơ toàn thân, co giật, khó thở, phải xử trí an thần, thở máy, truyền dịch, sử dụng thuôc kháng sinh, vận mạch.
Đên 6h40' sáng 20/11, bênh nhân sốt 39 độ, huyết áp và nhịp tim phụ thuộc vận mạch, thở máy ống nội khí quản, dấu hiệu suy đa phủ tạng, phải sử dụng 3 loại kháng sinh. Theo chỉ định của các bác sĩ Bênh viên Đa khoa tỉnh Khánh Hóa, 8h30' sáng cùng ngày, bênh nhân phải chuyên vào Bênh viên Nhi đồng 2 TP HCM khi đang sôt 39 độ, huyết áp tụt 80/60mmHg, nhịp tim 180 lân/phút, phụ thuộc vận mạch, thở máy ống nội khí quản, sử dụng thuôc Tiemam, Ciprobay. Dobutamin, Noradrenalin, Adrenlin, truyên dịch, an thần. Tuy nhiên khi đang trong hành trình qua địa phân Ninh Thuân, bênh nhân đã tử vong.
Chưa phát hiện vi phạm về an toàn thực phẩm
Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế đã tổ chức Đoàn điều tra ngộ độc thực phẩm kết hợp với địa phương, Ban Giám hiệu trường học kiểm tra thực tế việc chấp hành các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể tại trường ISchool (do Hộ kinh doanh Bùi Phúc Lam ký hợp đồng với Nhà trường). Kết quả kiểm tra, cơ sở chấp hành các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa phát hiện vi phạm về an toàn thực phẩm.
Đoàn điều tra đã lập biên bản lấy mẫu và niêm phong toàn bộ mẫu thức ăn được lưu tại cơ sở đối với thực đơn bữa ăn trưa, bữa ăn xế ngày 17/11 gửi về Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm tìm nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Hiện đang chờ Viện Pasteur Nha Trang nuôi cấy và phân lập định danh vi khuẩn, xác định nguyên nhân độc tố. Dự kiến đến ngày 23/11 mới có kết quả từ phía Viện Pasteur Nha Trang.
Hiệu trưởng nhà trường và đại diện tập đoàn đã xin lỗi và nhận trách nhiệm
Chiều 20/11, Trường iSchool Nha Trang và đại diện Tập đoàn Nguyễn Hoàng - TPHCM (đơn vị chủ quản của trường) tổ chức gặp mặt các phụ huynh. Ông Phạm Hữu Bình - Hiệu trưởng nhà trường và đại diện tập đoàn đã xin lỗi và nhận trách nhiệm khi để xảy ra sự việc. Lãnh đạo nhà trường cam kết sẽ cùng phụ huynh tập trung chăm sóc tốt cho các HS, chịu trách nhiệm về các chi phí điều trị cho đến khi HS mạnh khỏe.
Ông Nguyễn Lâm Quang Thoại - đại diện Tập đoàn Nguyễn Hoàng cam kết, sáng 21/11 sẽ mời các bác sĩ đầu ngành tham gia hỗ trợ tại các bệnh viện để điều trị cho những trường hợp đang nằm viện. Nhà trường cũng thông báo trường tạm dừng dạy học 1 tuần kể từ ngày 21/11 để HS ổn định sức khỏe; trường tiến hành kiểm tra an toàn vệ sinh môi trường để đảm bảo an toàn toàn tuyệt đối khi HS đến học tại đây; tạm dừng hoạt động bán trú cho đến khi được phép.
Bếp ăn liên quan 257 học sinh nhập viện bị tạm dừng hoạt động Bếp ăn cung cấp suất cơm cho trường Ischool Nha Trang (Khánh Hòa) bị yêu cầu tạm đình chỉ hoạt động sau khi 257 học sinh nhập viện, nghi bị ngộ độc thực phẩm. Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế hôm nay yêu cầu Sở Y tế Khánh Hòa tạm thời đình chỉ hoạt động bếp ăn trường Ischool Nha Trang....