Loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm “ẩn nấp” trong các bể bơi và đây là cách phòng tránh
Là địa điểm được nhiều người ưa thích vào mùa hè, nhưng cũng vì lý do đó mà những bể bơi công cộng tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh do mất vệ sinh do lượng người sử dụng tăng cao đột biến.
Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), số người phải nhập viện do mắc Cryptosporidiosis – 1 loại bệnh gây ra bởi vi khuẩn Cryptosporidium lây lan qua nước hồ bơi bị ô nhiễm, hay còn được gọi là bệnh tiêu chảy sau khi đi bơi – đang gia tăng đột biến.
Có một loại vi khuẩn hồ bơi đã làm tăng tình trạng bệnh tiêu chảy khi đi bơi tại Mỹ.
Cryptosporidiosis là gì?
Cryptosporidiosis bắt nguồn từ một loại ký sinh trùng mang tên Cryptosporidium. Loại ký sinh trùng này thường lây truyền qua đường phân – miệng. Waleed Javaid, bác sĩ kiêm trưởng khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm tại Tổ chức Mount Sinai Downtown, New York cho biết.
Cryptosporidiosis là loại ký sinh trùng thường lây truyền qua đường phân – miệng.
Vì vậy, nếu một người bị đi ngoài liên tục trong vài ngày trước khi sử dụng bể bơi công cộng, vi khuẩn còn sót lại của bệnh tiêu chảy có thể lây nhiễm cho những người bơi khác. Điều này rất dễ xảy ra do thường có 1 số lượng người không vệ sinh sạch sẽ trước khi xuống bể bơi.
Hầu hết những người mắc Cryptosporidiosis chỉ ở dạng nhẹ. Các triệu chứng có thể bao gồm tiêu chảy hay cảm thấy khó chịu trong bụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này có thể có các biến chứng nghiêm trọng hơn như làm suy yếu hệ thống miễn dịch. CDC cho biết, những người này thường mắc tiêu chảy lâu hơn người khỏe mạnh, có thể kéo dài tới 3 tuần.
Video đang HOT
Cách phòng tránh lây nhiễm Cryptosporidiosis
Bác sĩ Javaid cho biết, những người bị suy giảm miễn dịch cần phải cảnh giác với môi trường có nguy cơ gây bệnh cao. Ngoài ra, hãy thận trọng nếu xung quanh hồ bơi có gia súc hoặc động vật khác vì ký sinh trùng có thể lây truyền từ chúng sang người. Đồng thời, bất cứ khi nào bạn chạm vào gia súc, hãy chắc chắn vệ sinh tay sạch sẽ sau đó.
Ngoài ra, bạn cần phải cẩn thận những người xung quanh, đặc biệt là trẻ em. Không ít cha mẹ tắc trách cho con đi bơi sau khi trẻ bị tiêu chảy vài ngày trước đó. Như đã đề cập, ký sinh trùng Cryptosporidium có thể tồn tại và lây truyền qua đường phân và miệng. Hơn nữa, do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ kém hơn người trưởng thành, bạn cũng không nên để trẻ bơi ở nơi có nguy cơ mắc bệnh cao.
Cuối cùng, nếu bạn bị tiêu chảy hay các bệnh về đường ruột, hãy tránh đi đến các bể bơi công cộng để hạn chế khả năng lây truyền bệnh cho những người sở hữu sức đề kháng kém.
Source (Nguồn): Health
Theo Helino
Trẻ đi bơi rất dễ mắc bệnh vùng kín: Chuyên gia mách cho cha mẹ các giải pháp tốt nhất để phòng bệnh cho con
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, viêm âm đạo là chứng bệnh rất thường gặp khi đi bơi và không loại trừ cả trẻ nhỏ. Đây là bệnh vùng kín khi cho con đi bơi thường gặp nhất mà cha mẹ cần hết sức chú ý.
Trẻ dễ bị viêm âm đạo - Bệnh vùng kín khi cho con đi bơi hay gặp nhất
Đi học bơi được khoảng 2 tuần, con gái 9 tuổi của chị Linh (Đống Đa, Hà Nội) đã bày tỏ tự chán nản trông thấy trên khuôn mặt và nói với mẹ rằng không muốn đi bơi nữa. Chị Linh vô cùng hốt hoảng và tức giận, gặng hỏi con vì sao nhưng bé vẫn không chịu trả lời.
Cho đến khi chị thu dọn giặt đồ cho con, phát hiện quần trong của con có dịch âm đạo nhiều hơn bình thường, đặc biệt có màu khác lạ thì chị càng tá hỏa. Buổi tối hôm ấy, chị nhẹ nhàng thủ thỉ tâm sự cùng con và rồi cuối cùng cô bé cũng chịu khai ra "con thấy vùng kín có chuyện lạ chỉ sau đi bơi vài buổi đầu tiên".
"Con bé bày tỏ lo lắng và thực sự không muốn đi bơi nữa vì vùng kín thường xuyên ngứa rát sau mỗi lần bơi. Ngay hôm sau, mình đưa con đi khám phụ khoa ngay thì được bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm âm đạo. Kỳ đi bơi mùa hè hào hứng của con kết thúc bởi câu chuyện buồn ấy", chị Linh thở dài.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), bên cạnh việc bể bơi công cộng đều đông đúc, một số bể bơi không đảm bảo công tác vệ sinh, xử lý lọc nước chưa tốt, trẻ đi bơi chưa tuân thủ biện pháp vệ sinh cá nhân trước đó hoặc không được người lớn nhắc nhở..., bể bơi chứa nguồn chất thải do một số người kém ý thức như khạc nhổ, tè bậy, hỉ mũi, đờm dãi... Tất cả đều có thể dẫn đến nguy cơ trẻ mắc bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo ở trẻ nhỏ khi đi bơi có thể là do chất lượng nước bể bơi không đảm bảo.
Phòng tránh bệnh vùng kín ở trẻ khi đi bơi vào mùa hè
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp), viêm âm đạo là chứng bệnh rất thường gặp khi đi bơi và không loại trừ cả trẻ nhỏ. Đây là bệnh vùng kín khi cho con đi bơi hay gặp nhất.
Nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo ở trẻ nhỏ khi đi bơi có thể là do chất lượng nước bể bơi không đảm bảo, có thể do nhiễm nấm ở hồ bơi, mặc đồ bơi thuê tại bể không đảm bảo độ sạch sẽ cũng như tính cá nhân...
BS Dung nhấn mạnh, để phòng tránh bệnh vùng kín khi cho con đi bơi cần chú ý điều đầu tiên là không được mặc đồ ướt trên người quá lâu sau đi bơi. Đây là điều kiện dễ khiến vi khuẩn từ nước bể bơi bám vào người sinh sôi, nảy nở và gây bệnh vùng kín cho con bạn.
Viêm âm đạo là chứng bệnh rất thường gặp khi đi bơi và không loại trừ cả trẻ nhỏ.
BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung
Trong nước có thể màng nhiều vi khuẩn hoặc vi khuẩn bên ngoài vùng kín, hậu môn mà dùng vòi nước xịt từ dưới lên dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn ngược lên tử cung, gây viêm nhiễm và nấm. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục của chị em, thậm chí ảnh hưởng đến chuyện sinh sản
Sau khi tắm rửa sạch sẽ xong, bé cần được lau khô người bằng khăn sạch, sau đó mới mặc quần áo khô vào người và về nhà. Khi về nhà, bé cần được tắm rửa lại một lần nữa bằng nước sạch, có thể vệ sinh vùng kín cho con bằng dung dịch vệ sinh dành cho trẻ nhỏ được bác sĩ cho phép dùng để tránh nguy cơ mắc bệnh vùng kín tối đa.
Để phòng bệnh cho bé khi đi tắm ở bể bơi, chuyên gia cho biết thêm, cha mẹ cần trang bị đồ dùng cá nhân bao gồm quần áo, kính, mũ, phao bơi, nút tai khi bơi... Không dùng chung với bất cứ trẻ nào khác để phòng tránh nguy cơ lây lan các mầm bệnh.
Khi đi bơi, nên chọn bể bơi có mật độ người tắm thấp cho bé, giảm sự lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, mẹ cũng cần chọn bể bơi đảm bảo khâu vệ sinh như tắm tráng trước và sau khi bơi, bể bơi thường xuyên được kiểm tra, thay nước. Sau khi con đi bơi về mà thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần đi khám ngay để điều trị kịp thời.
Theo afamily
Nước ở các bể bơi là tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ: Việc cần thiết cha mẹ phải làm để phòng bệnh cho con khi đi bơi Dịch bệnh đau mắt đỏ thường xuất hiện vào khoảng tháng 8-9 nhưng thời điểm này đã có rất nhiều trẻ mắc bệnh. Nguyên nhân được xác định chủ yếu là do bơi lội tại những bể bơi công cộng vào thời điểm oi bức, nóng nực hiện nay. Nguyên nhân đau mắt đỏ là bệnh trẻ cực dễ mắc khi đi bơi...