Loại ung thư liên quan đến bệnh tình dục đáng sợ gấp bội
Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra lý do bất ngờ khiến ung thư biểu mô tế bào vảy ở họng – miệng di căn và tiến triển nhanh chóng: lười… đánh răng.
Theo các tác giả từ Đại học California ở San Francisco (Mỹ), ung thư biểu mô tế bào vảy ở vùng vòm họng và miệng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Nó chiếm đến 90% các trường hợp ung thư ở vùng họng – miệng và tỉ lệ sống sót trong 5 năm vẫn không thay đổi bất chấp các nỗ lực y học trong nhiều thập kỷ qua.
Tế bào ung thư vùng họng – miệng. Ảnh: ORAL CANCER RESEARCH GROUP
Nguyên nhân dẫn đến loại ung thư này bao gồm hút thuốc, uống rượu và nhiễm HPV, một loại virus lây truyền qua đường tình dục, đồng thời gây ra bệnh u nhú. Trong đó, HPV là nguyên nhân đang ngày một gia tăng ở nhiều nước. Một nghiên cứu cũng của Mỹ hồi đầu năm cho thấy 90% trường hợp ung thư biểu mô ở vòm họng và miệng là do HPV.
Nghiên cứu mới công bố trên PLOS Pathogens đã phát hiện ra những “sát thủ” trong miệng đã tiếp tay cho dạng ung thư này. Đó là 3 loại mầm bệnh nha chu (Porphyromonas gingivalis, Treponema denticola, and Fusobacterium nucleatum) đã tăng cường sự di căn, xâm lấn và hình thành khối u. Phát hiện này được khẳng định trong thí nghiệm trên chuột. Các mầm bệnh này đã gây hại cho nhóm vi khuẩn có lợi trong miệng, thứ có thể ức chế bệnh ung thư ở vùng họng – miệng.
Vì vậy, các tác giả đề xuất việc điều trị dạng ung thư này cần kết hợp với điều trị bệnh nha chu nếu có. Đồng thời, việc giữ vệ sinh răng miệng và nhanh chóng điều trị bệnh nha chu cũng rất quan trọng trong việc ngăn chặn bệnh này trở nên nguy hiểm hơn nếu lỡ bị. Tiêm ngừa HPV từ khi còn nhỏ, tình dục an toàn, tránh xa thuốc lá, hạn chế rượu… là các biện pháp được khuyến cáo để phòng ung thư vùng miệng – họng nói chung.
Lật lại vụ thử thuốc kháng sinh Penicillin tại Mỹ gần 100 năm trước
Để thử nghiệm công dụng của thuốc kháng sinh Penicillin mới được phát hiện trên các bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong những năm 40 của thế kỷ trước, các nhà khoa học Mỹ đã cố ý làm các binh sĩ, tù nhân và những người bị bệnh tâm thần ở Guatemala mắc bệnh giang mai và các bệnh tình dục khác.
Video đang HOT
Thử nghiệm vô đạo đức
Đầu năm 2019, một thẩm phán ở bang Maryland của Mỹ đã ra phán quyết cho phép tiếp tục đơn kiện tập thể đòi bồi thường 1 tỉ USD chống lại trường Đại học Johns Hopkins, Công ty dược phẩm Bristol-Myers Squibb và Quỹ Rockefeller vì vai trò của các tổ chức này trong thí nghiệm khiến hàng trăm người Guatemala bị lây nhiễm bệnh giang mai tiến hành vào những năm 1940.
Phán quyết này được xem là chiến thắng cho 444 nạn nhân và thân nhân của những người bị ảnh hưởng trong vụ thử nghiệm vô đạo đức năm nào. Vụ việc bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ trước.
Đây là thời điểm mà thuốc penicillin - loại thuốc kháng sinh đầu tiên mà các nhà y khoa học khám phá ra - mới được Tập đoàn Dược phẩm Bristol-Myers Squibb của Mỹ bào chế thành công. Đến nay, công dụng của penicillin đều đã được thế giới biết rõ.
Thuốc này trong những năm qua cũng đã được sử dụng để cứu chữa cho rất nhiều người. Tuy nhiên, ở thời điểm mới được phát hiện ra, người ta chưa biết được hết tất cả tác dụng của nó đối với các loại bệnh tật. Đó cũng chính là lý do của sự ra đời của thí nghiệm gây phẫn nộ của Mỹ.
Một nữ y tá Mỹ chuẩn bị tiêm kháng sinh cho bệnh nhân.
Chương trình thử nghiệm nói trên được Chính phủ Mỹ chấp thuận, được Quỹ từ thiện Rockefeller ở New York hỗ trợ tài chính thông qua Ủy ban Phê duyệt tài trợ Liên bang nhằm kiểm nghiệm công dụng của thuốc kháng sinh penicillin trong việc ngăn chặn các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Theo một số nguồn tin, sở dĩ các nhà nghiên cứu Mỹ đã cố gắng ngăn chặn và tìm cách chữa khỏi bệnh lậu và giang mai bởi thực tế trong những năm Chiến tranh thế giới II cho thấy những bệnh này đặc biệt gây tổn hao nhân lực trong quân đội.
Theo một tài liệu của Chính phủ Mỹ năm 1943, bệnh lậu được cho là làm mất 7 triệu ngày làm việc của quân đội mỗi năm. Chi phí điều trị cho các bệnh này lên tới khoảng 34 triệu USD và các phương pháp điều trị thường được sử dụng lại không hiệu quả. Ban đầu, Tiểu ban về các bệnh hoa liễu thuộc Hội đồng Nghiên cứu quốc gia Mỹ đưa ra một số phương án về nơi tiến hành thí nghiệm. Trong đó, phương án cơ sở tâm thần đã bị loại trừ vì các bệnh nhân sẽ không thể đồng ý chấp nhận tham gia thử nghiệm.
Các nhân viên quân sự cũng từ chối vì họ không muốn phải dứt bỏ việc quan hệ tình dục. Phương án tiến hành tại nhà tù sau đó được chấp thuận và triển khai sau khi các bệnh nhân được hứa hẹn trả 100 USD để làm tình nguyện tham gia thử nghiệm và một số tù nhân chẳng mấy quan tâm đến tình trạng của bản thân. Song, kế hoạch này đã thất bại vì một số bệnh nhân đã không nhiễm bệnh sau khi được cấy các chủng bệnh lên cơ quan sinh dục.
Một nguyên đơn trong vụ kiện.
Sau đó, qua một số tiếp xúc phương án tiến hành thử nghiệm tại Guatemala được chấp thuận. Một số bên tại nước này cũng đã tham gia vào nghiên cứu. Trong khuôn khổ chương trình, từ năm 1946 đến 1948, các nhà khoa học tại trường Đại học John Hopkins đã cố tình gây nhiễm bệnh cho người dân tại Guatemala để phục vụ cho việc nghiên cứu của họ. Ban đầu, một nhóm những cô gái hành nghề mại dâm tại địa phương đã cố tình để bị nhiễm vi khuẩn giang mai và một số bệnh hoa liễu khác.
Tiếp đó, những cô gái này được trả tiền để họ quan hệ tình dục với các binh sĩ, tù nhân và bệnh nhân tâm thần người Guatemala, mục đích là cố ý làm lây nhiễm bệnh giang mai cho càng nhiều người càng tốt. Điều đáng nói ở đây là những người bị lấy làm đối tượng thí nghiệm không hề được thông báo về việc này.
Trong một trường hợp, một gái mại dâm đã quan hệ tình dục với 8 người lính Guatemala trong khoảng thời gian 71 phút. Các binh sĩ không hề được thông báo rằng đây là một phần của thí nghiệm y tế. Một số người đã bị tiêm vi khuẩn trực tiếp lên cơ thể. Theo kết quả được công bố gần đây, tổng cộng đã có hơn 1.300 người Guatemala bị cố tình làm cho mắc bệnh giang mai và một số bệnh hoa liễu khác như bệnh lậu, hạ cam.
Sau khi những nạn nhân bị nhiễm bệnh, một số người được cho điều trị bằng thuốc kháng sinh penicillin. Tuy nhiên, theo một số thống kê, trong tổng số 1.308 người bị cố tình lây nhiễm bệnh, chỉ có 678 người được điều trị. Ít nhất khoảng 200 người bị thiệt mạng sau những ngày tháng sống trong cảnh bi đát vì không được chữa trị gì. Kết quả thí nghiệm đã không được công bố rộng rãi.
Công bố chấn động
Ngoài thử nghiệm trên, bác sĩ John Cutler - làm việc tại trường Đại học John Hopkins - cũng tham gia vào một nghiên cứu tương tự tại thành phố Tuskegee, bang Alabama và một thử nghiệm khác được tiến hành năm 1943 đối với bệnh lậu ở Terre Haute, bang Indiana. Tại các nơi này, các tù nhân cũng đã bị cố ý làm cho nhiễm bệnh để theo dõi về tình hình sức khỏe của họ sau khi được điều trị khỏi bệnh.
Điểm khá hơn ở đây là chương trình có thông báo cho những người tham gia vào thí nghiệm và được sự đồng ý của họ. Trong đó, tại Tuskegee, hàng trăm người Mỹ da đen cũng đã bị cố ý làm cho lây bệnh giang mai, từ năm 1942 đến năm 1972 mới dừng lại.
Công chúng sẽ không bao giờ biết được vụ việc động trời nếu nữ Giáo sư Susan Reverby - một sử gia tại trường Đại học Wellesley ở bang Massachusetts của Mỹ - không phát hiện vụ việc sau nhiều năm mày mò tìm hiểu về các tài liệu liên quan đến cuộc nghiên cứu y học ở Tuskegee.
Tháng 5/2010, sau khi thông báo với chính phủ Mỹ, Giáo sư Reverby đã công bố chi tiết về vụ thử nghiệm với những con số kinh hoàng tại Guatemala trên Tạp chí Nghiên cứu chính sách Mỹ. Chính phủ Mỹ sau đó đã lên tiếng thừa nhận vụ việc là có thật. Vụ việc đã gây phẫn nộ trên thế giới, dấy lên làn sóng lên án gay gắt vụ thử nghiệm phi nhân tính, mang đồng loại ra làm chuột bạch bất chấp mọi nguyên tắc của y đức mà các bác sĩ người Mỹ đã tiến hành ở Guatemala ở thế kỷ trước.
Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton vào tháng 10/2010 đã phải lên tiếng xin lỗi thế giới và người dân Guatemala. Tổng thống Mỹ Obama cũng đã điện đàm với người đồng cấp Guatemala để xin lỗi.
Báo cáo của Ủy ban do Tổng thống Mỹ thành lập để điều tra vụ việc năm 2011 cũng kết luận thí nghiệm đã được thực hiện ở Guatemala đã không đối xử với những người tham gia vào nghiên cứu như những con người, không thông báo cho họ về việc họ đang tham gia thử nghiệm, đi ngược lại các quy định.
3 kiểu nấu ăn có thể tạo ra chất độc gây ung thư: Tiếc rằng nhiều người vẫn vô tư làm Nếu bạn là người nội trợ thì hãy lưu ý rằng những thói quen nấu ăn này có thể gây ung thư và nhiều bệnh tật khác. Hãy nhanh chóng thay đổi sau khi đọc để gia đình khỏe mạnh. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta không thể thiếu cơm cà mắm muối, nấu ăn từ sáng đến chiều mỗi ngày...