Loại thực phẩm được mệnh danh là “hạt trường sinh”, gia đình nào cũng nên tích trữ
Lạc được mệnh danh là “ hạt trường sinh”. Lạc là loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Những món ăn chế biến từ lạc mang lại công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Theo Đông y, nhân lạc có tính bình, vị ngọt béo. Có tác dụng nhuận phế, hòa vị, trừ đàm, chỉ huyết. Chủ yếu dùng để chữa ho khan, ít sữa, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, bệnh dạ dày mạn tính, viêm thận mạn, cước khí.
Vỏ lụa (hóa sinh y) của nhân lạc chữa xuất huyết như xuất huyết do thiếu tiểu cầu ở bệnh sốt xuất huyết, xuất huyết nguyên phát hay thứ phát. Vỏ lụa cầm máu mạnh hơn nhân lạc 50 lần.
Vỏ cứng ngoài cùng đem nấu lấy nước có tác dụng hạ huyết áp, giãn mạch làm lưu thông máu.
Lạc là món ăn có khắp nơi, cảm giác đầu tiên là thơm, bùi, ngậy và có tác dụng phòng chữa nhiều bệnh.
Hạt lạc còn có nhiều tác dụng kỳ diệu khác:
Tốt cho tim mạch
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lạc giàu chất béo bão hòa giúp bảo vệ tim mạch. Đồng thời, hạt lạc còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh.
Người thường xuyên ăn lạc và các sản phẩm từ lạc có thể giảm 35% tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Phụ nữ mãn kinh thường xuyên ăn lạc cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
Giảm cholesterol, ngừa lão hóa
Video đang HOT
Chất niacin có trong lạc giúp tăng cường năng lượng cho bộ nhớ và giúp kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu, giảm lượng cholesterol xấu và cholesterol tốt.
Chất polyphenol trong lạc cũng có tác dụng làm giảm cholesterol, bảo vệ tim và chống lão hóa.
Ngăn ngừa ung thư
Trong một số loại dầu thực vật như đậu, lạc có chứa chất teta-sitoserol giúp chống lại bệnh tim mạch bằng cách tác động đến quá trình hấp thụ cholesterol. Ngoài ra nó còn ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Thức đẩy sự phát triển của cơ thể
Lạc có chứa hàm lượng canxi cao. Đây là thành phần quan trọng trong cấu tạo xương. Do đó, ăn lạc thường xuyên có thể thúc đẩy sự phát triển, củng cố hệ xương vững chắc.
Ngoài ra, lạc có chứa hơn 10 loại axit amin thiết yếu. Trong đó chất lysine có thể giúp nâng cao trí thông minh ở trẻ, axit gulamic và axit aspartic thúc đẩy sự phát triển của tế bào não, tăng cường khả năng ghi nhớ.
Nếu ở "thời điểm vàng" này bạn ăn một bắp ngô sẽ vừa làm đẹp da, vừa sống khỏe nhưng có 4 nhóm người tuyệt đối đừng ăn
Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi ăn ngô, bạn cần ghi nhớ: Thời điểm vàng để ăn và những đối tượng không nên ăn nó.
Trải qua một hành trình lịch sử rất dài, dù có biết bao món ngon xuất hiện thì ngô vẫn là nguồn thực phẩm cần thiết của người Việt Nam.
Khi ở ngoài vỉa hè, ngô nướng, ngô luộc được liệt vào trong danh sách những món đặc sản. Còn ở trong nhà hàng sang trọng, ngô luôn là nguyên liệu cần thiết để chế biến các món ăn đắt tiền của cả Âu lẫn Á. Trong Đông y, ngô còn được sử dụng như một loại thuốc.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), ngô có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, bình can, lợi đàm. Đông y sử dụng ngô để áp dụng nhiều bài thuốc như: Trị mất ngủ, khó ngủ. Lợi tiểu, giảm huyết áp. Chữa yếu sinh lý. Cải thiện những chứng bệnh dạ dày. Chữa viêm thận, viêm bàng quang. Làm đẹp da, bổ cho tóc...
Ngoài ra, ngô còn chứa nhiều chất béo, chất xơ, protein, carbohydrate... hàm lượng vitamin của ngô gấp từ 5-10 lần gạo, lúa mì.
Ngô dù bổ dưỡng nhưng nhất định phải ăn cho đúng thì mới có thể hấp thụ mọi dinh dưỡng tuyệt vời của nó, bằng không sẽ khiến sức khỏe bạn trở nên trầm trọng hơn. Trước khi ăn ngô bạn cần biết: Thời điểm vàng để ăn và những đối tượng không nên ăn nó.
1. Thời điểm vàng bạn nên ăn một bắp ngô trong ngày
Theo các chuyên gia, ngô là thực phẩm rất thích hợp để ăn sáng vì lúc này nồng độ axit trong dạ dày tương đối cao, lượng cellulose có trong ngô có tác dụng kích hoạt đường tiêu hóa hoạt động.
Ngô là thực phẩm rất thích hợp để ăn sáng.
Hơn nữa, ngô cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để bắt đầu làm việc trong một ngày dài, nó được xem như một loại thực phẩm lành mạng, bổ dưỡng trong buổi sáng.
2. Ngô ngon bổ nhưng có 4 nhóm người không nên ăn
Ngô là thực phẩm ngon bổ, được công nhận cả trong Đông y lẫn Tây y nhưng theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) có một số nhóm người sau không nên ăn nó:
- Người có chức năng tiêu hóa kém
Ngô vốn là thực phẩm chứa tỷ lệ tinh bột cao, hạt lại cứng vì thế nếu đang có chức năng tiêu hóa kém mà ăn nhiều ngô sẽ tạo ra gánh nặng lớn cho dạ dày, gây đầy hơi, khó tiêu.
- Bệnh nhân tiểu đường
Ngô có chứa lượng carbohydrate cao, nếu ăn nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu. Vì thế theo lương y, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường phải tránh ăn ngô.
Ngô có chứa lượng carbohydrate cao, nếu ăn nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu.
- Người thiếu canxi, sắt
Nếu đang trong tình trạng thiếu canxi hoặc sắt, bạn đặc biệt không nên ăn ngô bởi trong những loại lương thực thô như ngô có chứa nhiều chất xơ và axit phytic, khi kết hợp với nhau có thể tạo thành chất kết tủa, gây cản trở việc cơ thể hấp thụ khoáng chất.
- Trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ vốn có chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện, chính vì vậy nếu để trẻ ăn thực phẩm nhiều chất xơ như ngô sẽ tạo gánh nặng rất lớn cho dạ dày.
Lưu ý:
Khẩu phần ăn ngô dành cho một người lớn, khỏe mạnh là một bắp ngô. Người đang có bệnh hoặc gặp bất cứ phản ứng phụ nào sau khi ăn ngô cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi định sử dụng món này thường xuyên.
Các loại ung thư vợ chồng dễ mắc giống nhau Do thói quen ăn uống, tiếp xúc gần gũi, hai vợ chồng có thể cùng mắc bệnh liên quan tới phổi, gan, dạ dày, ruột. Các bác sĩ đưa ra khái niệm "ung thư vợ chồng" chỉ tình trạng, nếu vợ hoặc chồng mắc ung thư, thì sau một thời gian, nửa kia cũng phát hiện bị mắc bệnh tương tự. Theo nghiên...