Loài thú từng làm cha đẻ thuyết tiến hóa bối rối
Loài thú sở hữu đặc điểm của nhiều loài từng làm đau đầu Charles Darwin đã được giới khoa học xác định trên cây tiến hóa.
Các nhà khoa học trong nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nature Communications cho biết đã xác định được vị trí trên cây tiến hóa của loài thú bí ẩn tuyệt chủng khoảng 12.000 năm trước , CNN ngày 27/6 đưa tin.
Loài Macrauchenia patachonica sống ở Nam Mỹ tuyệt chủng cách đây 12.000 năm. Đồ họa: Jorge Blanco.
Loài thú ăn cỏ có tên Macrauchenia patachonica này sống trong kỷ băng hà cuối cùng ở khu vực ngày nay là Nam Mỹ. Chúng sở hữu đặc điểm của nhiều loài khác, như cổ dài giống cổ lạc đà không bướu, chân ba ngón như chân tê giác và vòi ngắn như heo vòi. Chúng được cho là có thân hình giống tê giác có lông, đầu giống hà mã.
Dựa trên nghiên cứu sử dụng collagen của loài này năm 2015, hai nhà khoa học Ross MacPhee và Michi Hofreiter dẫn đầu nhóm nghiên cứu phân tích ADN ty thể từ một hóa thạch của Macrauchenia được tìm thấy ở Nam Mỹ và khôi phục bộ gene của con vật bằng cách tiếp cận mới dù không có loài gần gũi.
Bằng phương pháp này, các nhà khoa học xếp Macrauchenia vào nhóm thú họ hàng của động vật guốc lẻ Perissodactyla, gồm ngựa, tê giác và lợn vòi. Hai nhóm này tách ra khoảng 66 triệu năm trước, quanh thời điểm cuộc đại tuyệt chủng diễn ra khi một tiểu hành tinh va vào Trái Đất.
Video đang HOT
“Đặc điểm khác biệt của con thú là phần mũi. Chúng tôi không có hóa thạch mô mềm nên không biết liệu mũi của nó phát triển thành vòi như voi hay giống phần mô như ở heo vòi. Sinh vật này không giống bất kỳ con vật nào còn sống ngày nay”, MacPhee nói. “Phần đầu hốc mũi của Macrauchenia nằm giữa hai hốc mắt thay vì trên răng”.
“Giờ đây khi đã xác định được vị trí của loài này trên cây tiến hóa, chúng ta có thể giải thích rõ hơn về những đặc điểm tiến hóa của chúng”, Hofreiter nói. Theo các nhà nghiên cứu, việc lấp đầy các khoảng trống trên cây tiến hóa giúp con người hiểu được lịch sử sự sống trên Trái Đất.
Hóa thạch của loài này lần đầu tiên được Charles Darwin phát hiện năm 1834 trước khi được chuyển cho nhà cổ sinh vật học Anh Richard Owen. Dù là cha đẻ của thuyết tiến hóa, Darwin đã rất bối rối và không biết xếp loài thú này vào đâu trên cây tiến hóa do sinh vật này sở hữu đặc điểm của nhiều loài khác nhau.
Theo Vũ Phong/VnExpress
Anh em song sinh của Mặt trời khiến khủng long tuyệt diệt?
Nhóm các nhà thiên văn Mỹ đã tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của một hành tinh song sinh với Mặt trời, từng gây ra đại thảm họa tuyệt chủng trên Trái đất.
Người anh em song sinh của Mặt trời được cho là nguyên nhân khiến loài khủng long tuyệt diệt.
Theo Daily Mail, những nhà nghiên cứu thiên văn từ lâu đã nghi ngờ về sự tồn tại của hành tinh song sinh với Mặt trời gọi là Nemesis.
Giới khoa học tin rằng, chính người anh em song sinh của Mặt trời là nguyên nhân khiến thiên thạch khổng lồ đổi hướng, lao vào Trái đất và gây ra thảm họa tuyệt chủng đối với loài khủng long.
Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng củng cố lập luận về sự tồn tại của Nemesis và mở ra giả thuyết về khả năng mọi ngôi sao đều có người anh em song sinh.
Nhóm nghiên cứu Đại học California, Berkeley đã khởi động lại công cuộc tìm kiếm Nemesis sau khi quan sát những ngôi sao hình thành gần đây trong chòm sao Perseus.
Các nhà thiên văn cho rằng Mặt Trời hình thành trong hệ sao nhị phân.
Họ thiết kế một mô hình toán học và nhận thấy giả thuyết về việc mọi ngôi sao đều có một phiên bản song sinh hoàn toàn chính xác đối với các ngôi sao trong chòm Perseus.
"Đúng, chúng tôi cho rằng Nemesis có tồn tại từ cách đây rất lâu", Steven Stahler, nhà thiên văn học ở Đại học California, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.
"Chúng tôi cho chạy một loạt mô hình thống kê để xem liệu có thể giải thích số lượng sao trẻ đơn lẻ trong chòm sao Perseus hay không. Chỉ có một mô hình duy nhất cung cấp dữ liệu phù hợp, đó là tất cả sao lúc đầu đều ra đời trong hệ sao nhị phân rộng. Các hệ thống này co lại hoặc tách ra trong vòng một triệu năm", Stahler nói.
Trong nghiên cứu này, hệ sao nhị phân rộng chỉ hai ngôi sao ở cách nhau hơn 500 đơn vị thiên văn (AU). Một đơn vị thiên văn chỉ khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái đất (150 triệu km).
Hình ảnh Mặt trời giống như khuôn mặt khổng lồ. Ảnh: NASA.
Dựa theo mô hình, bản sao song sinh của Mặt trời nhiều khả năng đã thoát ra khỏi hệ sao nhị phân và nằm ở đâu đó cùng những ngôi sao khác trong dải Ngân hà. Nói cách khác, Mặt trời có thể sẽ không bao giờ có cơ hội gặp lại người anh em song sinh Nemesis.
"Giả thuyết nhiều ngôi sao hình thành với bản sao song sinh đã được đưa ra trước đây, nhưng câu hỏi là có bao nhiêu hệ sao như vậy?", người đứng đầu nghiên cứu, Sarah Sadavoy tại Đài quan sát vật lý thiên văn Smithsonia nói.
"Theo mô hình đơn giản của chúng tôi, gần như tất cả ngôi sao đều hình thành với một bản sao. Chòm sao Perseus được xem là khu vực hình thành sao khối lượng thấp điển hình, nhưng chúng tôi cần kiểm tra mô hình với những chòm sao khác".
Theo Danviet
Vụ va chạm sao chổi khiến sự sống Trái đất tuyệt diệt Dấu vết chạm khắc trong khu khảo cổ ở Thổ Nhĩ Kỳ đã hé lộ câu chuyện về vụ va chạm sao chổi thảm khốc, hủy diệt phần lớn sự sống trên Trái đất cách đây 13.000 năm trước. Sao chổi được cho là đã đâm vào Trái đất cách đây 13.000 năm, gây nên thảm họa tuyệt chủng. Theo Daily Mail, các...