Loài thú tiết ra hương liệu quý như vàng được dùng làm nước hoa
Chồn hương hay còn gọi là cầy vòi hương là loại động vật hoang dã. Đặc điểm sinh học độc đáo của loài vật này tỏa ra mùi thơm nồng nàn, giúp thu hút ‘đối phương’.
Cầy hương hay chồn hương (Viverricula indica) là một loài thú nhỏ thuộc họ Cầy (Viverridae) sống ở các khu vực đồi núi và trung du trên khắp Việt Nam, điển hình như tại nương rẫy, ven suối, trên các savan đồi cây bụi.
Chúng có kích cỡ tương đương với mèo nhà, thân dài 54-63 cm, đuôi dài 30-43 mm. Cầy hương trưởng thành nặng từ 2 đến 4 kg.
Cầy hương sống đơn độc, đi kiếm ăn từ tối đến nửa đêm, đôi khi chúng săn mồi vào ban ngày, thức ăn yêu thích của cầy hương chính là chuột, côn trùng hay một số loài bò sát nhỏ, chim, quả, rễ cây.
Cầy hương ngủ trong hang hoặc khúc gỗ rỗng khi không đi kiếm mồi. Thời điểm sinh sản của loài vật này từ tháng 4 cho tới tháng 6, mỗi lứa con cái thường đẻ bốn hoặc năm con, thời gian mang thai trung bình kéo dài từ 65 đến 69 ngày.
Cầy con mới đẻ khoảng 10 tuần tuổi sẽ đạt trọng lượng 1kg, tuổi thọ trung bình từ 8 đến 9 năm trong điều kiện nuôi nhốt.
Điều đặc biệt ở cầy hương đó chính là tuyến tỏa ra mùi thơm giúp chúng thu hút bạn tình vào mùa sinh sản.
Video đang HOT
Xạ hương của loài cầy hương là dược liệu quý, ngoài ra nó còn được dùng làm nguyên liệu sản xuất nước hoa cao cấp. Bên cạnh đó, người ta còn nuôi cây hương để lấy thịt, sản xuất cà phê chồn.
Tại Việt Nam, cầy hương đã được nuôi sinh sản thành công ở các trang trại.
Chúng thuộc diện ít quan tâm trong Sách Đỏ IUCN vì sự phân bố rộng và các quần thể cầy hương khỏe mạnh sống trong cảnh quan nông nghiệp và thứ sinh ở nhiều quốc gia.
Dù vậy, số lượng cầy hương hoang dã ở Việt Nam không còn nhiều do bị mất sinh cảnh sống và tình trạng săn bắn quá mức. Cần bảo vệ nghiêm ngặt để phát triển vững bền loài thú này trong môi trường tự nhiên của chúng.
Những hình ảnh bất ngờ trong vườn Quốc gia Vũ Quang
Quá trình hoàn thành đặt bẫy và thu 85 điểm bẫy ảnh nhằm phục vụ hoạt động giám sát đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Vũ Quang đã ghi nhận 58 loài động vật hoang dã, quý hiếm thông qua bẫy ảnh.
Hình ảnh một cá thể Mang lớn được bẫy ảnh ghi lại
Sáng 22-12, Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, cho biết đơn vị này vừa hoàn thành đặt và thu 85 điểm bẫy ảnh nhằm phục vụ hoạt động giám sát đa dạng sinh học.
Bước đầu, qua kiểm tra ghi nhận có 58 loài động vật hoang dã, quý hiếm, trong đó có 9 loài đặc hữu của dãy Trường Sơn và nhiều loài khác như: Khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, khỉ đuôi lợn, khỉ mốc, mang thường, sơn dương, nai, tê tê, chồn bạc má, cầy vòi mốc, cầy gấm, chồn họng vàng, triết bụng vàng, triết chỉ lưng, dúi, mèo rừng, sóc, lợn rừng, gà so lưng gụ, khướu đất hung, hoét xanh, cheo cheo Nam Dương, nai, nhím bờm, nhím đuôi dài, cầy vòi hương...
Hai cá thể mang thường được bẫy ảnh ghi lại
Trong đó, có một số loài rất quan trọng cho công tác bảo tồn tại khu vực, cần có các phương án bảo vệ nghiêm ngặt, như: Mang lớn (một dạng hươu), mang Trường Sơn, thỏ vằn Trường Sơn, cầy vằn Bắc, voi châu Á.
Hai cá thể voi châu Á được bẫy ảnh ghi lại
Ngoài ra, thông qua hoạt động tuần tra Vườn Quốc gia Vũ Quang cũng đã tháo gỡ bẫy, thu được 518 bẫy các loại, phát hiện và phá hủy 8 lán trại trái phép.
Loài thỏ vằn Trường Sơn cũng được bẫy ảnh ghi lại
Vườn Quốc gia Vũ Quang được thành lập theo quyết định số 102/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 30-7-2002, được công nhận là "Vườn Di sản ASEAN" năm 2018, nằm trên địa bàn các huyện Vũ Quang, Hương Khê và Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh), hiện quản lý, bảo vệ 57.029,84ha rừng và đất lâm nghiệp.
Khỉ đuôi lợn được chụp lại
Đây là một trong những trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất Việt Nam, nơi lưu giữ nhiều nguồn gene rất giá trị cho công tác bảo tồn. Trong đó, có nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm, có tên trong danh mục sách đỏ IUCN và sách đỏ Việt Nam, cần được ưu tiên bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt.
Một số hình ảnh về các cá thể động vật hoang dã quý hiếm tại Vườn Quốc gia Vũ Quang được ghi nhận qua bẫy ảnh.
Gà tiền mặt vàng
Hoét xanh
Khỉ mặt đỏ
Đuôi cụt
Gà lôi trắng
Cheo cheo Nam Dương
Lửng lợn
Cầy gấm
Loài sát thủ phát tiếng kêu ghê rợn quay trở lại Australia sau 3.000 năm tuyệt chủng Là loài thú có túi ăn thịt lớn nhất thế giới, quỷ Tasmania từng là nỗi ám ảnh rất lớn đối với những người yêu thích thiên nhiên hoang dã tại Australia, bởi chúng không chỉ rất hung dữ, mà còn liên tục phát ra những tiếng kêu rùng rợn. Quỷ Tasmania (tên khoa học Sarcophilus harrisii) là một loài thú có túi...