Loại thịt này tuy rẻ nhưng lại chính là “thuốc quý” của người Việt, cuối năm càng nên ăn nhiều để tăng cường sức khỏe
Món thịt đồng quê này được chứng minh chứa nhiều protein ngang ngửa thịt gà, bò, dê. Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… rất cao.
Những ngày cuối năm bận rộn, nếu gia đình bạn đang cần tìm một loại thực phẩm vừa chế biến nhanh lại đưa cơm thì đừng bỏ qua thịt vịt. Không như các loại thịt khác, thịt vịt dùđem luộc, đem nướng hay nấu lẩu đều có hương vị độc đáo không thể lẫn với bất cứ món nào.
Vịt không chỉ ngon mà còn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho gia đình bạn. Nghiên cứu cho thấy, trong 100g thịt vịt có chứa khoảng 25g chất protein, tương đương so với thịt bò, heo, dê. Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic cũng rất cao.
Đánh giá về thịt vịt, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng loại thịt này ăn ít nhất 1 lần/tuần có thể giúp mọi người bổ sung dinh dưỡng, kéo dài cuộc sống, đặc biệt ăn trong những ngày cận kề Tết thì càng phù hợp.
Theo Đông y, thịt vịt vị ngọt, hơi mặn, tính lương (mát). Công hiệu thanh nhiệt giải độc, tư âm giáng hỏa. Đặc biệt có hiệu quả đối với các bệnh có sốt, sởi, trừ khử thử nhiệt, đại tiện táo, phụ nữ kinh nguyệt ít…
Ăn thịt vịt vào thời điểm cuối năm, sẽ đem về tác dụng thế nào?
Từ nguyên liệu quen thuộc là thịt vịt, chúng ta có thể chế biến thành các bài thuốc, món ăn có công dụng trị bệnh hiệu quả. Cụ thể như sau:
1. Tốt cho người viêm phế quản, ho hen
Cách làm: Sử dụng vịt mái già 1 con, bách hợp tươi 300g, gia vị. Vịt mổ bụng bỏ lòng đã làm sạch, cho bách hợp vào bụng tưới 2 muỗng rượu, gia vị, bỏ đầu vịt vào bụng buộc chặt lại. Chưng cách thủy cho chín. Ăn thịt, lòng và bách hợp.
Thịt vịt là loại thực phẩm ngon và bổ.
2. Tốt cho người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể
Video đang HOT
Cách làm: Một con vịt, đại táo, liên nhục, bạch quả, cả 3 vị thuốc đều lấy 49 quả, nhân sâm 3g. Vịt làm sạch, đại táo tách bỏ hạt, liên nhục ngâm bóc bỏ vỏ và tâm sen, bạch quả bỏ vỏ và ruột, nhân sâm thái lát nhỏ vụn. Dùng rượu, tương và dầu quét đều ngoài da và trong bụng vịt, sau đó cho cả 4 vị thuốc vào bụng vịt, khâu lại, hầm chín rồi ăn.
3. Trị đau đầu, chóng mặt buôn nôn, nôn ói, phù nề, tiểu ít
Cách làm: Một con vịt, 200g đậu đỏ, thảo quả 10g, hành sống. Vịt làm sạch, đậu đỏ xay ngâm mềm đãi sạch cùng thảo quả xay nhuyễn, trộn đều rồi cho vào bụng vịt, khâu lại, cho nước đun ninh nhừ, thêm hành, không cho muối rồi ăn sẽ phát huy công dụng chữa bệnh rất tốt.
4. Điều trị tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt
Cách làm: Thịt vịt 100g nấu 30 phút, đỗ trọng 30g, mộc nhĩ trắng 30g. Cho các nguyên liệu vào nấu thêm 15 phút rồi ăn.
Vịt có thể điều trị được tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt.
5. Tốt cho bệnh nhân hen suyễn, thiếu máu
Cách làm: Thịt vịt nạc 300g, băm nhỏ ướp gia vị, gạo tẻ 100g, nước mía 300ml. Cho các nguyên liệu vào nấu cháo, ninh nhừ. Cháo chín cho thịt vịt đảo đều, đun tiếp cho chín vịt. Ăn ngày 3 lần, duy trì liền một tuần.
6. Bồi bổ cho sinh lý nam giới
Cách làm: Chuẩn bị 300g thịt vịt; 20g gừng; 60g kỷ tử; 60g nấm hương; 3 củ cà rốt; 10 quả táo đỏ. Ướp thịt vịt với gia vị, đem xào săn miếng thịt, rồi cho các nguyên liệu khác vào nồi hầm trong 30 phút cho mềm.
Thịt vịt sẽ bổ hơn gấp bội nếu được nấu cùng các loại thực phẩm dưới đây
Nếu muốn có món thịt vịt ngon lành và phát huy được đầy đủ mọi tác dụng khi ăn, lương y Bùi Đắc Sáng gợi ý các gia đình có thể chế biến thịt vịt cùng một số thực phẩm sau:
- Hạt sen: Món thịt vịt vốn rất giàu dinh dưỡng, giàu chất béo vì thế, nên ăn thịt vịt chung với hạt sen có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ cơ thể rất tốt.
- Cải thảo: Thịt vịt có chứa nhiều protein, chất béo và cholesterol… vì vậy nếu ăn cùng loại rau chứa nhiều vitamin C như cải thảo sẽ có thể thúc đẩy trao đổi cholesterol trong máu, có lợi cho sức khỏe.
- Củ mài : Nếu các gia đình ăn thịt vịt chung với củ mài có thể giảm hàm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt hiệu quả bồi bổ rất tốt.
- Nấu cháo: Món cháo vịt có thể làm giảm chất béo trong cơ thể, ngoài ra có thể đào thải chất dư thừa.
- Kim ngân hoa: Thịt vịt nổi tiếng với công dụng tiêu sưng, trị nhiệt độc, mụn độc. Còn kim ngân hoa lại có công dụng trong giải độc, tiêu trừ mụn, nhuận da… 2 món này ăn kèm với nhau sẽ là liều “thuốc quý” cho da.
Cách uống tinh bột nghệ tốt cho cơ thể
Tinh bột nghệ là một loại gia vị nổi tiếng, không chỉ được sử dụng để tạo màu, tăng hương vị cho các món ăn, làm đẹp mà còn có những công dụng đặc biệt đối với sức khỏe con người. Để sử dụng tinh bột nghệ hiệu quả bạn có thể thực hiện bằng một trong những cách dưới đây.
Uống tinh bột nghệ với nước lọc hoặc nước ấm
Uống tinh bột nghệ với nước ấm có thể khai thác được các thành phần hữu ích có trong nghệ. Bạn nên pha với nước ấm dưới 40 độ, không dùng trên 50 độ vì nhiệt độ này phá vỡ cấu trúc của các thành phần hữu ích trong nghệ. Chỉ cần pha 2 thìa cà phê tinh bột nghệ với 200ml nước ấm, uống mỗi ngày 2 lần sáng và tối.
Uống tinh bột nghệ với sữa tươi
Tinh bột nghệ uống với sữa sẽ tạo cảm giác dễ uống hơn (Ảnh AFP)
Do đặc tính của nghệ có mùi hăng, khó uống nên khi pha chung với sữa tươi sẽ giúp bạn dễ uống hơn. Chỉ cần 2 thìa cà phê tinh bột nghệ cùng với 200ml sữa tươi, dùng đều đặn mỗi ngày vào buổi sáng và chiều để giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn.
Uống tinh bột nghệ với mật ong
Tinh bột nghệ thường được uống với mật ong (Ảnh AFP)
Dùng tinh bột nghệ cùng với mật ong không những tăng hương vị mà cả mật ong và tinh bột nghệ đều tốt cho sức khỏe. Vì vậy, khi bạn kết hợp chúng lại với nhau, hỗn hợp này sẽ giúp điều trị được nhiều bệnh lý và tăng cường sức khỏe cho bạn.
Bạn hãy trộn 2 thìa cà phê mật ong cùng với 200ml nước ấm và 1 thìa mật ong. Uống đều đặn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối.
Tùy thuộc vào khẩu vị và sở thích người dùng nên tinh bột nghệ được phối hợp khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tinh bột nghệ phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống ở hai thời điểm là trước khi ăn 15 phút hoặc sau khi ăn 15 phút.
Bạn không nên lạm dụng uống tinh bột nghệ, nên uống vừa phải và đều đặn hàng ngày. (Ảnh AFP)
Tinh bột nghệ dù cho có tốt đến mấy nhưng nếu bạn lạm dụng hoặc dùng không đúng cách sẽ phát sinh tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy khi uống tinh bột nghệ bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Thành phần nghệ có tính nóng, vì vậy đối với phụ nữ mang thai không nên dùng, nếu dùng sẽ gây ra hiện tượng co bóp tử cung, ảnh hưởng đến thai nhi.
- Không dùng tinh bột nghệ song song với thuốc tây tránh ảnh hưởng đến hồng cầu.
- Tinh bột nghệ dùng quá liều sẽ có tác dụng phụ dễ gây các bệnh về dạ dày, tiêu chảy, đổ nhiều mồ hôi, bù nôn... vì thế khi sử dụng tinh bột nghệ chú ý liều lượng vừa phải.
- Đối với những bạn đang bị rong kinh, đến kỳ hay dùng thuốc liên quan đến máu nên cân nhắc trước khi sử dụng tinh bột nghệ, bởi vì trong nghệ chứa các chất ngựa, acid gây ra tình trạng máu khó đông.
- Những bệnh nhân có bệnh thận, sỏi mật hay bị sởi, nếu muốn dùng tinh bộ nghệ bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
- Tinh bột nghệ có tính khó hấp thụ nếu bạn uống như cách thông thường, vì vậy bạn nên bổ sung thêm vitamin chứa piperine để dễ hấp thu các dưỡng chất có trong tinh bột nghệ.
Béo phì có thể gây mù Hãng tin UPI (Mỹ) dẫn một nghiên cứu mới tại Xứ Wales (Anh) cho thấy ngày càng có nhiều người béo phì mắc chứng đau đầu hiếm gặp mang tên tăng huyết áp nội sọ vô căn (IIH), có khả năng gây mù. Béo phì - SHUTTERSTOCK Chứng IIH xảy ra khi chất lỏng xung quanh não và tủy sống tích tụ trong...