Loại tên lửa nào của Mỹ đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc xung đột ở Ukraine?
Tên lửa chống bức xạ của Mỹ được coi là “chìa khóa” trong cuộc xung đột của Ukraine với Nga.
Hình ảnh chiếc MiG-29UB Fulcrum của Không quân Ukraine được tích hợp tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88. Ảnh: MoD/DOD Ukraine
Tên lửa chống bức xạ do Mỹ cung cấp đã giúp khống chế một số hệ thống vũ khí nguy hiểm nhất của Nga ở Ukraine trong những ngày gần đây.
Tờ The Hill (Mỹ) dẫn lời một phi công Ukraine, người tự nhận có mã hiệu là “Juice”, cho biết lực lượng không quân nước này gần đây đã sử dụng tên lửa chống bức xạ để chế áp các hệ thống phòng không của Nga.
“Đó là một sự hỗ trợ tuyệt vời cho chúng tôi. Trên thực tế, đây là một trong những vũ khí tiên tiến nhất mà chúng tôi có vào thời điểm hiện tại. Chúng rất đắt và chúng tôi có số lượng hạn chế”, viên phi công Ukraine trên nói, đồng thời lưu ý rằng họ phải chọn lọc trong việc nhắm mục tiêu, loại bỏ các hệ thống tên lửa tầm xa “nguy hiểm nhất” của quân đội Nga.
Sự hiện diện của tên lửa chống bức xạ ở Ukraine lần đầu tiên được Tiến sĩ Colin Kahl, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách về Chính sách xác nhận. Ông Kahl cho biết loại tên lửa này đã được đưa vào một số gói viện trợ sát thương gần đây từ Mỹ và làm cho các khả năng hiện có của Ukraine hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Mặc dù trước đây các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ chưa cho biết loại tên lửa chống bức xạ cụ thể hoặc số lượng được viện trợ cho Ukraine, CNN đưa tin rằng chúng là Tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88, có thể bắn trúng mục tiêu cách xa hơn 30 km.
Các tên lửa chống bức xạ của Mỹ được cho là có liên quan đến việc phá hủy ít nhất 5 hệ thống pháo phòng không của Nga, 4 hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-300 và một hệ thống tên lửa Pantsir-S1, tờ Kiev Post đưa tin.
Trang Tin tức Quốc phòng (defensenews.com) ngày 20/8 cũng cho rằng Mỹ đang tăng cường viện trợ cho Ukraine các loại vũ khí “tìm kiếm và tiêu diệt” nhằm vào pháo binh Nga.
Cụ thể, trong gói viện trợ quân sự mới trị giá 775 triệu USD cho Ukraine, Mỹ lần đầu tiên gửi cho quốc gia Đông Âu này loại máy bay không người lái ScanEagle, để nhắm mục tiêu vào pháo binh, cũng như pháo 105mm và đạn chống tăng cho súng phóng lựu Carl Gustaf.
Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine cũng bao gồm tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88, cho phép các lực lượng Ukraine nhắm mục tiêu vào các radar của Nga trong cuộc xung đột đang tập trung vào pháo binh. Đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc công khai tiết lộ thông tin chi tiết về việc cung cấp tên lửa chống bức xạ tốc độ cao cho Ukraine.
“Ukraine đã sử dụng thành công những tên lửa này. Họ đã tích hợp thành công chúng lên máy bay Ukraine. Và điều này cho phép Ukraine tìm kiếm và phá hủy các radar của Nga”, một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ nói với các phóng viên. Lầu Năm Góc đã cho phép quan chức này bình luận với điều kiện giấu tên.
Lầu Năm Góc cũng sẽ gửi 15 chiếc ScanEagle – một loại máy bay không người lái tầm thấp nhỏ, có độ bền cao do Insitu chế tạo và được sử dụng để trinh sát, nhằm giúp dẫn đường nhắm mục tiêu cho pháo binh Ukraine. Những loại vũ khí đầu tiên khác bao gồm 16 khẩu pháo 105mm (với 36.000 quả đạn) cũng như 1.000 quả đạn chống tăng cho súng phóng lựu Carl Gustaf do các đồng minh khác gửi tới.
Gói viện trợ cũng bao gồm 40 phương tiện chống mìn, 50 chiếc Humvee và 1.000 tên lửa chống tăng Javelin.
Gói mới là một phần trong khoản hỗ trợ kinh tế và an ninh trị giá 40 tỷ USD đã được Quốc hội Mỹ thông qua và ký thành luật vào tháng 5 năm nay. Đây là gói vũ khí và thiết bị quân sự thứ 19 mà Mỹ cam kết viện trợ cho Ukraine kể từ khi cuộc xung đột nổ ra vào ngày 24/2.
Lầu Năm Góc lần đầu thừa nhận gửi tên lửa chống radar cho Ukraine
Hôm 8/8, Lầu Năm Góc lần đầu tiên thừa nhận đã gửi tên lửa chống radar cho Ukraine để đối phó với chiến dịch quân sự của Nga.
Tên lửa chống radar AGM-88 (HARM). Ảnh: Wikipedia
Theo kênh CNN, ông Colin Kahl, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ về Chính sách cho biết Washington đã gửi một số tên lửa chống bức xạ tốc độ cao để giúp Ukraine nhắm mục tiêu vào các hệ thống radar của Nga. Tuy nhiên, ông không nói rõ Mỹ đã cung cấp bao nhiêu tên lửa, loại tên lửa chống bức xạ đó là gì và chúng đã được gửi đi khi nào.
Một quan chức quốc phòng giấu tên tiết lộ rằng loại tên lửa được gửi đến là Tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 (HARM). Theo Lực lượng Không quân Mỹ, HARM có tầm bắn vượt 30 km, khiến chúng trở thành một trong những vũ khí tầm xa hơn mà Mỹ cung cấp cho Ukraine. Các tên lửa này có thể được sử dụng để nhắm mục tiêu vào các hệ thống radar phòng không của Nga, chẳng hạn như S-400 - loại vũ khí khiến Không quân Ukraine gặp nhiều khó khăn khi hoạt động trên một vùng không phận rộng lớn.
Ông Kahl cho biết loại tên lửa này được gửi đi thông qua "gói hỗ trợ an ninh mới dành cho Ukraine". Tuy nhiên trên thực thế, trong 5 gói hỗ trợ gần đây nhất từ ngày 1/7, phía Mỹ chưa từng đề cập đến HARM. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết: "Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ để lực lượng không quân của Ukraine hoạt động có hiệu quả hơn".
Ông Kahl cũng đề cập đến việc Mỹ từng gửi các phụ tùng thay thế cho chiến đấu cơ Mig-29 nhằm giúp Ukraine có thể tái sử dụng các máy bay chiến đấu thời Liên Xô.
Ukraine chưa từng công khai việc tiếp nhận hoặc sử dụng HARM. Tuy nhiên, trong những báo cáo gần đây, một phần của tên lửa này đã từng được nhìn thấy ở vùng lãnh thổ của Ukraine đang bị Nga kiểm soát.
Trong động thái liên quan, hôm 8/8, Lầu Năm Góc đã công bố gói viện trợ vũ khí trị giá 1 tỷ USD cho Ukraine. Đây là gói vũ khí lớn nhất Mỹ viện trợ cho Kiev kể từ khi xung đột nổ ra cho đến nay. Gói viện trợ này bao gồm nhiều loại đạn dược cho một số hệ thống vũ khí quan trọng, trong đó có hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS). Quân đội Ukraine đã sử dụng hiệu quả loại vũ khí này để nhắm mục tiêu vào các sở chỉ huy, kho đạn của Nga ở khu vực miền đông Ukraine.
Với gói viện trợ mới nhất này, Washington đã gửi cho Kiev tổng cộng 9,1 tỷ USD hỗ trợ an ninh kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Ba Lan hiện đại hóa quân đội bằng 'nguồn tài chính của Ukraine' Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine, Ba Lan đã củng cố và tăng cường lực lượng vũ trang nước này. Một khẩu lựu pháo tự hành AHS Krab của Quân đội Ba Lan. Ảnh: DN Trang tin Euractiv.pl (Ba Lan) ngày 9/6 dẫn tuyên bố từ các đại diện của chính phủ nước này cho biết, Ba Lan sẽ hiện đại hóa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháy lớn tại nhà máy sản xuất lốp Kumho (Hàn Quốc)

Ông Trump dừng đàm phán, gửi thư thông báo thuế cho các nước

Ukraine nói Nga nêu yêu cầu "không thể chấp nhận" trong đàm phán

Các phe phái Palestine đàm phán trực tiếp, chuyên sâu với Hamas

Nhà Trắng phản ứng mạnh trước quyết định hạ tín nhiệm của hãng Moody's

Nga bổ nhiệm "tướng đột phá" làm Tư lệnh Lục quân

Vụ nữ TikToker bị bắn khi đang livestream: Báo động tình trạng sát hại phụ nữ ở Mexico

Moody's hạ mức xếp hạng tín nhiệm đối với nền kinh tế Mỹ

Hai lính cứu hỏa thiệt mạng trong vụ cháy lớn ở Anh

Israel phát động chiến dịch tấn công quy mô lớn vào Dải Gaza

Israel tấn công các cảng tại Yemen

Trợ lý Tổng thống Putin: Xung đột Ukraine lẽ ra có thể kết thúc chỉ trong vài tuần
Có thể bạn quan tâm

Bí ẩn Tử Cấm Thành: Sân gạch bị nứt, vô tình hé lộ bí mật động trời?
Netizen
18:47:44 17/05/2025
Sau khi sinh con, vợ suốt ngày đòi "yêu" khiến tôi khiếp sợ
Góc tâm tình
18:26:39 17/05/2025
Gil Lê bị soi tệ với Xoài Non che ô 1 mình để bạn gái đứng nắng, CĐM réo Xemesis
Sao việt
18:24:52 17/05/2025
Mỹ nhân 2k3 độn hông méo cả người và ám ảnh vẻ đẹp hoàn hảo tại Kpop
Sao châu á
18:16:49 17/05/2025
Tiêu thụ xe điện toàn cầu tăng mạnh, Trung Quốc chiếm hơn một nửa
Ôtô
18:02:09 17/05/2025
Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an
Tin nổi bật
17:57:30 17/05/2025
Khoe phá dỡ nhà cũ đào được "5 thỏi vàng, 24 đồng bạc", người phụ nữ bị cảnh sát bắt ngay sau đó
Lạ vui
17:44:42 17/05/2025
Vén màn âm mưu khiến siêu sao nhạc pop lâm cảnh khốn cùng: Sụp đổ vì 5000 tỷ, ai là kẻ "giật dây"?
Nhạc quốc tế
17:40:04 17/05/2025
10 năm "vịt hoá thiên nga" của cô gái "vừa ăn vừa hát": Nhan sắc thăng hạng không nhận ra, sự nghiệp vẫn lận đận
Nhạc việt
17:36:16 17/05/2025
Ra mắt Bố ơi mình đi đâu thế? 2025: Trung Ruồi, Duy Hưng "đau đầu" vì dàn nhóc tỳ, riêng Neko Lê được đặc cách
Tv show
16:59:25 17/05/2025