Loại táo rẻ tiền có nhiều ở Việt Nam, giúp làm sạch mỡ máu, tốt tiêu hoá và thận
Sơn tra hay táo mèo là loại quả rẻ tiền, nhưng cũng là một dược liệu quý bảo vệ sức khoẻ.
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, táo mèo được biết tới với nhiều tên gọi khác nhau như táo dại, táo nhám, sơn tra… Đây là dược liệu có tác dụng làm tăng vị giác, kích thích tiêu hóa, hoạt huyết hóa ứ, ích khí bổ thận.
Táo mèo có tên khoa học là Zizyphus rugosa Lamk. (Z. oenoplia Mill.), thuộc Họ Táo ta – Rhamnaceae. Bộ phận được dùng làm là thuốc là quả. Quả táo mèo có vị chua, ngọt, tính bình. Quy kinh: Tỳ, Vị.
Gia trị chữa bệnh của táo mèo được ghi chép trong nhiều sách cổ. Theo Tân tu bản thảo, táo mèo là dược liệu vị chua, tính hàn và không độc. Bản thảo cương mục có ghi táo mèo vị chua, ngọt và tính hơi ôn.
Lương y Bùi Đắc Sáng cho hay, trong y học cổ truyền táo mèo tác dụng thanh nhiệt, tán huyết ứ, kích thích tiêu hóa; chủ trị, đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, bệnh gan do lạm dụng rượu, giảm mỡ máu, bổ thận.
Sơn tra hay táo mèo là loại quả rẻ tiền, nhưng cũng là một dược liệu quý bảo vệ sức khoẻ.(Ảnh minh hoạ)
Video đang HOT
Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, nước chiết từ quả táo mèo có tác dụng làm tăng enzyme trong dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa. Táo mèo còn được cho là giúp bảo vệ tim mạch, hạ huyết áp. Nghiên cứu cũng chỉ ra táo mèo thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol, tác dụng hạ lipid trong máu, đồng thời giảm xơ vữa động mạch.
Hiện táo mèo được sử dụng theo nhiều cách khác nhau và tuỳ thuộc vào từng bài thuốc, thông dụng nhất là sắc lấy nước uống, tán bột làm hoàn, ngâm rượu, nấu thành cao…
Theo ông Sáng, người dân hiện nay thường sử dụng táo mèo ngâm để uống rượu với tác dụng bổ khí huyết.
Tuy nhiên, để rượu táo mèo có công dụng làm thuốc cần phải kết hợp thêm với nhiều vị thuốc khác như: Táo mèo chín 50g, đẳng sâm 50g, ba kích thiên 50g, cốt toái bổ 50g, sinh địa 50g, đương qui 50g, xuyên khung 50g, rượu trắng 2 lít. Ngâm rượu, uống 8-12ml/ngày.
Táo mèo rất tốt cho tiêu hoá nên thường được dùng trong các bài thuốc tiêu thực. Trường hợp ăn uống đầy bụng khó tiêu dùng táo mèo khô, sắc uống thay trà trong ngày khi còn ấm, cần duy trì liên tục trong khoảng 2 – 3 ngày để đặt được hiệu quả cao.
Người bị rối loạn mỡ máu dùng táo mèo nấu cháo ăn giúp kiểm soát mỡ máu, do táo mèo có các dược tính giúp thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol. Người bệnh cũng có thể dùng bài thuốc: 10g táo mèo, 10g lá chè tươi, 10g cúc hoa hãm trà uống nước. Mỗi ngày một thang giúp giảm mỡ máu, hạ huyết áp.
Người cao huyết áp, béo phì cũng có thể dùng táo mèo 15g kết hợp với 20g hà diệp hãm lấy nước uống. Bài thuốc đáp ứng tốt với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
Ngoài là thuốc chữa bệnh táo mèo còn được dùng là thuốc bổ can thận, hoạt huyết. Lương y Sáng cho hay, dùng táo mèo là thuốc bổ thận như sau: 16g táo mèo, 16g sinh đỗ trọng, 16g thảo quyết minh, 62g tiên ngọc mễ tu, 6g hoàng bá cùng 3g sinh đại hoàng. Sắc thuốc uống mỗi ngày một thang.
Vị lương y cũng lưu ý để sử dụng táo mèo trở thành bài thuốc hiệu quả phát huy tác dụng cần có sự tư vấn của người có chuyên môn về y học cổ truyền.
Giảm mỡ máu nhờ ăn mướp đắng
Mướp đắng có tác dụng trong việc giảm mỡ máu và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Mướp đắng rất giàu vitamin B1, vitamin C và nhiều loại khoáng chất.
Thực tế, mướp đắng là một loại thực phẩm cung cấp lượng vitamin C hàng đầu trong các loại rau quả. Theo nghiên cứu cho thấy, nó có chứa gấp 5-20 lần vitamin C so với dưa chuột. Việc sử dụng mướp đắng thường xuyên có thể ngăn ngừa đáng kể được nguy cơ mắc các bệnh như xuất huyết, xơ vữa động mạch, ung thư, tim mạch và cảm lạnh. Ngoài ra, nó cũng rất hữu ích trong việc bảo vệ màng tế bào cũng như tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Thực tế, mướp đắng là một loại thực phẩm cung cấp lượng vitamin C hàng đầu trong các loại rau quả
Mặt khác, trong mướp đắng có chứa chất glycoside, đây là một chất có khả năng làm hạ mức đường huyết, do đó có tác dụng hỗ trợ trị liệu cho bệnh tiểu đường loại 2. Bên cạnh đó, việc thường xuyên ăn mướp đắng cũng giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn gây hại và ức chế các tế bào ung thư và vi rút HIV.
Ngoài ra, mướp đắng còn được mệnh danh là "sát thủ của chất béo" vì khả năng tiêu mỡ vô cùng hiệu quả của nó. Với tác dụng giảm béo tuyệt vời này, việc ăn mướp đắng có thể giúp bạn làm giảm tới 60% lượng đường trong cơ thể. Đây cũng chính là lý do vì sao nó được sử dụng khá phổ biến trong Đông Y, vừa có tác dụng giảm cân hiệu quả, vừa điều trị được chứng đau đầu khó chịu.
Ngoài ra, mướp đắng còn có thể kích thích bài tiết insulin, tác dụng trong việc giảm lượng đường trong máu. Nó cũng được biết đến như một vị thuốc dân gian giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường vì nó có khả năng làm giảm mức đường trong máu ở những bệnh nhân mắc bệnh tiền tiểu đường và tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được bằng chứng cụ thể để chứng minh cho điều này.
Một số thử nghiệm lâm sàng khác đã phát hiện ra rằng, mướp đắng có thể cản trở hoạt động và kìm hãm sự phát triển của các loại vi rút, ví dụ như vi rút HIV.
Hơn nữa, kết quả thử nghiệm cũng cho thấy, mướp đắng có khả năng tiêu diệt được các tế bào gây ung thư. Điều này cần được nghiên cứu nhiều hơn nữa để xác minh chính xác hơn.
Tuy nhiên, khi chế biến mướp đắng, bạn không nên xào chúng ở nhiệt độ quá cao để tránh làm giảm tác dụng phân hủy chất béo của loại quả này. Bạn nên thái mướp đắng thành những lát nhỏ và cho thêm chúng vào các món như salad hoặc nộm. Điều này không chỉ giúp bạn giảm cân giảm mỡ hiệu quả mà còn nhanh chóng sở hữu được một thân hình nhẹ nhàng, thon gọn và khỏe mạnh.
Loại nấm thơm ngon, tốt cho trái tim và trí não Xuất hiện khá nhiều trong ẩm thực Nhật Bản, Trung Quốc cũng như Việt Nam, nấm hương là loại thực phẩm thơm ngon và giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tim mạch và giảm stress. Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Tín, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3, nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô,...