Loài rùa quý hiếm sống sót nhờ… biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu thường gây bất lợi cho các loài động vật hoang dã. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng vùng nước ấm lại có lợi hơn cho rùa Quản Đồng – loài rùa mai cứng lớn nhất thế giới nằm trong danh mục loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Rùa Quản Đồng sống ở những vùng nước ấm hơn của các đại dương trên thế giới. Ảnh: Reuters
Ngày càng nhiều rùa Quản Đồng đang làm tổ và đẻ trứng trên các bãi biển phía Tây Địa Trung Hải. Các nhà sinh học biển Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Tunisia phát hiện số lượng tổ rùa trên bãi biển của các nước này trong thập kỷ qua xuất hiện nhiều hơn so với giai đoạn 1990 – 2012.
Theo dữ liệu mới nhất trong một bài báo đăng trên tạp chí khoa học sinh thái Global Ecology and Conservation năm 2022, số lượng tổ rùa đã tăng đáng kể từ năm 2012, lên tới 84 tổ vào năm 2020.
Video đang HOT
Một số nhà khoa học cho rằng điều này có thể là do biến đổi khí hậu dẫn đến sự mở rộng môi trường sống của một loài có nguy cơ tuyệt chủng. Theo một nghiên cứu do tổ chức môi trường CEAM có trụ sở tại Valencia thực hiện vào năm 2020, trong giai đoạn 1982-2019, nước biển ở Địa Trung Hải đã ấm hơn 1,3 độ C.
Nhà sinh vật học Ana Liria, người đứng đầu tổ chức phi chính phủ về bảo tồn đa dạng sinh học ADS Biodiversidad, nhận định biến đổi khí hậu thường gây bất lợi cho động vật hoang dã, nhưng việc nước ấm lên rõ ràng là có lợi hơn cho loài rùa. Bà lưu ý tuổi thọ của chúng lên tới 100 năm, do đó, những thay đổi trong tập tính của chúng cần được quan sát trong thời gian dài.
Các chương trình bảo tồn rùa được triển khai thành công trên toàn cầu trong những thập kỷ qua cũng đã làm tăng số lượng rùa Quản Đồng, giúp đẩy lùi nguy cơ loài này biến mất hoàn toàn ở nhiều khu vực.
Tổ chức ADS Biodiversidad, có trụ sở tại Taliarte trên đảo Gran Canaria, đã giải cứu nhiều con rùa bị thương ở Quần đảo Canary của Tây Ban Nha, đồng thời nghiên cứu về số lượng của chúng ở Cape Verde – khu vực sinh sản chính của loài này ở phía Đông Đại Tây Dương.
Rùa Quản Đồng sống ở những vùng nước ấm hơn của các đại dương trên thế giới và xuất hiện ở Địa Trung Hải. Tuy nhiên, chúng chủ yếu làm tổ ở một số nơi như Florida (Mỹ), Cape Verde, Oman, Mozambique và miền Tây Australia. Loài này có tập tính quay trở lại nơi đẻ trứng trước đó để tiếp tục sinh sản vài năm một lần.
Một con rùa Quản Đồng trưởng thành có thể chiều dài 90 cm và nặng 150 kg. Kích thước và lớp mai cứng bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi. Tuy nhiên, lưới đánh cá, cánh quạt tàu và ô nhiễm đã trở thành những mối đe dọa đối với loài này.
WB muốn khu vực tư nhân tăng hỗ trợ khi nhu cầu tài chính tăng cao
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass hôm 23/3 đã đưa ra một lộ trình mới để khu vực tư nhân tham gia tài trợ dự án ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, khi nhu cầu tài chính hàng năm đã tăng lên 2.400 tỷ USD.
Trụ sở Ngân hàng Thế giới (WB) ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Malpass cho biết theo ước tính mới của WB, nhu cầu tài chính lớn nêu trên có thể giúp giải quyết các tác động của quá trình biến đổi khí hậu, chiến tranh và đại dịch. Và nguồn vốn tư nhân đóng vai trò "thiết yếu" để đáp ứng những nhu cầu đó.
Ông nói thêm rằng chương trình này dựa trên ba trụ cột. Trụ cột đầu tiên nhằm mục đích giúp dòng vốn luân chuyển tốt hơn bằng cách mang lại sự ổn định và minh bạch vĩ mô, đồng thời xây dựng các ngân hàng dữ liệu hỗ trợ chính phủ trong việc ra quyết định. Theo ông, những phân tích này sẽ tập trung vào hành động mà các quốc gia cần thực hiện để xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh, thị trường cạnh tranh và đảm bảo vai trò cân bằng của chính phủ trong nền kinh tế.
Trụ cột tiếp theo nhằm giải quyết các vấn đề về thanh khoản, đồng thời tập trung vào các cơ hội để doanh nghiệp nhà nước thu hút vốn tư nhân. Trụ cột cuối cùng nhằm tạo ra một thị trường chứng khoán đủ sức thu hút các nhà đầu tư tổ chức.
Phát biểu tại một sự kiện do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington tổ chức, ông Malpass cho biết WB về lâu dài mong muốn chứng kiến việc tạo ra một loại tài sản quy mô lớn, năng động, có thể đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển, vượt khỏi giới hạn về biên giới và lĩnh vực nhằm đa dạng hóa rủi ro và giảm bớt chi phí tài chính.
Ông khẳng định sáng kiến này của WB sẽ thúc đẩy phát triển bền vững, toàn diện và thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí CO2, tăng cường khả năng tiếp cận năng lượng, xóa đói giảm nghèo cho người dân cũng như thúc đẩy thế giới đạt được tốc độ số hóa toàn cầu cần thiết.
WB là tổ chức tài chính quốc tế cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn với mục tiêu chính là giảm đói nghèo. Trước đó vào tháng 2/2023, ông Malpass đã tuyên bố từ chức Chủ tịch tại WB và thể chế tài chính quốc tế này sẽ chọn người thay thế ông vào đầu tháng Năm tới.
Khai mạc Hội nghị về biến đổi khí hậu và tan băng vĩnh cửu tại LB Nga Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 22/3 tại thành phố Yakutsk của CH Sakha thuộc LB Nga đã khai mạc Hội nghị khoa học và thực tiễn về biến đổi khí hậu và tan băng vĩnh cửu theo hình thức cả trực tiếp và trực tuyến trong nhiệm kỳ Nga giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Bắc Cực 2021-2023. Băng...