Loài rồng tưởng chỉ có trong thần thoại, quý hiếm bậc nhất hành tinh: “Biến mất” 50 năm, bất ngờ được tìm thấy
Tưởng chừng đã biến mất mãi mãi, loài bò sát kỳ lạ này lại một lần nữa xuất hiện trở lại ở nước Úc sau nửa thế kỷ.
Rồng luôn là một loài vật gắn liền với sự uy nghi, mạnh mẽ và huyền bí và hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chúng chỉ xuất hiện trong những câu chuyện thần thoại hay hư cấu. Nhưng thực tế, trên trái đất thực sự tồn tại một loài vật được gọi tên là rồng, dù hình dáng của nó không như những con rồng mà chúng ta thường tưởng tượng.
Loài động vật này có tên là “ rồng không tai trên đồng cỏ” (grassland earless dragon), danh pháp khoa học của sinh vật này là Tympanocryptis pinguicolla (Viết tắt: T. pinguicolla) . Đây là những sinh vật hiếm hoi được gọi là “rồng”. Cái tên này càng được ưa chuộng hơn kể từ khi chúng được liệt vào danh sách nguy cấp, nhằm tăng sự chú ý của công chúng đối với một loài đang trên đà tuyệt chủng.
Loài T. pinguicolla có hình dạng như thằn lằn, không có cánh, dài khoảng 15cm và sinh sống trên các bãi cỏ thấp. Vì không có lỗ tai bên ngoài, nên mới được gọi với cái tên là “rồng không tai”. Do môi trường sống của chúng đã bị phá hủy trầm trọng, lần cuối cùng người ta nhìn thấy T. pinguicolla là từ 50 năm trước.
Loài rồng không tai Tympanocryptis pinguicolla
Tympanocryptis có 4 loài, bao gồm: T. lineata, T. pinguicolla, T. osbornei, và T. mccartneyi – nằm cách nhau cả trăm cây số. Con rồng không tai trong hình thuộc phân loài T. pinguicolla, từng là loài bản địa tại Melbourne.
Trước đó, cả 4 loài được gộp chung vào một vì rất khó phân biệt. Chỉ đến khi các chuyên gia từ bảo tàng Victoria sử dụng bằng chứng từ ADN và tia X, chúng ta mới xác định được chúng là những phân loài khác nhau. Cũng bởi chúng quá giống nhau, mà phải mãi con người mới nhận ra rằng một nhánh của loài rồng này đã biến mất.
Loài T.pinguicolla được phân loại là loài Nguy cấp trong Sách đỏ IUCN. Một ngiên cứu năm 2019 cho rằng T. pinguicolla có thể đã tuyệt chủng, do hầu hết môi trường sống của chúng bị phá hủy và lần cuối cùng nhìn thấy loài này là vào năm 1969 tại khu vực Geelong, Úc. Điều này cũng khiến nó trở thành loài bò sát tuyệt chủng đầu tiên được biết đến trên đất liền Úc trong thời hiện đại.
Video đang HOT
Tympanocryptis pinguicolla hiện là loài Nguy cấp được liệt kê trong Sách đỏ IUCN
Vào tháng 1/2023, hai nhà sinh thái học Emi Arnold và Pat Monarch đã có mặt tại Bacchus Marsh, phía tây Melbourne, Úc để kiểm tra môi trường sống nhân tạo được tạo ra để bảo vệ các loài động vật nhỏ. Trong khi đang kiểm tra bên dưới một trong những viên gạch đất nung, họ đã phát hiện ra một loài bò sát không có tai. Nghi ngờ rằng loài vật mình vừa tìm thấy là loài rồng không tai ở đồng cỏ Victoria đã tuyệt chủng, cặp đôi này đã ngay lập tức liên hệ với các đồng nghiệp và chuyên gia trong ngành.
Vào tháng 6/2023, việc tái phát hiện loài T.pinguicolla đã được công bố, xác nhận sự tồn tại của nó sau nhiều tháng ngiên cứu thực địa. Hiện tại, loài bò sát này đang được đưa vào chương trình tái sinh tại Vườn thú Melbourne.
Công ty TNHH Khoa học sinh học Colossal và vườn thú ở Victoria, Úc sau đó cũng đã bắt đầu một dự án bảo tồn vào tháng 10/2023 để bảo tồn loài này, cũng như giải trình tự bộ gen của nó. Vườn thú Victoria hiện đang dẫn đầu nỗ lực đưa loài này thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng và ra khỏi danh sách các loài cực kỳ nguy cấp.
Ngoài ra, Vườn thú Victoria còn huấn luyện một đội chó nghiệp vụ để tìm kiếm rồng tại địa điểm đã tìm ra T.pinguicolla và các địa điểm khác ở phía tây Melbourne. Họ hi vọng sẽ tiếp tục tìm kiếm được thêm nhiều cá thể đã bị tuyệt chủng khác, do vài thập kỷ gần đây, châu Úc ghi nhận sự tuyệt chủng của rất nhiều loài động vật, với tỉ lệ cao hơn nhiều so với các châu lục khác. Ít nhất có 29 loài thú đã biến mất do môi trường sống bị phá hủy, động vật ngoại lai và biến đổi khí hậu.
Garry Peterson, Tổng Giám đốc phụ trách của Vườn thú Victoria tuyên bố: “Tất cả chúng tôi đều thật sự sốc. Đây là điểm nhấn trong sự nghiệp khi một loài động vật tưởng chừng đã tuyệt chủng lại xuất hiện trở lại. Điều này thật đáng kinh ngạc vì có thể tôi sẽ không bao giờ có thể trải nghiệm được cảm giác như vậy nữa.”
Xuất hiện nai sừng tấm trắng quý hiếm như trong thần thoại ở Thụy Điển
Bán đảo Scandinavia và khu vực bao gồm một số quốc gia Bắc Âu, là nơi có số lượng loài nai sừng tấm lớn nhất thế giới.
Màu lông đặc trưng của loài này là màu nâu tối nhưng vẫn có một số cá thể nổi bật hơn với bộ lông màu trắng muốt và mềm mại. Tuy nhiên, số lượng những cá thể lông trắng này rất ít và rất hiếm khi được nhìn thấy.
Nai sừng tấm trắng đầu tiên xuất hiện ở miền Tây Varmland, Thụy Điển những năm 1930. Trước đó, một con nai sừng tấm trắng cực hiếm cũng được bắt gặp tại tỉnh Ontɑrio, Canada.
Chúng không mắc bạch tạng mà có một khiếm khuyết trong mã gene gây thiếu sắc tố. Tình trạng này được gọi là leucism.
Chúng có thể có lông sáng hơn, trắng một phần hoặc toàn bộ. Tuy nhiên, mắt và móng vẫn có màu sắc bình thường trong hầu hết các trường hợp, khác với bạch tạng.
Những con nai trắng quý hiếm nàу đôi khi còn được gọi là "nai linh hồn" bởi người dân bản địa, do sự quý hiếm và thuần khiết củɑ chúng.
Nai sừng tấm trắng là những cá thể sinh vật khá rụt rè, chúng sống khá "ẩn dật.
Ngoài tự nhiên, tuổ.i thọ trung bình của chúng là 15-20 năm.
Nai sừng tấm trưởng thành cao 1,5-2 m tính đến vai, nặng hơn 800kg. Chúng có kích thước lớn nhất trong các loài nai.
Theo giới nghiên cứu, hiện có tổng số 400.000 con nai sừng Bắc Mỹ sinh sống, tuy nhiên ước tính chỉ có khoảng 50 cá thể có bộ lông trắng.
Những cá thể nai sừng tấm trắng được bảo vệ đặc biệt theo luật bảo tồn hoang dã năm 1997. Theo đó, những con nai sừng tấm bạch tạng hoặc đột biến gene với hơn 50% cơ thể có màu trắng sẽ bị cấm săn bắ.n tuyệt đối.
Tìm thấy loài côn trùng quý hiếm bậc nhất thế giới, giá hơn 3 tỷ đồng/con Khi đang vui chơi tại một công trình xây dựng, nhóm học sinh tiểu học đã tình cờ phát hiện ra một con côn trùng cực kỳ quý hiếm. Cuối năm 2023, khi đang vui chơi tại một công trình xây dựng ở Cám Châu, Giang Tây, Trung Quốc, 4 học sinh tiểu học đã tình cờ phát hiện ra một con côn...