Loại rau thủy canh của “hot boy” xứ Nghệ có gì mà thu hoạch đến đâu bán sạch sành sanh đến đó?
Mô hình trồng rau không cần đất trong nhà kính là bước đi táo bạo của chàng “hot boy” ở xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An).
Đây cũng được xem là mô hình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, là hướng đi mới đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân xứ Nghệ.
Mô hình trồng ray thủy canh của “hot boy” xứ Nghệ
Chỉ là phóng viên văn phòng thường trú của báo Nông thôn Ngày nay, tôi đã đi và viết rất nhiều mô hình trồng rau của nông dân xứ Nghệ, nhưng khi đến mô hình trồng rau không dùng đất trong nhà kính ( trồng rau thủy canh) của anh nông dân Hồ Sỹ Vương (SN 1988, trú xóm 1, xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) tôi đã khá ngạc nhiên và thích thú.
Anh Hồ Sỹ Vương bên vườn rau thủy canh của mình. Ảnh: NVCC
Trong những ngày cuối năm 2021, được mọi người giới thiệu về mô hình trồng rau độc và lạ, kiểu không giống ai của anh nông dân xã Quỳnh Thạch. Tôi quyết định cùng đồng nghiệp bắt xe ra thăm mô hình nông nghiệp sạch có 1-0-2 này.
Ông Nguyễn Quang Tùng – Chủ tịch Hội Nông dân Nghệ An thăm mô hình trồng rau thủy canh trong nhà kính của anh Hồ Sỹ Vương. Ảnh: Cảnh Thắng
Tại đây, tôi được biết anh nông dân Hồ Sỹ Vương là người đầu tiên ở huyện Quỳnh Lưu và cũng có thể là người đầu tiên của cả tỉnh Nghệ An tiên phong với mô hình trồng rau không cần đất, điều đặt biệt ở chỗ mô hình này lại được đầu tư bài bản, bởi lớp nhà kính trông rất hiện đại, nhưng hiệu quả kinh tế lại làm tôi không thể không tò mò.
Điều mà tôi băn khoăn là việc anh đầu tư mô hình nông nghiệp như vậy mà chỉ trồng các loại rau thì có đem lại hiệu quả kinh tế hay không? Nhưng mọi băn khoăn của tôi dần dần được anh Vương giải đáp.
Tốt nghiệp trường Đại học Hàng Hải với nhiều ước mơ hoài bão, khoảng thời gian tuổi trẻ, anh từng thử sức ở nhiều vị trí mà anh đã theo học suốt 5 năm trên giảng đường nhưng vì hoàn cảnh gia đình, cuối năm 2019, anh Vương quyết định về quê khởi nghiệp. Vốn liếng bao năm công tác anh tích góp quyết định “liều” đầu tư vào làm nông nghiệp công nghệ cao.
Rau thủy canh của anh Hồ Sỹ Vương được trồng bằng dinh dưỡng hòa lẫn với nước. Ảnh: Cảnh Thắng
Qua nhiều đêm nghiên cứu, suy nghĩ về cái được mất nếu đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, anh quyết định tìm cho mình một hướng đi phù hợp nhưng khác với lối canh tác truyền thống, đó là trồng rau thủy canh trong nhà kính.
Việc trong rau thủy canh trong nhà kính không còn là hướng canh tác xa lạ ở Việt Nam. Thế nhưng, không quá khi nói mô hình trồng rau của anh Vương hoàn toàn độc lạ ở nông nghiệp xứ Nghệ.
Video đang HOT
Với 100 triệu đồng tiền tích góp, đầu năm 2020 anh bắt đầu khởi nghiệp trồng rau thủy canh trong nhà kính. Tất cả mọi thứ như xây dựng nhà lưới, lắp đặt hệ thống thủy canh hồi lưu, dựng giàn để trồng các loại rau đều một tay anh mua về tự lắp đặt. Theo anh Vương “đó là cách tiết kiệm chi phí” ngay trong những ngày đầu khởi nghiệp.
Song song với thời gian đó, anh Vương vừa học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật trồng, chăm sóc rau thủy canh, gần như mọi công đoạn đều một tay anh quán xuyến.
Vườn rau thủy canh xanh tốt của anh Hồ Sỹ Vương. Ảnh: Cảnh Thắng
Theo anh Vương để trồng rau thủy canh trong nhà kính đạt năng suất và chất lượng cao: Trước hết phải chọn cho được hạt giống rau tốt, tỷ lệ nảy mầm cao, khi tra hạt giống cần đổ một ít nước vào mút xốp để giữ ẩm, khoảng 4-5 ngày cây nảy mầm. Khi cây rau được hơn 10 ngày, sẽ tách ra, cho vào những rọ bằng nhựa và đặt lên hệ thống giá đỡ.
Hệ thống giá đỡ bao gồm các ống nhựa trồng cây chuyên dụng được kết nối với nhau, bảo đảm dung dịch dinh dưỡng khi bơm vào sẽ chảy dọc theo suốt chiều dài của hệ thống ống đến nuôi từng cây, trước khi hồi lưu trở lại về thùng chứa thành một vòng tuần hoàn khép kín.
Toàn bộ chất dinh dưỡng đã được pha sẵn vào một thùng phuy lớn, cứ mỗi tiếng tưới 1 lần, mỗi lần 15 phút, không được tưới vào ban đêm vì ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Khâu pha chất dinh dưỡng là rất quan trọng, nhiều quá chưa hẳn là tốt, ít quá thì rau không phát triển, nếu không đúng sẽ dẫn đến rau bị úng.
Rau thủy canh của anh Hồ Sỹ Dương cứ 30 ngày là thu hoạch mỗi lứa. Ảnh: NVCC
“Nghề trồng rau thủy canh cần sự tỉ mỉ từ khâu thiết kế, đến chọn hướng đặt nhà màng, làm sao không bị ảnh hưởng bởi gió mùa. Nếu làm sai hướng các luống rau sẽ bị gió thổi làm quắn các lá và rau không phát triển”, anh Vương nói.
Hướng canh tác mới an toàn vệ sinh thực phẩm
Dẫn chúng tôi tham quan vườn rau thủy canh xanh mơn mởn, anh Hồ Sỹ Vương chia sẻ: “Mô hình rau thủy canh còn khá mới mẻ ở địa phương nên thời gian đầu tôi gặp nhiều khó khăn. Bị nhiều người chê trách mô hình này sẽ không thể thành công.
Những bó cải xanh sạch được khách hàng ưa chuộng. Ảnh: Cảnh Thắng
Mỗi lứa thu hoạch chỉ cần 30 ngày, trọng lượng trung bình mỗi cây rau đạt từ 200 – 250gram, với giá bán từ 20.000 – 25.000 đồng/kg. Hiện nay cơ sở trồng rau thủy canh của anh Vương đang cung cấp cho thị trường chủ yếu các loại rau ăn lá phổ biến như: rau cải canh, cải bó xôi, cải ngọt, xà lách…
Theo anh Vương, so với phương pháp trồng rau truyền thống thì phương pháp trồng rau thủy canh có nhiều ưu điểm vượt trội, thân thiện với môi trường và cả người sản xuất. Đặc biệt, phương pháp này cách ly được sản phẩm khỏi bề mặt của đất, giúp cây tránh được các loại sâu bệnh thường gặp.
Yêu cầu tạo ra một sản phẩm rau sạch và an toàn luôn được đặt lên hàng đầu, nên anh tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sinh trưởng của rau. Ngoài ra, phương pháp thủy canh còn giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, ít tốn công chăm sóc.
Những bó rau tươi, xanh chuẩn bị đến tay khách hàng. Ảnh: Cảnh Thắng
Mỗi ngày, anh Vương thu hoạch khoảng 60 kg rau, bán với giá, giá 20.000 – 25.000 đồng/kg. Ngoài bán rau thành phẩm, anh Vương còn có ý định bán giống ươm, khách hàng thường là các hộ gia đình mua về trồng ở các sân thượng. Trừ các khoản chi phí, mỗi tháng, vườn rau của anh Vương thu lãi khoảng 30 triệu đồng.
Nhiều người dân tham quan thích thú và hiếu kỳ với mô hình trồng rau thủy canh trong nhà kính. Ảnh: Cảnh Thắng
Nói về dự định tương lai, anh Vương dự tính sẽ mở rộng mô hình với diện tích khoảng 3.000 m2 để có thể trồng nhiều loại rau khác nhau và tăng cường quảng bá để người dân địa phương tiếp cận sử dụng sản phẩm rau sạch nhiều hơn.
Chỉ trồng rau thôi mà một ông nông dân tỉnh Đồng Tháp thu 1,5 tỷ/năm
Trải qua nhiều khó khăn, anh Nguyễn Phước Việt Cường ở xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp thành công với mô hình trồng rau thủy canh trên diện tích 4.500m2.
Hiện nay, trung bình mỗi tháng, anh Cường cung cấp cho thị trường 5 tấn rau các loại (chủ yếu là các loại cải); mang về doanh thu khoảng 1,5 tỷ đồng/năm.
Rau thủy canh là loại rau được trồng trong môi trường dung dịch dinh dưỡng, trực tiếp hút các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước.
Anh Nguyễn Phước Việt Cường cho hay, giữa năm 2017, sau thời gian nghiên cứu và học tập nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, anh "làm liều" gom góp hết vốn hơn 2 tỷ đồng để xây dựng vườn rau thủy canh diện tích 3.000m2.
Anh Nguyễn Phước Việt Cường, một trong những người tiên phong thực hiện mô hình trồng cải thủy canh ở xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
Anh tốn nhiều chi phí đầu tư cơ sở vật chất phục vụ trồng rau thủy canh như xây dựng nhà lưới, hệ thống phun sương, hệ thống ống rau, bơm tưới...
Vườn rau của anh Cường có 3 khu chính: khu nhà ươm, khu trồng rau, khu xử lý nước và dung dịch dung dưỡng. Hầu hết các chất dinh dưỡng được sử dụng là những chế phẩm sinh học.
Dù được đầu tư bài bản nhưng do lúc đầu chưa có kinh nghiệm làm nông nghiệp công nghệ cao; quy trình trồng rau bằng phương pháp thủy canh chưa chuẩn nên chất lượng và sản lượng rau không đạt như mong đợi.
Nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi, anh Cường dần dần khắc phục được vấn đề kỹ thuật, làm chủ quy trình sản xuất.
Vườn cải thủy canh của anh Nguyễn Phước Việt Cường rộng 4.500m2. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
Song, một thách thức mới đặt ra cho anh chủ vườn rau thủy canh này là thị trường tiêu thụ, giá bán không có nhiều chênh lệch so với rau cùng loại sản xuất bằng phương pháp truyền thống.
Sau nhiều nỗ lực, hiện tại, sản phẩm rau thủy canh của anh Nguyễn Phước Việt Cường được tiêu thụ ổn định tại hệ thống siêu thị Co.opmart, Big C với giá cả hợp lý.
Vườn rau của anh Cường trồng nhiều loại như xà lách, rau muống, dưa leo, cà chua, các loại cải... theo quy trình khép kín và đạt chứng nhận VietGAP.
Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng loại cây trồng, anh tính toán, không xuống giống đồng loạt để hằng ngày đều có rau thu hoạch, đảm bảo cung cấp đủ sản lượng thường xuyên cho khách hàng.
Thu hoạch cải trồng theo phương pháp thủy canh tại vườn của anh Nguyễn Phước Việt Cường. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
Anh Nguyễn Phước Việt Cường cho hay, bằng nhiều thiết bị hiện đại, việc theo dõi, chăm sóc rau khá dễ dàng, ít tốn công lao động.
Đầu năm 2021, anh mở rộng thêm diện tích trồng rau thủy canh. Hiện nay, vườn rau rộng 4.500m2 của anh chủ yếu trồng cải bẹ xanh, cải bó xoi, cải thìa, cải ngọt...
Mỗi ngày, cung cấp cho thị trường trung bình 5 tấn rau cải các loại. Với giá bán bình quân 25.000 đồng/kg, doanh thu cả năm khoảng 1,5 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cao Lãnh cho biết, anh Nguyễn Phước Việt Cường là người tiên phong ở địa phương thực hiện mô hình trồng rau thủy canh.
Dù chi phí đầu tư nhiều hơn so với lối canh tác truyền thống nhưng đổi lại sản lượng và chất lượng nông sản tốt, hiệu quả kinh tế cao.
Đồng thời, cung cấp cho thị trường các loại rau sạch, đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Mô hình trồng rau thủy cảnh của anh Nguyễn Phước Việt Cường đã nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị đất canh tác; góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.
Qua hơn 4 năm canh tác rau thủy canh, anh Cường nhận thấy, trồng rau theo phương pháp này sẽ không tốn công cải tạo đất; hạn chế nhiều mầm bệnh. Cùng với đó, cây phát triển tương đối tốt, tăng độ đồng đều, lớn nhanh hơn so với phương pháp trồng trên đất, thời gian thu hoạch nhanh. Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng rau thủy canh mang lại cao.
Người dân nông thôn Đồng Nai có thu nhập thuộc tốp đầu cả nước Thu nhập bình quân của người dân nông thôn Đồng Nai năm 2020 đạt gần 61,75 triệu đồng/người/năm, cao hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra của Đồng Nai và so với mức bình quân của cả nước. Nông dân ứng dụng công nghệ cao trồng rau sạch trong nhà màng để tăng thu nhập. Trong ảnh: Mô hình trồng rau...