Loại rau quen thuộc làm bánh màu xanh ngọc bích dâng cúng Tết Thanh minh đẹp mắt
Những chiếc bánh ngải tròn trịa, đẹp mắt và hương vị thơm ngon sẽ giúp mâm lễ vật Tết Thanh minh nhà bạn thêm chu đáo, tươm tất.
Tùy thuộc vào phong tục mỗi nơi, mức độ đón Tết Thanh minh vì thế mà cũng có sự khác biệt nhất định. Người cỗ lớn, người cỗ nhỏ, tuy nhiên dù cầu kỳ hay đơn giản thì đều có mâm lễ vật dâng lên bàn thờ sau khi đi tảo mộ về.
Ngoài các món cơ bản, bạn có thể làm bánh nếp lá ngải, có màu xanh đẹp đẽ để dâng cúng hoặc làm bày biện cho bữa ăn thêm phong phú. Ngải cứu mùa này ngon và mềm nhất, có thể nói là thượng phẩm.
Ngải cứu dùng làm bánh không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng tốt lành cho sức khỏe. Vừa giúp làm ấm bụng, trừ ẩm lại nâng cao khả năng miễn dịch, nhất là với chị em phụ nữ dễ bị lạnh bụng.
Loại rau dân dã này vửa rẻ lại sạch, không sợ bị phun thuốc trừ sâu, mang làm bánh yên tâm về chất lượng an toàn thực phẩm. Nhân dịp gia đình sum vầy, bạn có thể thực hiện món bánh này cho cả nhà cùng thưởng thức đón Tết Thanh minh.
Hướng dẫn làm bánh nếp lá ngải
Nguyên liệu cần thiết
Ngải cứu – 1 mớ, bột nếp – 300g, bột gạo tẻ – 100g, mè đen – 100g, lạc – 60g, muối nở – 1 thài cà phê, mỡ lợn 30g, đường 50g.
Cách thực hiện
Rang vừng đen trên lửa nhỏ đến khi thơm. Lạc rang chín, bỏ vỏ lụa. Nghiền nhỏ vừng đen lẫn lạc. Đường trắng cũng xay nhỏ, nếu không dùng đường trắng bạn có thể dùng được bột cho tiện hơn.
Trộn đều lạc, mè đen, đường và mỡ lợn. Vo thành từng viên nhỏ, đặt vào ngăn mát tủ lạnh để lát dùng sau.
Tiếp đó, sẽ làm phần vỏ bột màu xanh ngọc bích. Nhặt lá ngải cứu non, rửa sạch. Cho vào nồi nước sôi cùng chút muối nở (baking soda) để giữ màu xanh tươi, đẹp mắt. Cho lá ngải cứu vào khoảng 2-3 phút. Vớt ra ngâm nước lạnh rồi cho vào máy xay nhuyễn.
Trong một chiếc tô lớn, cho bột gạo nếp và bột gạo tẻ vào. Đổ phần nước ngải cứu đã xay vào, nhồi đều đến khi thành khối bột mịn và dẻo.
Chia bột thành các phần bằng nhau. Vo tròn và lấy phần nhân đặt trong tủ lạnh ra để viên bánh. Dàn mỏng vỏ bột, bọc lấy phần nhân đã chuẩn bị. Bạn có thể dùng các khuôn bánh trung thu để tạo hình hoa văn cho bánh.
Đặt lên xửng, lót một lớp vải xô để thấm nước không làm bánh bị nhão. Hấp khoảng 12 phút là chín.
Bánh nếp ngải cứu ăn nóng sẽ thơm ngon hơn. Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại nhân khác ưa thích chẳng hạn như đậu xanh, đậu đỏ hoặc nhân thịt
Nếu muốn trữ được lâu hơn, bạn có thể bọc bánh bằng màng bọc thực phẩm, để trong ngăn đá tủ lạnh. Khi ăn cho vào nồi hấp là được.
Chúc bạn thực hiện bánh nếp lá ngải thành công!
Từ A - Z cách làm bánh nếp tại nhà dẻo thơm cực hấp dẫn
Cách làm bánh nếp tại nhà dẻo thơm cực hấp dẫn. Bánh nếp là loại bánh vô cùng dân dã, dễ làm và quen thuộc với người Việt.
Cách làm bánh nếp nhân đậu xanh dừa
Video đang HOT
Nguyên liệu
300g bột nếp
200gđậu xanh
50g dừa sấy
Đường, muối
Các bước làm
Đậu xanh sau khi mua về bạn cho vào thau, ngâm với nước ấm trong 1 giờ đồng hồ. Sau khi ngâm xong, đậu bung vỏ, bạn đãi hết vỏ và rửa lại với nước sạch.
Lá chuối sau khi rửa sạch, bạn mang đi phơi một lúc để lá hơi héo, như vậy lá sẽ mềm và dễ gói bánh hơn.
Đậu xanh đã đãi vỏ bạn cho vào nồi, đổ nước vào vừa ngập mặt đậu, đun đến khi sôi thì tắt bếp, đổ đậu ra và rửa lại với nước.
Sau đó, bạn đổ đậu đã nấu vào nồi, thêm vào muỗng cà phê muối, thêm nước vào gần ngập mặt đậu, đun với lửa vừa đến khi nước gần cạn thì đậy nắp lại tiếp tục đun trong 3 đến 5 phút là đậu chín.
Bạn cho phần đậu đã nấu chín mềm ra tô, dùng muỗng hoặc nĩa để tán đậu, tán đến khi đậu trở nên nhuyễn mịn. Nếu có máy xay sinh tố, bạn có thể trực tiếp cho vào máy để xay nhuyễn đậu.
Bạn cho phần đậu đã tán nhuyễn vào chảo cùng 150g đường, bắc chảo lên bếp để lửa nhỏ đồng thời đảo đều hỗn hợp. Sau đó, bạn tiếp tục cho vào chảo 50g dừa sợi, tiếp tục vừa đun vừa đảo đều tay đến khi hỗn hợp nhân sệt lại, khi đảo có cảm giác hơi nặng, không dính tay thì tắt bếp, cho ra đĩa để nguội.
Trong lúc chờ nhân bánh nguội, bạn tiến hành nhào bột để gói bánh. Bạn cho vào thau 300g bột nếp, 50g đường, nửa muỗng cà phê muối, dùng muỗng trộn đều rồi rót từ từ nước ấm vào và tiến hành nhồi bột.
Bạn nhồi đến khi bột trở nên dẻo mịn, không dính ra tay là đạt chuẩn. Tiếp theo, bạn để bột nghỉ trong 30 phút.
Khi nhân đậu xanh dừa sau đã nguội, bạn đeo găng tay thực phẩm vào, bắt đầu lấy nhân ra vo thành những viên tròn bằng nhau, lượng nhân nhiều ít tùy theo sở thích.
Bột sau khi đã nghỉ đủ, bạn chia bột thành từng phần bằng nhau, số lượng tương đương với số nhân bánh.
Bạn vo viên phần bột bánh, rồi nhẹ tay ấn dẹp bột ra, đặt nhân bánh vào giữa miếng bột rồi ép sát nhân vào bột, nắn xoay tròn đến khi bột bao gọn nhân vào trong, khép kín miệng bột lại là hoàn thành.
Bạn sẽ sử dụng 2 lớp lá chuối để gói bánh. Đặt 2 lớp lá chuối chồng lên nhau, lớp trên cùng bạn thoa một ít dầu để bánh sau khi nấu không bị dính vào vỏ.
Bạn đặt viên bánh vào giữa lá chuối, gấp đôi lá lại dọc theo chiều gân lá rồi gấp mép lá vào trong.
Tiếp theo, bạn gấp chéo một đầu lá, rồi gập đầu đó vào trong bánh, làm tương tự với đầu còn lại. Nếu cảm chưa đủ độ chắc chắn, bạn có thể dùng dây buộc bánh lại.
Bạn đặt bánh đã gói vào xửng và hấp với lửa vừa trong khoảng 30 phút là bánh chín. Bánh nếp nhân đậu xanh dừa đã hoàn thành, bạn chỉ cần cho bánh ra đĩa, chờ nguội bớt và thưởng thức thôi nhé.
Cách làm bánh nếp nhân tôm
XNguyên liệu
Bột nếp khô: 400 gr
Nước lọc: 300 ml
Tôm tươi: 150 gr
Thịt lợn mỡ lẫn nạc: 150 gr
Hành khô: 1 củLá chuối
Gia vị: muối, dầu ăn
Các bước làm:
- Cho 300 gr bột nếp cùng 1/2 thìa cà phê muối và khoảng 300 ml nước lọc vào một cái âu lớn trộn đều, rồi dùng tay nhồi bột đến khi bột mềm mịn, dẻo. Lưu ý nên cho bột và nước vào từ từ, nếu bột khô thì có thể cho thêm nước. Khi bột đã thành một khối mịn, dẻo, không dính tay thì đậy kín để 15 phút cho bột nở.
- Tôm tươi bóc bỏ đầu, vỏ cứng và rút phần chỉ đen ở sống lưng.
- Thịt lợn chọn miếng có lẫn cả nạc và mỡ, thái miếng nhỏ rồi xào thơm với hành khô, hạt tiêu. Sau đó cho tôm tươi vào xào cùng nêm một chút gia vị, hạt tiêu, xào vừa chín tới, để riêng.
- Lá chuối cắt thành những miếng to gần bằng tờ giấy khổ A4, rửa sạch rồi chần nước nóng hoặc hơ qua lửa cho lá mềm và dai hơn. Phết một lớp dầu ăn mỏng lên mặt lá, đặt bột nếp lên trên, cho nhân tôm thịt vào chính giữa.
- Gói bánh bằng cách gập xéo 2 mép lá với nhau tạo hình chóp ở phía trước. Sau đó gập ngược 2 đầu lá xuống phía dưới.
- Xếp bánh vào chõ hoặc dụng cụ hấp hấp trong khoảng 30 phút tính từ khi nước bắt đầu sôi là bánh chín.
Cách làm món bánh nếp nhân sò điệp
Nguyên liệu
400gr bột nếp
30gr sò điệp khô
100gr đậu xanh cả vỏ
150gr giò sống
100gr tôm sú (có thể chọn loại tôm khác) chén màu hoa đậu biếc chén màu lá cẩm
1 quả ớt hiểm
1 quả tắc
100gr hành lá1 muỗng cà phê tỏi băm
1 muỗng cà phê ngò rí băm
1 muỗng cà phê hành phi
1 muỗng cà phê tỏi phi
50gr lá chuối tươi
Gia vị: Muối tinh, nước tương, đường, hạt nêm, tiêu xay
Các bước làm
Bạn đem rửa sạch tôm, lột vỏ rồi băm nhuyễn. Sau đó, ngâm đậu xanh với nước khoảng 10 phút rồi đem hấp chín. Ngò rí rửa sạch rồi đem băm nhuyễn.
Đầu tiên, bạn cho vào tô 400gr bột nếp, 250ml nước và 1 muỗng cà phê muối rồi trộn đều bột cho đến khi bột kết dính lại. Sau đó, chia bột ra thành 3 phần rồi cho vào 3 tô khác nhau.
Tiếp tục cho chén màu hoa đậu biếc và chén màu lá cẩm vào 2 tô bột, bạn dùng tay nhào lần lượt 3 phần bột cho đến khi tạo thành khối dẻo mịn rồi bọc kín bằng lớp màng bọc thực phẩm.
Bạn ngâm sò điệp khô với nước khoảng 15 phút rồi đem hấp chín. Sau khi hấp chín, bạn xé nhỏ sò điệp cho vào tô, tiếp tục cho 1 muỗng cà phê hành phi, 1 muỗng cà phê tỏi phi, 150gr giò sống, 100gr đậu xanh hấp chín, 100gr tôm băm nhuyễn, 1 muỗng cà phê ngò rí băm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm, muỗng cà phê tiêu xay vào tô rồi trộn đều cho thấm gia vị, ướp khoảng 15 phút.
Sau khi ướp xong, tiếp tục chia phần nhân ra thành nhiều phần nhỏ bằng nhau, vo tròn, bọc kín bằng màng bọc thực phẩm rồi hấp trong 1 phút.
Bạn lấy phần bột nếp vừa đủ, dùng tay miết dẹt, cho phần nhân vào giữa, túm kín mép bột lại rồi vo tròn.
Tiếp tục, bạn đặt bánh lên lá chuối rồi dùng tay ấn ở giữa bánh để tạo vết lõm. Tạo hình bánh cho đến khi hết phần bột và nhân bánh nhé!
Bạn cho bánh vào xửng, đậy nắp kín, hấp chín bánh trong khoảng 10 phút rồi gấp bánh ra đĩa, cho mỡ hành lên trên vết lõm ở giữa bánh.
Cuối cùng là pha nước chấm, bạn cho vào chén 3 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê nước cốt tắc, 1 muỗng cà phê tỏi băm, 1 muỗng cà phê ớt băm và 1 muỗng cà phê đường rồi khuấy đều cho tan hết gia vị. Vậy là đã hoàn thành món bánh nếp nhân sò điệp thơm ngon rồi đấy!
Cách làm bánh nếp nhân xoài
Nguyên liệu
Bột gạo nếp: 90g
Đường bột:50g
Tinh bột ngô: 10g
Bơ hóa lỏng: 15g
Nước cốt dừa: 150g
Lòng đỏ trứng gà: 1 cái
Sữa tươi: 50g
Một ít dừa nạo lăn vỏ ngoài bánh
Xoài chín: 1 quả
Các bước làm
Bước 1: Trước hết, các bạn trộn nước cốt dừa, bơ hóa lỏng, sữa tươi và 1 lòng đỏ trứng gà thật đều và thật nhuyễn vào với nhau. Sau đó, bạn cho bột gạo nếp cùng với tinh bột ngô vào và khuấy đều bằng dụng cụ đánh trứng.
Bước 2: Tiếp theo, bạn cho bột vào trong một cái bát rồi đậy nắp thật kín hoặc bọc kín bằng màng bọc thực phẩm loại chất lượng tốt. Bạn đặt bát bột vào trong nồi và hấp khoảng thời gian20 phút. Sau khi bột đã chín bạn sẽ dùng đũa inox chụm 4 chiếc liền với nhau cho thật chắc chắn, việc này sẽ giúp quá trình trộn bột trở nên nhuyễn và mịn hơn.
Bước 3: Sau đó, bạn gọt xoài rồi xắt nhỏ, bạn cũng có thể đánh nhuyễn nếu như xoài quá chín. Bột sẽ được chia đều thành nhiều phần nhỏ rồi ấn bẹt để tạo thành 12 vỏ bánh. Nếu như bột bị dính bạn có thể lăn nó qua một lớp bột nếp mỏng khác đã được rang chín.
Bước 4: Cuối cùng bạn chỉ cần cho nhân xoài vào giữa vỏ bánh rồi chụm các mép bánh lại với nhau, vo tròn rồi lăn qua lớp bột dừa nạo. Bạn chỉ việc xếp bánh vào trong một cái khay hoặc một cái dĩa đã chuẩn bị sẵn rồi bỏ chúng vào trong tủ lạnh để sử dụng ngay.
Bánh phu thê ở đất vua Đình Bảng Bánh mang tên phu thê nên không đi lẻ một chiếc, mà đơn vị đếm là cặp. Ngoài lớp lá chuối đã luộc là lá chuối tươi, có sợi lạt cánh sen buộc chữ thập. Khác hẳn các loại bánh khác như bánh chưng, bánh giò, bánh nếp, bánh khoai sọ..., một cái là bình thường. Bánh phu thê có vợ có chồng,...