Loài rắn độc ở Việt Nam không cánh vẫn bay xa hàng chục mét
Rắn bay thiên đường ở Việt Nam có thể bay từ cành cây này sang cành cây khác với khoảng cách tối thiểu là… 24m.
Chúng ta vẫn thường biết đến rắn như một loài động vật bò sát, máu lạnh với vũ khí lợi hại là răng nanh và nọc độc. Thế nhưng ít ai biết rằng trên thế giới còn tồn tại một loại rắn biết bay, thậm chí là loài rắn độc phổ biến tại Việt Nam.
Rắn biết bay có tên khoa học là Chrysopelea paradisi, thường được gọi là rắn cây thiên đường hay rắn bay thiên đường. Loài rắn này sinh sống chủ yếu tại ở Đông Nam Á và Nam Á.
Chúng thường được tìm thấy ở khu vực rừng ngập mặn, rừng thứ sinh,…Đặc biệt, ở nước ta, rắn bay có ở hầu hết các tỉnh từ Bắc vào Nam.
Rắn bay có chiều dài từ 60cm – 90cm, màu xanh lục, sống trên cây.
Là một loài rắn tất nhiên không có cánh nhưng rắn Chrysopelea có biệt tài siêu đặc biệt đó là có thể bay từ cành cây này sang cành cây khác với khoảng cách tối thiểu là…24m.
Chúng cuộn chặt nửa thân mình ở phía đuôi rồi đột nhiên duỗi thẳng ra tạo một sức bật để phóng vào không trung như bay, với tốc độ dao động từ 8m/s – 10m/s
Khi bay, cơ thể rắn bay nghiêng khoảng 25 độ so với luồng không khí, nửa trước cơ thể uốn lượn sang hai bên trong khi đuôi di chuyển lên xuống.
Đúng hơn thì trạng thái bay của rắn ở đây chính là trượt hoặc rơi từ độ cao xuống.
Để bay được, rắn phải làm “phẳng” cơ thể sau đó chuyển động ở trạng thái hình chữ S, mang tính tịnh tiến đều.
Loài rắn này dựa vào chiếc đuôi để điều khiển cân bằng khiến chúng có thể bay xa tới cả hàng chục mét.
Rắn bay thiên đường có độc nhưng độc của chúng không gây nguy hiểm cho con người mà chỉ gây đau đớn và tổn thương nơi vết cắn.
Rắn bay cũng dùng chính khả năng bay của mình để săn mồi, với thức ăn yêu thích là thằn lằn, chuột nhỏ hoặc các loại rắn nhỏ.
Chúng tận dụng chính khả năng bay xa của mình để săn mồi, lấy đà phi thân đến ngoạm lấy con mồi trong tích tắc.
Một con rắn bay thiên đường có màu khác lạ.
Tây Ninh: Người đàn ông “ôm” rắn hổ mang chúa, vô bệnh viện cấp cứu | THDT
Thích thú ngắm cáo lửa vừa ngủ vừa giữ thăng bằng trên cây
Chú cáo lửa vừa ngủ ngon lành vừa giữ thăng bằng một cách tài tình trên cành cây nhỏ dù liên tục nghiêng qua nghiêng lại.
Gấu trúc đỏ, còn được gọi là cáo lửa, hay gấu trúc nhỏ (tên khoa học là Ailurus fulgens). Đây là loài động vật có vú ăn cỏ, đặc biệt hay ăn lá tre. Nó nhỉnh hơn mèo nhà một chút (dài khoảng 40-60cm, nặng khoảng 3-6kg).
Đây là loài đặc hữu của dãy núi Himalaya ở Bhutan, Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar và Lào. Người ta ước tính loài này hiện còn ít hơn 10.000 cá thể trưởng thành, nhưng số lượng có xu hướng giảm dần do môi trường sống bị phá hoại và trùng huyết, dù gấu trúc đỏ được bảo vệ ở các quốc gia mà chúng sinh sống.
Gấu trúc đỏ không có họ hàng gần gũi nào còn sinh tồn, và tổ tiên hóa thạch gần nhất của chúng, chi Parailurus, sống cách đây 3-4 triệu năm. Có thể có đến 3 loài khác nhau trong chi Parailurus, chúng phân bố ở châu Á và châu Âu, và có thể vượt qua Bering Strait vào châu Mỹ. Gấu trúc đỏ có thể là loài duy nhất còn sống sót - một nhánh nhỏ chuyên sinh tồn trong thời kỳ băng hà cuối cùng ở một nơi ẩn náu trên những ngọn núi của Trung Quốc.
Bị "quây", kỳ đà vung đuôi vả vỡ mồm chó nhà Hai con thú cưng phát hiện ra con kỳ đà liền lập tức bủa vây rồi sủa inh ỏi. Thật không may là một trong hai chú chó đã phải gánh hậu quả khôn lường. Hai chú chó có tên là Apple và Cola đang đi dạo trên bìa rừng ở Chonas, miền đông Thái Lan thì bắt gặp một con kỳ đà...