Loài rắn có thể nuốt con mồi to lớn đến cỡ nào?
Hàm của rắn có thể mở rộng để nuốt chửng những động vật rất lớn. Nhưng đâu mới là loài động vật đạt đến giới hạn của rắn?
Rắn là loài động vật cực kỳ thành công. Ngoại trừ một số hòn đảo và những nơi lạnh nhất thế giới, môi trường sống của rắn trải khắp hành tinh. Chúng cũng vô cùng đa dạng và có sự khác biệt lớn khi lựa chọn con mồi.
“Bạn có thể tìm thấy những con rắn ăn giun đất, động vật thân mềm và con mồi lớn, bao gồm cả động vật có vú”, Julia Klaczko, nhà động vật học tại Đại học Brasília (Brazil) cho biết.
Rắn chỉ có thể ăn mồi bằng cách nuốt chửng (Ảnh: Shutterstock)
Tồn tại một mối quan hệ bất thường giữa rắn và thức ăn. Nếu không có nhu cầu tạo nhiệt độ cơ thể để thích nghi môi trường, một con rắn sẽ nhận lượng calo ít hơn nhiều so với hầu hết động vật máu nóng cùng kích thước.
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Oecologia, ước chừng rắn cái có thể tồn tại và sinh sản ngay cả khi tiêu thụ ít hơn 3% lượng con mồi mà một động vật máu nóng có kích thướng tương tự sẽ cần.
Rắn có thể sử dụng năng lượng hiệu quả, nhưng chúng vẫn cần ăn. Vì không có chi nên rắn không thể giữ thức ăn hay đẩy thức ăn xuống cổ họng. Chúng cũng không có răng nanh để xé và răng hàm để nhai. Nuốt chửng toàn bộ là cách duy nhất.
Nhà động vật học Klaczko cho biết: “Khả năng ăn còn mồi lớn không phải điều chỉ xảy ra một lần trong quá trình tiến hóa của loài rắn”. Mặc dù giới nghiên cứu vẫn còn vài thắc mắc về cây phả hệ của rắn, nhưng các bằng chứng cho thấy những dòng dõi rắn khác nhau đã phát triển độc lập các đặc điểm tương tự cho phép chúng bắt, nuốt và tiêu hóa con mồi.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, rắn không tháo hay trật khớp hàm. Thay vào đó, chúng sử dụng kết hợp xương sọ, dây chằng và cơ bắp để mở miệng cực rộng, cho phép rắn nuốt con mồi lớn hơn đáng kể so với bản thân chúng.
Các chuyên gia gọi kích thước của cái mở miệng này là “gape”, là giới hạn cuối cùng cho kích cỡ con mồi mà rắn có thể săn. Hàm rắn không được gắn vào hộp sọ mà gắn với dây chằng. Đây là một cấu trúc rất linh hoạt.
Sau khi giữ chặt con mồi trong miệng, con rắn tiếp tục di chuyển con mồi qua đường tiêu hóa ngoằn ngoèo – nơi dịch dạ dày giúp tiêu hóa các mô. Theo Julia Klaczko, khi ăn con mồi nhỏ hơn, rắn có thể sử dụng cơ hàm để đẩy một con giun hay chuột xuống đường tiêu hóa. Nhưng đối với thức ăn lớn hơn, rắn sử dụng xương trong đầu và hàm để “tiến về phía con mồi”.
Hươu và gia súc là một trong những loài vật lớn nhất mà rắn có thể ăn. Năm 2018, một con trăn Miến Điện ở Floria (Mỹ) nặng khoảng 14 kg đã nuốt chửng một con hươu đuôi trắng nặng 16 kg. Đây là tỷ lệ trọng lượng giữa kẻ bị săn và kẻ đi săn lớn nhất từng được ghi nhận được với trăn Miến Điện – cũng có thể là mọi loài. Tuy nhiên, con trăn đã chết sau khi nhổ ra con hươu.
Sự khác biệt về kích thước, hình dạng con mồi và kích cỡ của gape khiến chúng ta không thể biết chắc đâu là con vật lớn nhất mà rắn có thể nuốt. Mặc dù con người không đứng đầu danh sách này, nhưng thực tế đã ghi nhận một vài vụ việc trăn khổng lồ nuốt người. May mắn thay, thực cảnh này cực kỳ hiếm.
Chỉ có một số loài rắn săn con mồi khổng lồ như cá sấu hay bò, hầu hết các loài rắn đều “vui vẻ” với bữa ăn là một con sâu, giun hay chuột – chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng chuỗi thức ăn và hệ sinh thái của Trái Đất.
Theo Helino
Đang xích mích với nhau, vợ chồng sư tử bỗng bị cả bầy trâu đến... gây sự!
Trâu rừng vốn là con mồi của sư tử và thường phải trốn chạy kẻ đi săn này, thế nhưng lần này chúng lại chủ động đến "hỏi thăm" sức khỏe sư tử.
Một con sư tử đực và cái đang đi dạo trên một con đường mòn nhưng trông chúng không có vẻ gì là đang vui vẻ đi cùng nhau, con sư tử cái tỏ vẻ rất khó chịu khi bị sư tử đực theo sát và tìm cách tách ra nhưng bất thành.
Sư tử bị trâu tấn công. Ảnh: Pinterest
Thậm chí con sư tử cái còn tỏ thái độ rõ ràng với con sư tử đực nhưng vẫn không thể khiến con sư tử đực bỏ đi, trong lúc đó một bầy trâu rừng đã rầm rộ kéo đến... hỏi thăm. Chúng chủ động tiến lại phía sư tử nhưng bị sư tử đực ngăn cản.
Một con trâu còn lao thẳng đến để tấn công nhưng sư tử đực đã bình tĩnh đối phó khiến nó phải lùi lại. Nhân cơ hội đó, sư tử cái bỏ đi để mặc sư tử đực xử lý tình huống, khi quay lại không thấy bạn tình thì con đực lại đuổi theo sát nút.
Trâu rừng tấn công cặp sư tử. Nguồn: Pedro Herrán Calzado
Nguồn: Pedro Herrán Calzado
Theo Helino
Trăn gấm săn đuổi nhím Ấn Độ, chịu đòn đau vẫn quyết không buông tha con mồi Bị cơn đói che mờ mắt, con trăn gấm tiếp cận, tấn công con nhím Ấn Độ để ăn thịt nhưng con mồi cũng không phải là kẻ dễ xơi. Cuộc chiến sinh tồn căng thẳng chỉ kết thúc khi con người tới can thiệp. Trăn gấm hay còn gọi là Trăn vua hay Trăn mắt lưới châu Á là sinh vật bản...