Loài rắn có răng nanh dài nhất Việt Nam: “Như cái móc câu”, hổ mang chúa cũng không bì nổi
Bình Thuận, Đồng Nai, An Giang là một số nơi ghi nhận sự xuất hiện của loài rắn này.
Hổ mang chúa được xem là loài rắn dài nhất Việt Nam và cũng là loài rắn độc dài nhất thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng răng nanh của chúng chỉ dài khoảng 8 đến 10 mm, tức là gần 1 cm (theo Smithsonian’s National Zoo & Conservation Biology Institute, Mỹ).
Thế nhưng có một loài rắn độc cũng phân bố ở Việt Nam và mặc dù có kích thước khá khiêm tốn so với hổ mang chúa nhưng chúng lại có răng nanh dài nhất trong các loài rắn sinh sống ở Việt Nam.
Loài rắn đó chính là rắn chàm quạp hay còn gọi là rắn cà tên, rắn lục nưa, rắn lục Malaysia (Tên khoa học: Calloselasma rhodostoma). Nọc độc của rắn chàm quạp cũng vô cùng nguy hiểm, được coi là một trong những loài rắn độc nhất Việt Nam.
Theo một nghiên cứu có tên A Study of 225 Malayan Pit Viper Bites in Thailand thì chiều dài răng nanh của loài rắn chàm quạp là từ 1,6 đến 1,7 cm – dài hơn bất cứ răng nanh của các loài rắn độc sinh sống ở Việt Nam.
Răng nanh của rắn chàm quạp có cấu tạo như một móc câu dài, có thể tiêm nọc vào sâu cơ thể nạn nhân. Nọc độc của rắn chàm quạp khá nguy hiểm. Theo một thống kê của bệnh viện Chợ Rẫy, TP. HCM thì tỷ lệ tử vong trong các ca điều trị loài rắn này tại đây mỗi năm là 20%.
Ngoài ra do tập tính nằm im mai phục cùng hoa văn cơ thể hòa trộn với môi trường lá khô nên loài rắn này thường khó bị phát hiện và là thủ phạm gây ra tới 19,4% các trường hợp rắn độc cắn phải nhập viện tại Chợ Rẫy (theo thống kê của Healthvietnam).
Triệu chứng ban đầu tại vết thương khi bị rắn cắn có thể kể tới là sưng phồng, đau nhức, xuất hiện bóng nước. Tiếp đến là triệu chứng toàn thân với cảm giác mệt mỏi, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, tụt huyết áp…
Ở Việt Nam, rắn chàm quạp phân bố chủ yếu ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Nai, An Giang. Rắn chàm quạp săn mồi về đêm và thường dùng chiếc đuôi đu đưa để hấp dẫn con mồi.
Clip: Gà mẹ xả thân tử chiến rắn hổ mang chúa bảo vệ con và cái kết
Thấy rắn hổ mang ngóc đầu, liên tục mổ về phía mình, gà mẹ lập tức xua đàn con ra xa rồi tung đòn đáp trả.
Phát hiện thấy gà mẹ cùng đàn gà con đang lang thang kiếm ăn, con rắn hổ mang đã từ từ bò đến. Dù tỏ ra khá sợ hãi nhưng gà mẹ không bỏ chạy mà quyết định đối đầu với kẻ thù.
Khi đã tiến gần về phía con mồi, con rắn độc hung hăng ngóc cao đầu, liên tục tấn công về phía gà mẹ. Tuy nhiên, tất cả các đòn tấn công của nó đều không trúng đích. Lúc này, gà mẹ vừa tung đòn đáp trả, vừa khéo léo đẩy đàn con ra xa. May mắn là sau một hồi chiến đấu, gà mẹ đã bảo vệ được gà con và không nguy hiểm tới tính mạng.
Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng. Khi gặp nguy hiểm, rắn hổ mang chúa sẽ cố gắng trốn thoát nhanh chóng và tránh đối đầu. Tuy nhiên, nếu tiếp tục bị khiêu khích, rắn hổ mang chúa trở nên rất hung dữ.
Khi đối mặt, rắn hổ mang chúa sẽ nâng phần trước cơ thể lên (khoảng 1,5m) và nhìn thẳng vào mắt đối thủ, phồng mang rộng, lộ rõ cặp răng nanh và huýt lên ầm ĩ. Rắn hổ chúa có thể dễ dàng bị kích động do đối tượng tiếp cận gần hay chuyển động đột ngột.
Khi nâng cơ thể lên cao, rắn hổ mang chúa vẫn có thể di chuyển nhanh về phía trước để tấn công dù ở khoảng cách xa và đối phương có thể đánh giá sai phạm vi an toàn. Rắn hổ mang chúa có khả năng cắn nhiều vết trong một lần tấn công duy nhất.
Clip: Bị truy sát, rắn lục quay đầu đớp thẳng vào miệng rắn hổ mang Bị dồn vào đường cùng, rắn lục đuôi đỏ lập tức quay đầu lại đớp thẳng vào miệng rắn hổ mang chúa. Trong clip, một con rắn lục đuôi đỏ đang có màn đối đầu với một con rắn hổ mang chúa. Những tưởng con rắn lục sẽ trở thành bữa ăn cho đối phương thì điều bất ngờ đã xảy ra. Khi...