Loài rắn cây độc đáo ở Úc có thể… nhảy từ cây này sang cây khác
Úc là nơi nuôi dưỡng những điều kỳ lạ và tuyệt vời thu hút sự tò mò của nhiều nhà nghiên cứu sinh vật. Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Virginia Tech đã phát hiện ra một điều gây tò mò với loài rắn cây.
Loài rắn cây độc đáo ở Úc có thể… nhảy từ cây này sang cây khác
Trên thực tế, loài rắn cây thường được bắt gặp nhiều ở Úc cho đến gần đây mới được chú ý bởi khả năng nhảy từ cành cây này sang cành cây khác.
Loài rắn cây độc đáo ở Úc có khả năng “nhảy” từ cây này sang cây khác.
Rất may là các nhà khoa học cho biết loài rắn cây Úc có thể nhảy này thuộc chi Dendrelaphis không có nọc độc và vô hại với con người.
Trên thế giới từng ghi nhận có một số loài rắn sống trên cây có thể lướt đi dễ dàng từ cây này sang cây khác và tự trèo lên ngọn cây. Đối với động vật không có chân tay, chúng rất đặc biệt và rất nhanh nhẹn.
Có năm loài rắn bay bay thuộc chi Chrysopelea trải khắp Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ và Sri Lanka. Mặc dù không phải là bay thực sự nhưng chúng có khả năng lướt đi giống như con sóc bay bị hiểu nhầm tương tự.
Trở lại năm 2010, tiến sĩ Jake Socha, giáo sư của Khoa Kỹ thuật Y sinh và Cơ học tại Virginia Tech, đã may mắn quay được thước phim cực hiếm về loài rắn cây ở Úc.
Sau đó, nhà nghiên cứu Michelle Graham đã rất ngạc nhiên và quyết tâm xây dựng một thí nghiệm đặc biệt để thử nghiệm liệu cô có thể dỗ loài rắn cây ở Úc thể hiện kỹ năng nhảy của mình bằng cách nhảy qua khoảng cách giữa hai người.
Michelle Graham phát hiện ra rằng những con rắn trong chi Dendrelaphis có thể nhảy và vượt qua những khoảng trống. Để làm điều này, chúng có xu hướng cuộn xuống thấp và phóng mình lên trên, sử dụng động lực của riêng chúng để mang thân mình vượt qua khoảng trống.
Phát hiện này rất hữu ích vì hiểu được cơ chế sinh học về cách rắn di chuyển trên cây có thể có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển AI và robot có thể điều hướng và khám phá địa hình bất thường như tòa nhà sụp đổ và thậm chí là bề mặt của các hành tinh khác trong các sứ mệnh đặc biệt.
Khôi Nguyên
Theo dantri.com.vn/IFL Science
NASA tìm kiếm hóa thạch của sự sống trên Sao Hỏa
Các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây đã phát hiện ra một nơi tiềm năng để xe tự hành Mars 2020 có thể tìm kiếm dấu hiệu của sự sống cổ trên Sao Hỏa.
Đó là khu vực nằm trong miệng hố Jezero, cũng là nơi xe tự hành sẽ đáp xuống vào tháng 2/2021.
Xe tự hành Opportunity của NASA trên Sao Hỏa. Ảnh: AFP/TTXVN
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Icarus ngày 13/11 cho thấy có sự tồn tại của các lớp trầm tích khoáng chất, còn gọi là muối cacbonat, dọc theo mép trong của hố Jezero, nơi từng là một hồ nước cách đây hơn 3,5 tỷ năm. Trên Trái đất, cấu trúc cứng của muối cacbonat có thể tồn tại dưới dạng hóa thạch trong nhiều tỷ năm.
Các hóa thạch này bao gồm vỏ của các sinh vật biển, san hô và một số đá stromatolite (cấu trúc bồi tụ hóa sinh được hình thành từ vi sinh vật cổ ven theo các bờ biển). Hiện tại, các nhà khoa học xác định đường ven của hố Jezero là điểm nghiên cứu khoa học chính, do ở đây có thể tồn tại các cấu trúc tương tự đá stromatolite.
Trước đó, xe tự hành Curiosity của NASA cũng đã phát hiện ra một số nơi trên Sao Hỏa có thể đã có sự sống của vi sinh vật cách đây hàng tỷ năm. Khu vực miệng hố Gale là một ví dụ. Những thay đổi về lượng oxy và mêtan theo mùa ngay phía trên miệng hố này là dấu hiệu cho thấy có thể đã có hoạt động sinh học trên Hành tinh Đỏ. Tuy nhiên, xe tự hành Curiosity không phân tích được yếu tố gì dẫn tới sự thay đổi này.
Mars 2020 sẽ là sứ mệnh tiếp theo của NASA về nghiên cứu sự sống trên vũ trụ. Sứ mệnh này sẽ bao gồm việc tìm kiếm các dấu hiệu thực tế của vi sinh vật cổ và lấy các mẫu đá trên bề mặt Sao Hỏa. Lớp trầm tích của muối cacbonat cũng sẽ giúp hé lộ thêm thông tin về quá trình Sao Hỏa chuyển đổi từ một hành tinh có nước lỏng và khí quyển dày thành sa mạc đóng băng như ngày nay.
Dự kiến, xe tự hành Mars 2020 sẽ đi vào hoạt động từ tháng 7 hoặc tháng 8/2020 và là một phần trong chương trình lớn hơn bao gồm cả các nhiệm vụ trên Mặt Trăng nhằm chuẩn bị cho con người khám phá Sao Hỏa.
Đặng Ánh
Theo baotintuc.vn
Vũ trụ thật sự có hình cầu Những nghiên cứu mới cho thấy vũ trụ có hình cầu, chứ không phải là mặt phẳng. Rất khó xác định hình dạng của vũ trụ Rất khó xác định hình dạng của vũ trụ, khó hơn so với nhiều người vẫn nghĩ. Cho đến nay, dữ liệu quan sát được và các mô hình vũ trụ học gợi ý rằng vũ trụ...