Loại quả thượng hạng Dương Quý Phi còn xiêu lòng sắp đổ bộ Thủ đô
Sáng nay (4/6), tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang tổ chức họp báo Tuần lễ vải thiều Vải thiều Lục Ngạn và Diễn đàn kết nối sản xuất, tiêu thụ vải thiều, các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang năm 2019 tại Hà Nội.
Với thông điệp “Chắp cánh thương hiệu – kết nối cung cầu”, từ ngày 7/6-16/6, tại khu Hội chợ triển lãm, giao dịch kinh tế và tế thương mại (số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy) sẽ diễn ra Tuần lễ Vải thiều Lục Ngạn và Diễn đàn kết nối sản xuất, tiêu thụ vải thiều, các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang năm 2019 tại Hà Nội.
Đây là năm thứ 4 liên tiếp sự kiện Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn được tổ chức tại Hà Nội. Các sự kiện Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn đã tạo được hiệu ứng lan tỏa và thu được những thành công quan trọng góp phần khẳng định thương hiệu, mở rộng phân phối tiêu thụ, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh vượt trội của sản phẩm vải thiều Lục Ngạn tại thị trường trong và ngoài nước.
Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn tại Hà Nội sẽ cung cấp cho người tiêu dùng Thủ đô những trái vải tươi ngon nhất. Ảnh: I.T
Theo kế hoạch, chương trình khai mạc Tuần lễ Vải thiều Lục Ngạn tại Hà Nội năm 2019 được tổ chức vào 14h00 ngày 7/6/2019. Sau chương trình khai mạc, các hoạt động quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm được duy trì đến hết ngày 16/6. Diễn đàn kết nối sản xuất, tiêu thụ vải thiều, các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn tại Hà Nội năm 2019 dự kiến cũng được diễn ra chiều 7/6.
Theo ông Cao Văn Hoàn – Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, năm nay, dự báo tổng sản lượng vải thiều Lục Ngạn đạt khoảng 80.000 tấn, trong đó, vải thiều chín sớm khoảng 13.000 tấn, vải thiều chính vụ đạt khoảng 67.000 tấn. Do sản lượng ổn định, chất lượng, mẫu mã sản phẩm được đánh giá tốt hơn hẳn so với những năm trước, nên từ đầu vụ thu hoạch năm 2019 đến nay, giá bán các loại vải chín sớm tại huyện Lục Ngạn liên tục tăng cao, dao động bình quân từ 30.000 – 60.000 đồng/kg.
Một tín hiệu vui nữa đó là các doanh nghiệp, thương nhân Trung Quốc và các tỉnh miền Nam đã đến khảo sát, đặt mua hàng từ rất sớm ngay từ đầu vụ. Do vậy, phần lớn sản phẩm quả vải thiều tươi Lục Ngạn được xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Trung Quốc và cung cấp cho các tỉnh, thành phía Nam.
Vải thiều Lục Ngạn từng là loại quả “tiến vua”, nghĩa là rất quý hiếm. Ảnh: I.T
Ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn – cho biết thêm, có thông tin cho rằng vải thiều mất mùa, nhưng Bắc Giang không phải mất mùa mà do sản lượng năm 2018 đạt kỷ lục, còn năm 2019 sản lượng được đánh giá là hơi thấp hơn so với mức bình quân mọi năm. Mặc dù sản lượng có giảm hơn so với năm ngoái nhưng do bà con đầu tư thâm canh nên chất lượng vải thiều cao hơn so với mọi năm.
Video đang HOT
“Bà con nông dân Lục Ngạn coi trọng cả thị trường xuất khẩu và nội địa. Năm 2018, sản lượng vải thiều xuất khẩu tại Lục Ngạn đạt trên dưới 55%, còn lại tiêu thụ nội địa. Năm 2019, phấn đấu sản lượng xuất khẩu vải thiều cũng đạt trên 50%” – ông Bình nói.
Ông Đào Văn Hồ – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) – cho hay, Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn nhằm quảng bá, giới thiệu vải thiều và các sản phẩm đặc trưng của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tại thị trường Hà Nội; giúp người tiêu dùng nhận diện thương hiệu, phân biệt vải thiều, mỳ gạo Chũ, mật ong… của huyện Lục Ngạn với sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Đồng thời, giúp các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn huyện Bắc Giang và Hà Nội tìm kiếm đối tác, ký kết hợp tác đầu tư, giao thương, tiêu thụ sản phẩm. Tạo lập, duy trì kênh cung ứng chính thức và mạng lưới các điểm bán vải thiều, các sản phẩm đặc trưng của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tại Hà Nội để phục vụ nhu cầu người dân Thủ đô. Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vải thiều nói riêng và các sản phẩm đặc trưng của huyện Lục Ngạn nói chung tại thị trường nội địa và xuất khẩu.
Bên cạnh các thị trường trong nước, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, nhiều năm nay, vải thiều Lục Ngạn đã xuất khẩu và có mặt tại các thị trường như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Anh,… và đang được bảo hộ nhãn hiệu tại 8 quốc gia.
Năm 2019, ngoài 18 mã vùng trồng do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cấp tại 7 xã, thì Trung Quốc đã cấp 36 mã số vùng trồng vải thiều Lục Ngạn tại 30 xã, thị trấn đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Thời xưa, vải là một loại quả quý hiếm, chỉ vua chúa mới được ăn. Trong sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, quả vải được hết mực khen ngợi, đề cao: “mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như giáng tuyết”. Tương truyền, vải cũng là loại quả ưa thích của một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc – Dương Quý Phi.
Theo Danviet
Thú vị chuyện đưa vải thiều Lục Ngạn lên độ cao 10.000m
Để đưa được quả vải thiều Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang có mặt trên các chuyến bay của Việt Nam Airlines (VNA) ở độ cao 10.000m và đến 32 quốc gia là câu chuyện không hề đơn giản. Đó là một "bệ đỡ" giúp quả vải nói riêng và mặt hàng trái cây nói chung đã có một năm đại thắng, với kim ngạch xuất khẩu vượt cả dầu thô!
Cách gần nhất đưa vải thiều đến thế giới
Câu chuyện quả vải được mùa mất giá, thậm chí sản xuất ra không bán được từng là nỗi khổ dai dẳng không chỉ của người dân mà còn là của các cấp chính quyền tỉnh Bắc Giang - xứ sở vải ngon nhất cả nước.
Chính vì thế, thay vì chờ đợi thương nhân, doanh nghiệp đến thu mua vải một cái thụ động, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang đã tận dụng nhiều kênh phân phối bán lẻ, nhiều quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp dịch vụ chất lượng cao trong nước để tiêu thụ loại quả đặc sản này. Và ý tưởng cậy nhờ VNA để "quảng bá" vải thiều đến với người tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam đã hình thành.
Nông dân huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) ăn nên làm ra với quả vải. Ảnh trái: Quả vải trong suất ăn phục vụ hành khách của VNA. ảnh T.Q
Ông Dương Văn Thái - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chia sẻ về quyết tâm này: Dễ hiểu thôi, VNA đang khai thác 90 đường bay tới 20 điểm nội địa và 29 điểm đến quốc tế với tổng cộng hơn 400 chuyến bay mỗi ngày. Nếu đưa quả vải lên các chuyến bay của VNA, cũng là cách đưa quả vải đến gần nhất đến với thế giới.
Ông Thái nhớ lại: Nghĩ là làm, trong chiến lược xúc tiến thương mại, chúng tôi đặt mục tiêu bằng mọi cách phải đưa quả vải lên máy bay VNA, phục vụ trong các bữa ăn của hành khách. Và rất mừng là khi đặt vấn đề với lãnh đạo VNA, họ đồng ý ngay lập tức. Đơn giản vì VNA cũng đang có chủ trương đưa nông sản Việt Nam lên từng chuyến bay của họ để quảng bá nông sản đặc sản của đất nước.
Nhiều người đã rất ngạc nhiên vì trên những chuyến bay của VNA vào tháng 5 và 6.2018, trong mỗi suất ăn phục vụ khách đã xuất hiện 5 quả vải thiều. Nhưng thực ra năm 2016, tỉnh Bắc Giang đã cùng VNA đưa 30 tấn lên máy bay. Năm 2017 cũng thế. Nhưng cả 2 năm đó là hợp đồng... không thu tiền, Bắc Giang đưa vải lên máy bay chủ yếu để chào hàng, giới thiệu sản phẩm.
Chính thức đến 2018, thấy quả vải là sản vật không thể thiếu trong các bữa ăn của khách hàng, VNA đã cử nhân viên về vùng vải đặt mua 30 tấn tại các HTX trồng vải sạch theo tiêu chuẩn GlobalGAP và VietGAP.
Nhưng để quả vải chính thức lên được độ cao 10.000m và đi khắp nơi không phải là câu chuyện đơn giản. Vải thiều được hái từ sáng sớm. Ngay khi ngắt khỏi cây trong vòng 1 giờ, quả vải được nhúng vào nước lạnh 2-4 độ C trong vòng 2 phút.
Vải thiều được cung cấp trên các chuyến bay của Việt Nam Airlines là sản phẩm đạt chất lương cao. Ảnh: VNA.
Sau khi làm lạnh và sơ chế (bỏ cành, loại bỏ quả sâu), quả vải sẽ được phân loại và đóng ngay vào thùng xốp có đá giữ lạnh, rồi vận chuyển đến Công ty Suất ăn hàng không Nội Bài. Tại đây, vải thiều sẽ được tiến hành lọc loại 1 lần nữa, rồi ngâm khử trùng và giữ lạnh, sau đó cấp lên chuyến bay.
Hoa quả vượt... dầu thô
Ông Lê Hồng Hà - Phó Tổng giám đốc VNA cho biết, hãng rất vui mừng khi hợp tác thành công với tỉnh Bắc Giang
để đưa đặc sản vải thiều lên các chuyến bay của mình. Phản hồi từ khách trong và ngoài nước về chất lượng, hương vị đặc biệt của món tráng miệng mới này là rất tốt.
"Các hương vị ẩm thực truyền thống sẽ là một cầu nối văn hóa đưa các sản phẩm, dịch vụ của hãng hàng không mang biểu tượng hoa sen vươn mình ra thế giới" - ông Lê Hồng Hà chia sẻ.
Theo ông Hà, ngoài vải, trên chuyến bay của VNA đã có thêm nhãn, và tới đây là xoài cát Hòa Lộc, hồng không hạt... VNA luôn chú trọng hỗ trợ, quảng bá các loại nông sản của Việt Nam.
Riêng quả vải, ngoài việc quảng bá trên các chuyến bay, hãng còn vận chuyển hàng ngàn tấn từ Hà Nội vào Bình Dương thực hiện chiếu xạ để xuất khẩu.
Theo ông Dương Văn Thái, nhờ có mặt trên chuyến bay của VNA, hiện quả vải thiều Bắc Giang đã có mặt tại 32 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore... Đặc biệt, quả vải đã hiện diện tại những thị trường "khó tính" nhất thế giới như Nhật Bản, Mỹ, EU, Úc...
"Từ bước đệm này, tỉnh sẽ đổi mới nhiều hơn trong công tác xúc tiến thương mại đối với cây vải và tham vọng sẽ đưa quả vải đến thêm nhiều nước khác trên thế giới"- ông Thái nói.
Tại Diễn đàn Nông dân Việt Nam lần thứ 3 (do Báo NTNN tổ chức), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chia sẻ: Việc đưa quả vải lên độ cao 10.000m là câu chuyện không hề đơn giản, và nhờ những nỗ lực như vậy nên doanh thu của vải thiều năm 2018 đã đạt kỷ lục 6.000 tỷ đồng, trong đó khoảng 3.700 tỷ đồng thu trực tiếp từ quả vải, còn lại là các dịch vụ khác. Quả vải đã góp phần vào mặt hàng trái cây đạt kim ngạch xuất khẩu cao kỷ lục: xấp xỉ 4 tỷ USD, chính thức soán ngôi dầu thô.
Từ thành công của của vải, từ câu chuyện đưa quả vải lên máy bay đi khắp nơi, chúng ta có thể hy vọng tình trạng "được mùa mất giá" sẽ không còn, và xa hơn nữa, các loại nông sản đặc sản của Việt Nam sẽ ngày càng bay xa, hiện diện trên các bàn tiệc ở năm châu.
Theo Danviet
Đang có 200 thương nhân Trung Quốc mua vải thiều ở Bắc Giang UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, hoạt động thu mua vải thiều trên địa bàn tỉnh đang diễn ra rất sôi động. Toàn tỉnh có trên 500 điểm cân thu mua vải thiều, với gần 1.000 thương nhân, trong đó có gần 200 thương nhân Trung Quốc thường xuyên có mặt tại các địa phương thu mua vải thiều. Mới đây, UBND tỉnh...