Loại quả siêu thực phẩm tràn chợ Hà Nội, giá siêu rẻ vẫn ế
Nhiều loại quả được coi là siêu thực phẩm, nhưng những ngày này lại chất đống trên vỉa hè, bán ngập chợ Hà Nội với giá siêu rẻ, chỉ vài nghìn đồng mỗi cân vẫn ế.
Trên thế giới, bơ và mít không chỉ là loại trái cây có giá cao, chúng còn được coi là siêu thực phẩm, đặc biệt là mít. Các nhà nghiên cứu cho rằng, mít là loại quả có thể cứu đói, thay thế thịt vì chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.
Chính vì những lý do trên nên tại các cửa hàng ăn chay ở Mỹ như: New York, Louisville cho đến Kansas, Los Angeles,… hoặc ở Mexico, mít được sử dụng thay thế thịt lợn.
Ở nước ta, những ngày này mít và bơ được bày bán tràn ngập chợ, chất đống trên vỉa hè. Đáng nói, những loại trái cây này đang có giá vô cùng rẻ. Ví như, bơ 034, thời điểm đầu mùa giá lên tới 80.000-100.000 đồng/kg nay giảm còn 15.000-25.000 đồng/kg, thậm chí có nơi bán chỉ 10.000 đồng/kg – mức thấp kỷ lục.
Các loại bơ được bày bán tràn ngập chợ, la liệt ở vỉa hè Hà Nội (ảnh: Châu Giang)
Xách trên tay hai túi bơ 034 để đi chia cho các hộ dân trong cùng tầng chung cư nhà mình, chị Lê Thị Thu ở Đại Kim ( Hoàng Mai, Hà Nội) khoe: “Một yến bơ ngon, quả to mà giá chỉ 100.000 đồng, bằng tiền đúng 1kg năm trước tôi mua”.
Với gia đình chị Thu, bơ là loại trái cây vô cùng quen thuộc, bởi nó có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin và các loại khoáng chất tốt cho tim mạch, đôi mắt, ngăn ngừa ung thư, giảm đau xương khớp. Với bản thân chị, bơ còn có tác dụng hỗ trợ giảm cân.
Song, so với những loại trái cây khác, giá bơ khá đắt đỏ. Đa phần bơ ngon đều có giá từ 70.000-100.000 đồng/kg. Thậm chí có thời điểm chị phải mua bơ 034 với giá 120.000-160.000 đồng/kg.
” Dạo gần đây, quả gì cũng rẻ, bơ tôi mua theo set 10kg giá 10.000 đồng/kg“. Chị nói và cho biết, nhà chị chỉ để khoảng 5kg ăn dần, còn lại của các gia đình khác đặt mua chung.
Không chỉ mua được bơ với giá siêu rẻ, chị Nguyễn Huyền Trâm ở Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội) còn đặt mua được mít Thái da xanh với giá 9.000 đồng/kg khi mua nguyên quả.
Video đang HOT
Giá bơ 034 siêu rẻ, có nơi bán chỉ 10.000 đồng/kg (ảnh: Châu Giang)
” Mùa hè ăn mít tương đối nóng, song giá quá rẻ nên tôi vẫn mua. Một quả mít 9kg cả tiền ship chỉ có 110.000 đồng. Trái chín thơm tách lấy múi bỏ ngăn mát tủ lạnh ăn hoặc làm món xôi mít, cho vào sữa chua làm hoa quả dầm cũng ngon vô cùng“, chị chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Như – đầu mối bán trái cây online ở Cầu Giấy (Hà Nội) – thừa nhận, cả bơ và mít Thái giá hiện đều rất rẻ. Như hôm nay về bơ 034 và bơ sáp cổ giá bán đều 10.000 đồng/kg, còn mít Thái da xanh nguyên quả giá 8.000 đồng/kg size 7-12kg.
Theo chị Như, trừ những loại quả như cam, dừa, dưa hấu… giữ giá vì có tính mát, được mọi người mua về giải nhiệt, còn phần lớn các loại quả nội địa giá đều giảm mạnh so với trước. Lý do là bởi xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn gặp khó khăn, hàng dội chợ dẫn đến cung vượt cầu nên giá giảm mạnh.
” Giá bơ và mít dịp này còn rẻ hơn cả giá rau muống ngoài chợ nhưng hàng vẫn có phần ế ẩm“. Chị Như cho hay, xăng tăng dẫn đến giá hàng hóa dịch vụ đua nhau tăng, người dân thắt chặt chi tiêu, hạn chế mua sắm nên trái cây đều ế hơn trước.
Chị là đầu mối buôn bán chuyên đánh hàng theo mùa, hàng về đều đặn mỗi ngày 2-3 tấn trái cây. Ngày nào hàng về bán hết ngày đó, rất ít khi tồn sang hôm sau. Song, gần một tháng trở lại đây, khách mua giảm. Mít và bơ giá siêu rẻ nhưng mỗi ngày không bán nổi 1 tấn hàng.
” Cả ngày hôm nay chỉ bán được hơn 1 tạ bơ, trong khi trời nắng nóng bơ chín nhanh. Ngày mai mà không bán hết, bơ chín lại phải thanh lý cho hàng quán làm sinh tố hay kem bơ“, chị Bùi Thị Tâm bán bơ trên đường Nguyễn Xiển (Hà Nội) chia sẻ.
Giá mít Thái đang rẻ như cho (ảnh: Phạm Hải)
Hiện vùng trồng bơ ở Lâm Đồng, Đắk Lắk vào vụ thu hoạch rộ bơ 034. Thế nhưng, giá bơ rớt từng ngày, nay giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Các nhà vườn thông tin, 034 là giống bơ đặc sản có cơm vàng, dẻo, béo và ít xơ được người tiêu dùng ưa chuộng. Khoảng 4 năm về trước, khi giống bơ này còn khan hiếm, giá thành loại trái cây này đạt từ 80.000-100.000 đồng/kg. Có những thời điểm giá loại bơ này lên tới 150.000 đồng/kg.
Nhưng từ năm 2020 đến nay, do nguồn cung tăng đẩy giá bơ 034 giảm mạnh. Việc xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó khiến bơ rớt giá, còn 8.000-15.000 đồng/kg.
Tương tự, giá mít Thái ở Vĩnh Long giảm rất mạnh, trong khi giá vật tư nông nghiệp tăng liên tục, người trồng mít lỗ nặng. Theo phản ánh của người dân, giá mít đang bán tại vườn chỉ 3.000 đồng/kg, còn nếu tự thu hoạch chở đến tận nơi cho thương lái bán được 5.000 đồng/kg.
Tại các tỉnh như Sóc Trăng, Vĩnh Long, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang và TP. Cần Thơ, giá mít Thái neo ở mức thấp. Thời điểm cuối tháng 5 đầu tháng 6, các thương lái vào vườn mua mít kem lớn chỉ từ 4.000-5.000 đồng/kg, mít nhỏ 2.000 đồng/kg.
Còn các vựa thu mua từ 6.000 đồng/kg đối với mít kem lớn, 3.000 đồng/kg đối với mít kem nhỏ. Mít chợ loại 1 thu mua tại vườn có giá 2.000 đồng/kg, mít chợ loại 2 từ 1.000 đồng/kg.
Nguyên nhân cũng do xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó, thương lái “ăn hàng” ít, đòi hỏi chất lượng cao. Một số thương lái còn tạm dừng hoạt động bởi giá xăng tăng, trong khi thủ tục qua cửa khẩu chậm khiến chi phí đội lên cao, gây áp lực lớn cho các vựa thu mua.
Chợ Hà Nội vẫn dồi dào hàng hoá những ngày cận rằm tháng bảy
Theo ghi nhận của phóng viên báo Tin tức tại chợ Yên Duyên (phường Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội) sáng 21/8, do là ngày cuối tuần và cận ngày rằm tháng 7 nên lượng người đến chợ khá đông.
Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra thẻ đi chợ và bố trí khu vực ngồi xếp hàng vào chợ, đảm bảo giãn cách.
Người dân đến chợ Yên Duyên (Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội) được đo thân nhiệt và bố trí ngồi giãn cách.
Các quầy hàng được quây ni-lon để phòng, chống dịch.
Hàng hóa tại chợ vẫn khá dồi dào, không có sự tăng giá đột biến so với trước. Theo đó, thịt lợn có giá 150.000 đồng/kg thịt ba chỉ, thịt thăn, sườn non có giá 160.000 đồng/kg. Rau muống có giá 10.000 đồng/mớ, mùng tơi có giá 9.000 đồng/mớ... Gà thịt sẵn có giá 120.000 đồng/kg, vịt có giá 90.000 đồng/kg.
Tại các siêu thị lớn như Vinmart, Mega Market, hàng hóa dồi dào, giá cả cơ bản được bình ổn, ít biến động. Theo đại diện Masan (doanh nghiệp sở hữu chuỗi siêu thị VinMart/Vinmart ) cho biết: Tại hệ thống VinMart/Vinmart , người dân đến trực tiếp mua sắm ổn định, không tăng đột biến.
Tuy nhiên, do sắp đến ngày rằm và chuẩn bị sẵn thực phẩm để ít phải ra ngoài, lượng mua mỗi lần đến siêu thị của khách hàng tăng nhiều hơn trước. Đặc biệt, trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay, đơn hàng mua online tăng 50% so với trước.
Nguồn cung hàng hóa tại siêu thị Mega Market dồi dào.
Khu vực thanh toán có vách ngăn để phòng, chống dịch COVID-19.
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Siêu thị Co.opmart Hà Nội cho biết: Theo ghi nhận, lượng khách hàng đến siêu thị không tăng đột biến, chỉ đông hơn vài ngày trước do là ngày cuối tuần và người dân mua đồ về cúng rằm. Doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung hàng hóa đầy đủ, tăng tích trữ từ 3 - 5 lần. Hiện nay lượng đơn đặt hàng online tăng gấp 3 lần so với các ngày trước.
Quyền Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cho biết, qua gần 2 đợt giãn cách, Hà Nội luôn bảo dảm hàng hóa cho người dân trên toàn hệ thống phân phối, hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định phục vụ người dân.
Bà Phương Lan cho biết, quá trình triển khai cũng có vướng mắc khi chợ đầu mối, chợ dân sinh và một số hệ thống cửa hàng tiện lợi dừng hoạt động, thời điểm cao nhất là 34 chợ, 65 cửa hàng tiện lợi đóng cửa ảnh hưởng đến nguồn cung. Tuy nhiên thành phố luôn chủ động nguồn cung để bảo đảm đời sống dân sinh, chủ động điều phối hàng hóa theo dự báo dịch bệnh, điều phối xe chở hàng đến địa bàn có tâm dịch, đưa hàng vào hệ thống chợ, hệ thống phân phối. Bên cạnh đó ban hành văn bản quyết định trưng tập 5 địa điểm tại ngoại thành để giãn cách các chợ đầu mối.
Đối với doanh nghiệp có hệ thống phân phối, thành phố luôn chỉ đạo doanh nghiệp dự trữ hàng hóa tăng 30% tại các kho hàng, dự trữ hàng hóa tại quầy kệ tăng 50% để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, tại Hà Nội không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua hàng, việc cung cấp hàng hóa trên địa bàn được bình thường.
Bà Phương Lan cho biết, đến thời điểm hiện nay đã cấp 2.200 xe ô tô, cấp mã trên 9.000 xe máy vận chuyển hàng hóa, cấp mã trên 14.000 shipper vận chuyển hàng. Ngoài ra, đã có 8.255 điểm bán bình ổn hàng hóa tăng 7 lần so với chương trình mọi năm. Sở đang tiếp tục phối hợp mở các điểm bán hàng của các quận, huyện, thị xã bán hàng lưu động với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
Để tiếp tục phục vụ đa dạng cung cấp thực phẩm, Sở Công Thương tiếp tục phối hợp tại các quận, huyện, thị xã triển khai bán hàng tại các nhà trọ đông dân cư, tránh người dân di chuyển nhiều; triển khai bán hàng bằng xe buýt lưu động.
Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, qua gần 28 ngày giãn cách, Hà Nội luôn đảm bảo đầy đủ nguồn cung hàng hóa. Sở Công Thương luôn triển khai các giải pháp sẵn sàng đáp ứng với tình hình dịch bệnh trong điều kiện tiếp theo, dù trong tình huống nào vẫn bảo đảm hàng hóa, người dân hoàn toàn yên tâm không phải tích trữ thực phẩm.
Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Thành uỷ Hà Nội đồng ý chủ trương tiếp tục giãn cách xã hội toàn thành phố đến 6 giờ ngày 6/9 để phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng.
Hà Nội: Ngày 6-7/9, chỉ kiểm tra nhắc nhở, xử phạt người ra đường không lý do chính đáng Tối 5/9, tại cuộc họp Giao ban Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh cho biết, biện pháp cấp giấy đi đường là vấn đề mới, việc khó, chưa từng có tiền lệ, vì vậy cần nghiên cứu để ngày càng hoàn thiện và hợp...