Loại quả người Mỹ, Canada cấm ăn vì ung thư còn người Việt lại mời nhau ăn thật nhiều
Nhiều người không hề biết rằng việc nhai trầu có thể dẫn đến ung thư, phổ biến nhất là ung thư khoang miệng.
Bao đời nay, người Việt Nam vẫn thường ví “miếng trầu là đầu câu chuyện”, ăn trầu không chỉ vì thói quen, sở thích mà còn vì nó chứa đựng bao giá trị văn hóa truyền thống. Thế nhưng, nhiều người không hề biết rằng việc nhai trầu có thể dẫn đến ung thư, phổ biến nhất là ung thư miệng.
Vì sao ăn trầu cau lại gây ra bệnh ung thư khoang miệng?
Theo nhiều nghiên cứu, hạt cau có chứa arecolin và arecailin có tác dụng tăng tiết dịch vị, giảm nhịp tim, kích thích thần kinh. Đó cũng là lý do vì sao sau khi ăn trầu nhiều người cảm thấy mặt mũi mình trở nên hồng hào như vừa mới uống rượu.
Nguyên nhân khiến thói quen ăn trầu dẫn đến căn bệnh ung thư là khi nhai, miếng trầu cọ xát mạnh vào niêm mạc khoang miệng, gây tróc vảy ở lớp thượng bì hoặc tạo nên nhiều vết trầy xước. Thêm vào đó, độc tố có trong lá trầu, cau, vôi hay thuốc lào sẽ chà xát mạnh vào vùng bị tổn thương và gây ra trọng bệnh.
Cũng vì lý do này mà nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Canada đã ra lệnh cấm sử dụng và buôn bán trầu cau.
Theo tờ Channel News Asia, chính phủ Đài Loan cũng đã tìm cách giúp người dân cai nghiện trầu cau bởi cho rằng trong cau có chất gây nghiện và chất có thể dẫn đến bệnh ung thư miệng. Theo cơ quan y tế Đai Loan, nhưng ngươi nhai cau co nguy cơ bi ung thư miêng cao gâp 20 lân so vơi ngươi không nhai cau.
Dấu hiệu gây ung thư miệng
Mặc dù dấu hiệu ban đầu của ung thư miệng rất dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Tuy nhiên, nếu lưu ý một số dấu hiệu sau đây bạn có thể dễ dàng phát hiện ra bệnh:
- Xuất hiện màu lạ trong miệng: Nếu miệng của bạn bỗng dưng nổi lên các vệt hoặc đốm có màu đỏ hồng, trắng đục ở lưỡi, môi, niêm mạc má… Thì rất có thể đó là các vết loét bị đóng vảy lâu ngày tạo thành. Trong vòng 2 tuần nếu nó không liền lại thì bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra chính xác.
Video đang HOT
- Loét miệng kéo dài: Ở giai đoạn đầu của căn bệnh ung thư miệng, rất có thể sẽ xuất hiện các vết loét nhưng không hề cảm thấy đau đớn. Nếu quan sát thấy vết loét không đau, hơi cứng, 2-3 tuần sau vẫn chưa hết thì bạn hãy khẩn trương đi khám.
- Nổi u cục trong miệng: Cũng có trường hợp, miệng bạn không hề bị đổi màu hay xuất hiện vết loét mà lại có u cục. Bạn hoàn toàn có thể dùng mắt thường hoặc tay để đoán biết loại u cục này.
- Ra máu bất thường trong khoang miệng.
- Nổi hạch vùng cổ không có cảm giác đau.
- Cảm thấy tê buốt hay mất cảm giác bên trong khoang miệng.
Ngoài thói quen ăn trầu cau còn có rất nhiều tác nhân khác có thể gây ra căn bệnh ung thư khoang miệng. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu gì bất thường trên cơ thể, đặc biệt là vùng miệng thì bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.
Theo Sohu/Helino
Hút thuốc lá sẽ khiến cơ thể con người mắc những bệnh gì?
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh về hô hấp và ung thư, cứ hút mỗi điếu thuốc là tự mình làm mất đi 5,5 giây cuộc sống. Những người hút thuốc không chỉ hay bị viêm phổi hơn mà còn bị tử vong nhiều hơn.
Thành phần, độc tính của thuốc lá
Ngoài nicotin, trong thuốc lá còn chứa 4.000 hóa chất độc hại khác
Ngoài nicotin, trong thuốc lá còn chứa 4.000 hóa chất khác mà trong đó có những chất rất độc đối với cơ thể. Ít nhất có 69 chất có khả năng gây ung thư.
Sau đây là một số độc chất chủ yếu:
Hắc ín: Khi bạn hít khói thuốc, hắc ín sẽ bám vào khí quản và phổi . Khí quản được bao phủ bởi những sợi lông nhỏ, gọi là tiêm mao để "quét" mầm bệnh và những chất khác ra khỏi phổi. Nhiệm vụ của tiêm mao sẽ trở nên khó khăn khi khí quản và phổi bị hắc ín bám vào. Hắc ín trong thuốc lá có chứa những hóa chất, được gọi là chất gây ung thư, chất này có khả năng kích thích sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể.
Oxyd carbon: Oxyd carbon tự kết hợp với huyết cầu tố trong máu và cản trở sự vận chuyển oxy đến tế bào. Điều này có nghĩa là những người hút thuốc lá thường bị khó thở và dễ bị mệt. Sau cùng bạn bị một loại bệnh đường hô hấp, gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Khi bạn mắc bệnh này thì bạn càng ngày càng thấy khó thở.
Khí oxy-hóa: Khí oxy-hóa là những chất khí phản ứng với oxy. Chúng có thể tạo ra cục máu đông trong mạch máu, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Benzen: Tiếp xúc với benzen có thể làm tế bào bị tổn thương ở trong nhiễm sắc thể. Và nó có thể gây ra những chứng ung thư như ung thư máu và ung thư thận.
Khói thuốc lá gây độc hại thế nào đến cơ thể con người?
Nguy cơ phát bệnh ung thư của người hút thuốc lá là rất cao
Ung thư thực quản: Nguy cơ phát bệnh ung thư thực quản của người hút thuốc lớn hơn 8 tới 10 lần người không hút thuốc. Những nguy cơ này sẽ bị tăng thêm từ 25 tới 50 phần trăm nếu người hút thuốc sử dụng nhiều rượu.
Ung thư thanh quản: Hút thuốc gây nên 80 % trong tổng số ung thư thanh quản. Người hút thuốc chịu nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản lớn hơn 12 lần so với người không hút thuốc.
Ung thư miệng: tác hại của thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu của các bệnh ung thư lưỡi, tuyến nước bọt, miệng và vòm họng. Những người nam giới hút thuốc có nguy cơ lớn gấp 27 lần phát triển các bệnh về ung thư miệng hơn những nam giới không hút thuốc.
Ung thư mũi: Về lâu dài người hút thuốc sẽ có nguy cơ cao gấp hai lần hơn người không hút thuốc trong phát bệnh ung thư mũi.
Ung thư thận và bàng quang: Người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cả thận và bàng quang. Trong tổng số ca tử vong do ung thư bàng quang, thì ước tính khoảng 40 tới 70 % là vì sử dụng thuốc lá.
Ung thư tuyến tụy: Tuyến tuỵ là tuyến dễ bị ung thư vì khói thuốc vào cơ thể tới tuyến tuỵ qua máu và túi mật. Ước tính rằng thuốc lá là nguyên nhân của 30% của tổng số ung thư tuyến tuỵ.
Ung thư âm hộ: Ung thư âm hộ, là một phần của bộ phận sinh dục nữ thông thường hiếm gặp. Tuy nhiên phụ nữ mà hút thuốc có nguy cơ gấp đôi mắc ung thư âm hộ.
Ung thư tử cung: Sự liên quan giữa hút thuốc và ung thư tử cung chỉ mới được phát hiện gần đây. Có ít nhất 12 nghiên cứu đã thấy phụ nữ hút thuốc có tăng nguy cơ bị ung thư tử cung và nguy cơ tăng cùng với số lượng và thời gian sử dụng thuốc.
Ung thư dương vật: Ung thư dương vật đã trở nên ngày càng phổ biến ở nam giới hút thuốc hơn là những người nam không hút thuốc.
Ung thư hậu môn: Bằng chứng mới đây đã phát hiện ra tác hại của hút thuốc lá đóng vai trò tác nhân gây ung thư hậu môn và đại trực tràng. Cũng trong một nghiên cứu diện rộng được tiến hành ở Mỹ, đối với nam và nữ những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng từ 75 tới 100%... so với những người cùng lứa tuổi không hút thuốc, theo Bệnh viện K.
Hút thuốc lá đã được chứng minh là nguyên nhân của các vấn đề hô hấp mãn tính
Các bệnh hô hấp cấp tính: Hút thuốc lá làm tăng số lần mắc bệnh và làm cho tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn. Nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cấp tính ở người khỏe mạnh hút thuốc cao hơn người khỏe mạnh không hút thuốc từ 1,5 đến 7 lần. So với nhóm không hút thuốc, tỷ lệ chết do lao hô hấp ở nhóm hút thuốc lá cao hơn 3 đến 5 lần, tỷ lệ chết do cúm và viêm phổi cao hơn từ 1,4 đến 2,6 lần.
Các bệnh hô hấp mãn tính: Hút thuốc lá đã được chứng minh là nguyên nhân của các vấn đề hô hấp mãn tính bao gồm viêm phổi, làm tổn thương quá trình sinh học ảnh hưởng đến phế quản và phế nang phổi, làm hạn chế phát triển chức năng phổi ở trẻ em, vị thành niên và chứng giảm chức năng phổi người lớn, gây ra các triệu chứng hô hấp quan trọng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, làm giảm chức năng phổi ở trẻ sơ sinh khi mẹ hút thuốc trong quá trình mang thai...
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (PTNMT) là thuật ngữ để chỉ những tổn thương ở phổi có liên quan đến sự tắc nghẽn đường thở. Bệnh PTNMT đặc trưng bởi sự rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn, được khẳng định chẩn đoán dựa vào đo hô hấp ký đồ với nghiệm pháp giãn phế quản không hồi phục hoàn toàn. Bệnh tiến triển kéo dài trong nhiều năm và cuối cùng dẫn đến tử vong.
Bệnh hen: Ở người hút thuốc, bệnh hen sẽ bị nặng hơn so với người không hút thuốc. Người hút thuốc có bệnh hen sẽ có nhiều đờm, dễ bị nhiễm bệnh, dễ bị dị ứng và ảnh hưởng tới sự lưu thông khí ở các đường thở nhỏ.
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: Hút thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Những người hút thuốc hay bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn những người không hút thuốc và thường bị nặng hơn. Trẻ em có bố mẹ hút thuốc lá bị bệnh đường hô hấp nhiều hơn trẻ em có bố mẹ không hút thuốc.
Theo anninhthudo
Rượu bia gây ung thư như thế nào khi vào cơ thể? Các chuyên gia khuyến cáo uống rượu bia ở mức độ nào cũng có nguy cơ gây ung thư. Uống càng nhiều, nguy cơ ung thư càng tăng. Bác sĩ Trần Quốc Bảo, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, sử dụng rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp...