Loại quả dễ ăn, ngăn tế bào ung thư phát triển
Phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, loại quả này không chỉ dễ ăn mà chúng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, ngăn tế bào ung thư sinh sôi. Dưa chuột hay còn gọi là dưa leo, một loại quả phổ biến đối với người Việt. Loại thực vật dễ tìm, giá thành thấp này lại có nhiều lợi ích về sức khỏe.
Dưa chuột là một thành viên của họ bầu bí theo thông tin từ Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K, loại quả này chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng có vị đắng gọi là cucurbitacin. Một bài báo trên Tạp chí Quốc tế về Dịch vụ Y tế, nghiên cứu thử nghiệm cho thấy dưa chuột có thể giúp ngăn chặn các tế bào ung thư sinh sôi.
133 gr dưa chuột với vỏ cung cấp khoảng 1 gr chất xơ. Chất xơ có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư đại trực tràng. Dưa chuột cũng chứa nhiều loại vitamin B, vitamin A và chất chống oxy hóa, bao gồm một loại được gọi là lignans. Các nghiên cứu đã gợi ý rằng lignans trong dưa chuột và các loại thực phẩm khác có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và một số loại ung thư.
Dưa chuột cũng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) lưu ý rằng chất xơ có thể giúp kiểm soát cholesterol và ngăn ngừa các vấn đề tim mạch liên quan. 142 gr dưa chuột chưa gọt vỏ cung cấp 193 mg kali và 17 mg magiê. Các cucurbitacins trong dưa chuột cũng có thể giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, dưa chuột có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Nó chứa các chất có thể giúp giảm lượng đường trong máu hoặc ngăn lượng đường trong máu tăng quá cao. Một giả thuyết cho rằng cucurbitacins trong dưa chuột giúp điều chỉnh quá trình giải phóng insulin và chuyển hóa glycogen ở gan, một loại hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa đường trong máu.
Một nghiên cứu cho thấy vỏ dưa chuột giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường ở chuột. Điều này có thể là do hàm lượng chất chống oxy hóa của nó. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ AHA, chất xơ cũng có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường type 2. Ngoài ra, dưa chuột có chỉ số đường huyết (GI) thấp, rất tốt với bệnh nhân đái tháo đường.
Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K cũng thông tin, dưa chuột rất tốt cho sức khỏe của xương bởi theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 142 gr dưa chuột sống cắt nhỏ, chưa gọt vỏ cung cấp 10,2 microgram (mcg) vitamin K và 19,9 mg Canxi. Vitamin K giúp cải thiện sự hấp thụ canxi; kết hợp với nhau, những chất dinh dưỡng này góp phần vào sức khỏe tốt của xương.
Không chỉ vậy, dưa chuột chủ yếu chứa nước và chúng cũng chứa các chất điện giải quan trọng. Chúng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước trong thời tiết nóng bức hoặc sau khi tập luyện. Giữ đủ nước là điều cần thiết để duy trì một đường ruột khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón, tránh sỏi thận…
Video đang HOT
Ngoài ra, ăn dưa chuột còn có tác dụng giảm cân một cách lành mạnh và bền vững. Bên trong loại quả này có chứa rất ít calo (chỉ chứa khoảng 13 calo/quả) nhưng là cung cấp nguồn chất xơ và dưỡng chất đa dạng. Đặc biệt, chất xơ là thành phần giúp bạn có cảm giác no kéo dài hơn, khiến cơ thể hấp thụ ít calo hơn từ các thực phẩm khác.
Với những tác dụng tuyệt vời trên, dưa chuột nên được sử dụng như một loại rau, một loại quả nhằm giúp tăng cường sức khỏe cho bạn và gia đình.
Đổ mồ hôi nhiều, không đổ mồ hôi - dấu hiệu sớm của những căn bệnh nguy hiểm
Đổ mồ hôi quá nhiều, hoặc không đổ mồ hôi, đều cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Chúng ta thường nghĩ rằng, không đổ mồ hôi tức là cơ thể đang không có vấn đề gì. Nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Không có mồ hôi là một vấn đề đáng lo ngại. Mồ hôi toát ra để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và giữ cho cơ thể không bị quá nóng. Đây là một chức năng bình thường của cơ thể với những lợi ích cần thiết.
Chúng ta có tới 4 triệu tuyến mồ hôi trên cơ thể, và một người trưởng thành khỏe mạnh có thể đổ đến 10 lít mồ hôi mỗi ngày. Tuy nhiên, đổ mồ hôi quá nhiều hay quá ít đều có thể là dấu hiệu cảnh báo một số tình trạng liên quan nhất định.
Tuyến giáp không hoạt động
Cường giáp - thuật ngữ y khoa chỉ tuyến giáp hoạt động quá mức có thể là thủ phạm đằng sau việc bạn thường xuyên bị toát mồ hôi. Theo Hệ thống Y tế Đại học Pennsylvania: " Cường giáp có thể gây ra tình trạng nhạy cảm với nhiệt độ và đổ mồ hôi nhiều, khiến người bị suy giáp có thể gặp khó khăn trong việc giữ nhiệt". (Suy giáp là thuật ngữ chỉ tuyến giáp hoạt động kém.)
" Khi tuyến giáp của cơ thể hoạt động bình thường, các tế bào của nó sẽ tạo ra 65% năng lượng và 35% nhiệt. Tuy nhiên, những người bị suy giáp sẽ sản xuất quá nhiều hoặc không đủ hormone thyroxine. Sự thay đổi nội tiết tố này có thể làm thay đổi quá trình sản xuất mồ hôi của cơ thể, gây ra tình trạng thừa nhiệt và giảm năng lượng, hoặc ngược lại", cơ quan này cho biết.
Các triệu chứng khác của cường giáp có thể bao gồm mệt mỏi, thay đổi cân nặng và sưng tấy ở cổ nơi có tuyến giáp.
Hệ thống thần kinh bị trục trặc
Không bao giờ bị đổ mồ hôi nghe có vẻ thích thú, nhưng trên thực tế, điều này có thể rất có hại. " Đổ mồ hôi giúp loại bỏ nhiệt khỏi cơ thể, giúp cơ thể hạ nhiệt", theo Cleveland Clinic. " Nếu bạn không thể đổ mồ hôi, chứng tỏ cơ thể của bạn quá nóng, có thể nguy hiểm và thậm chí đe dọa tính mạng".
Một số người sinh ra đã mắc chứng anhidrosis - tình trạng cơ thể không đổ mồ hôi như bình thường. Tuy nhiên, đây cũng có thể triệu chứng của một tình trạng bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
" Huyết áp, mạch máu, đổ mồ hôi và quá trình tiêu hóa được điều chỉnh bởi một phần của hệ thần kinh - thường bị ảnh hưởng bởi chứng sa sút trí tuệ thể Lewy", theo Mayo Clinic. Cơ quan này chú thích thêm rằng chứng anhidrosis cũng có thể là dấu hiệu của bệnh Parkinson, đột quỵ và bệnh tủy sống.
Bệnh tim
Theo Healthline, đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường - đặc biệt nếu bạn không tập thể dục - có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của các vấn đề về tim mạch. " Tim phải nỗ lực hơn để bơm máu qua các động mạch bị tắc nghẽn, do đó, cơ thể bạn đổ mồ hôi nhiều hơn để cố gắng giữ cho thân nhiệt hạ bớt xuống".
Các triệu chứng đau tim thường được biết đến bao gồm khó thở và đau ở ngực, vai hoặc cánh tay. Nhưng đổ mồ hôi nhiều cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim đột ngột.
TS Catherine Ryan, điều phối viên dự án điều dưỡng y tế - phẫu thuật tại Khoa điều dưỡng, Đại học Illinois tại Chicago, Hoa Kỳ nói với WebMD rằng, những bệnh nhân đau tim mà bị đổ mồ hôi có nhiều khả năng sẽ tìm cách điều trị sớm hơn, tăng khả năng phục hồi.
Tiểu đường
Tăng tiết mồ hôi có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy có tới 84% người mắc bệnh tiểu đường đổ mồ hôi khi họ bị hạ đường huyết, phổ biến nhất là sau cổ. Khi bị hạ đường huyết, cơ thể sản xuất hormone adrenaline để đáp ứng với việc lượng đường trong máu giảm, dẫn đến thu hẹp các mạch máu và kích hoạt các tuyến mồ hôi.
Ngoài đổ mồ hôi đột ngột, ra nhiều, các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường có thể bao gồm thường xuyên đi tiểu, sụt cân không rõ nguyên nhân, tê hoặc ngứa ran bàn tay và bàn chân, cực kỳ khát nước.
Ung thư
Đổ mồ hôi vào ban đêm có thể chỉ ra một số loại bệnh khác nhau. Theo Healthline, có 6 loại ung thư mà người bệnh thường có triệu chứng là đổ mồ hôi quá nhiều, đó là: khối u carcinoid, bệnh bạch cầu, ung thư hạch, ung thư xương, ung thư gan và u trung biểu mô.
" Không rõ tại sao một số loại ung thư lại gây đổ mồ hôi ban đêm. Đổ mồ hôi có thể do thay đổi hormone, sốt hoặc cơ thể đang cố gắng chống lại bệnh ung thư.
Trong một số trường hợp, đổ mồ hôi ban đêm không phải là triệu chứng của sự khởi phát của bệnh ung thư mà là do các phương pháp điều trị như hóa trị, thuốc làm thay đổi nội tiết tố và morphin gây ra", cơ quan này cho biết.
Chuyên gia: Đồ uống này có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư Mặc dù đôi khi không thể tránh khỏi nhưng nguy cơ ung thư có thể được giảm xuống. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ có thể giúp ngăn ngừa từ 30 đến 40% bệnh ung thư. Điều này bao gồm loại bỏ việc sử dụng thuốc lá, tăng cường hoạt động thể chất và duy trì một chế độ ăn uống lành...