Loại quả đắng ngắt, mọc dại bên đường được người Tây Nguyên nấu thành đặc sản
Quả cà đắng xuất hiện trong những món ăn dân dã của người dân vùng Tây Nguyên, khiến ai thử qua một lần cũng đều nhớ mãi.
Ở Tây Nguyên, dọc các con đường trong các rẫy cà phê, hồ tiêu, du khách dễ dàng bắt gặp một loại cây mọc dại, có quả to bằng đầu ngón tay, màu xanh vân trắng, ruột nhiều hạt, phần cuống có nhiều gai nhọn. Đó là quả cà đắng – một nguyên liệu quen thuộc trong các món ăn của người dân địa phương.
Quả cà đắng thường thấy ở Tây Nguyên. Loại cây này trổ bông và ra quả quanh năm. (Ảnh minh họa)
Đúng theo tên gọi, loại quả này có vị đắng rất đặc trưng, nhưng khi được đem đi chế biến sẽ cho ra một hương vị dễ “gây nghiện” và không giống với bất kỳ món ăn nào bạn từng thử trước đó.
Cà đắng được nấu theo nhiều cách khác nhau, đơn giản nhất là có món cà luộc, cầu kỳ hơn thì có món cà đắng nấu ếch, cà đắng giã muối ớt, cà đắng om thịt bò…
Video đang HOT
Quả cà đắng xuất hiện trong nhiều món ăn của người dân địa phương. (Ảnh minh họa)
Nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến cà đắng nấu cá khô – món ăn dân dã, rất dễ chế biến và thường được đãi trong các bữa ăn gia đình, các bữa tiệc gặp mặt hay mỗi dịp có khách quý của người Tây Nguyên.
Gỏi cà đắng trộn cá khô – món ăn hấp dẫn khiến người Tây Nguyên và thực khách đều mê mẩn. (Ảnh minh họa)
Cà hái về được đem đi rửa sạch, xắt lát mỏng rồi ngâm trong nước muối để giảm vị đắng và không bị xỉn màu. Cá khô được chiên với dầu, nhai giòn rụm. Hai nguyên liệu chính được trộn đều với nhau, nêm gia vị là mắm ớt tỏi xanh cho đậm đà, thêm một ít rau ngò gai xắt nhuyễn và trình bày trên đĩa.
Hai nguyên liệu chính của món ăn. (Ảnh minh họa)
Món ăn có vị đắng của cà, quyện trong vị ngọt của cá, vị cay của ớt cùng mùi thơm của gia vị tạo nên nét đặc trưng riêng cho ẩm thực vùng đất này. Những người con của núi rừng Tây Nguyên yêu lắm hương vị của món đặc sản quê nhà, còn thực khách khi đến đây không khỏi ấn tượng với loại quả tròn tròn, bé bé mà hấp dẫn.
Món ăn có hương vị đặc trưng khiến ai cũng mê mẩn. (Ảnh minh họa)
Ngày nay, các món ăn chế biến từ loại cà này cũng đã xuống phố, đi vào thực đơn của nhiều nhà hàng, quán xá và đang trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người.
Thơm mùi gà sa lửa buôn Đôn
Phố núi Buôn Ma Thuột không chỉ níu chân khách du lịch bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng mà nơi đây còn có những ẩm thực đặc trưng của phố núi mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên.
Thành phố nơi đây mang trong mình một nền ẩm thực phong phú nhờ sự kết tinh của các dân tộc anh em tạo nên.
Gà nướng là món ăn đặc trưng của ẩm thực Tây Nguyên
Gà nướng là món ăn đặc trưng của ẩm thực Tây Nguyên.
Gà sa lửa là những con gà được nướng chín vàng ươm trên những bếp than đỏ đượm mùi hương thơm. Ở phố núi bạn có thể thưởng thức món gà nướng này ở bất kỳ quán nào nhưng ngon nhất là khi thưởng thức ở Bản Đôn. Có thể nói gà nướng là món ăn đặc trưng của ẩm thực Tây Nguyên với vị ngọt của gà cùng một chút mằn mặn của muối, cay nồng của ớt quyện cùng mùi thơm của lá chanh.
Gà nướng sa lửa
Gà dùng để nướng không phải loại nào cũng được mà người dân nơi đây chỉ chọn những con gà quạ màu đen hoặc gà vườn nặng khoảng 1kg để có món gà nướng vị ngọt mà thịt không bị bở. Gà được làm sạch, chặc dọc theo phần ức để bẻ đôi cho dẹp xuống sau đó đem ướp cùng muối ớt chanh giã nhuyễn, thêm một ít sả cho dậy mùi thơm để chừng ba mươi phút cho ngấm gia vị rồi để lên lò nướng.
Chỉ sử dụng thân tre lấy ở vườn nhà chẻ phanh, kẹp gà rồi cho lên lò nướng chứ không sử dụng vỉ thép.
Khi nướng người dân nơi đây cũng chỉ sử dụng thân tre lấy ở vườn nhà chẻ phanh, kẹp gà rồi cho lên lò nướng chứ không sử dụng vỉ thép thường thấy. Trong quá trình nướng gà được trở đều tay để lớp thịt bên trong chín đều mà lớp da bên ngoài vẫn vàng ươm hấp dẫn.
Ngoài ra người nướng còn được tận hưởng cảm giác thú vị khi chờ thưởng thức ăn nóng hổi cùng mùi hương thơm lừng của gà hòa cùng mùi tre tươi khi nướng trên lửa. Gà nướng sa lửa thưởng thức cùng muối hột giã nhuyễn, ớt xanh và lá chanh thái nhỏ thì ngon khỏi phải bàn.
Món ngon xứ Nghệ Miếng bắp bò được thái lát xếp xoay tròn trong đĩa như những cánh hoa. Từng đường gân trong trong nổi lên trên nền thịt nâu đỏ, nước keo sền sệt. Gắp miếng thịt đưa vào miệng, ta từ từ cảm nhận được vị mặn, ngọt, cay, thơm... nó như tổng hợp đầy đủ tính cách của người dân xứ gió Lào cát...