Loại quả chứa nhiều dinh dưỡng cực tốt trong tiết chuyển mùa lại còn giúp nâng cao bản lĩnh đàn ông
Sầu riêng là loại trái cây khá phổ biến ở xứ nhiệt đới nhưng rất ít người biết được loại trái cây này còn có tác dụng chữa bệnh.
Theo Lương y Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, trong Đông y, sầu riêng là một vị thuốc chữa nhiều chứng bệnh. Múi sầu riêng ngon bổ nhiều chất dinh dưỡng rất hợp là trái cây ăn cho phụ nữ mới sinh. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều có thể gây bứt rứt trong người và sinh mụn nhọt.
Một số bộ phận khác của quả sầu riêng có tác dụng chữa bệnh hiệu quả phải kể tới bộ phận vỏ quả.
Trong Đông y vỏ quả sầu riêng có tính ấm, vị đắng, tác dụng ích khí làm ấm phổi chữa ho do hàn, đầy bụng, khó tiêu, cảm sốt.
Sầu riêng loại trái cây bổ dưỡng chữa ho rất hiệu quả.
“Khi thời tiết chuyển mùa người gặp ho hàn, cảm sốt, đau bụng khó tiêu có thể dùng khoảng 20g vỏ trái sầu riêng nấu nước uống trong ngày. Uống tới khi các triệu chứng ho, cảm, khó tiêu hết thì dừng”, Lương y Bùi Hồng Minh nói. Tuy nhiên, trước khi áp dụng phải tham khảo và thăm khám bác sĩ Đông y, không được tự tiện dùng.
Trong dân gian còn dùng rễ và lá cây sầu riêng chữa sốt, vỏ cây sầu riêng nếu nước tắm trị mụn ghẻ, bệnh ngoài da….
Lương y Bùi Hồng Minh cho biết trái sầu riêng là một trong những loại trái cây rất giàu dinh dưỡng. Thịt quả sầu riêng có chứa rất nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe như Kali, sắt, vitamin nhóm B, chất xơ, can xi, vitamin A…. Đây đều là các loại khoáng chất có nhiều chất oxy hóa tốt cho cơ thể.
Video đang HOT
Người bị táo bón có thể ăn 1-2 múi sầu riêng hàng ngày sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng. Trong thịt sầu riêng có nhiều chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Tăng cường bản lĩnh đàn ông…
Lương y Bùi Hồng Minh cho hay: “Thịt quả sầu riêng vị ngọt, tính ôn ấm có tác dụng bổ dưỡng tiêu thực nên có thể dùng để bổ thận, tráng dưỡng cho đàn ông. Đàn ông sinh lý yếu, di tinh, liệt dương… có thể dùng thịt sầu riêng ăn để nâng cao bản lĩnh”.
Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng trong thịt trái sầu riêng chứa chất acid amin tryptophan cao, có tác dụng giúp giảm bớt trầm cảm, mất ngủ, tạo ra cảm giác thư thái cho con người bằng cách tăng mức độ serotonin trong não bộ, đẩy lùi tình trạng lo âu, chán nản.
Ở góc độ dinh dưỡng, thịt trái sầu riêng có chứa rất nhiều vitamin B9, rất cần thiết cho việc sản xuất ra các hồng huyết cầu bình thường. Ngoài ra, sầu riêng có chứa nhiều Kali, tốt cho sức khỏe tim mạch và Ca giúp cho xương chắc khỏe.
Lương y Bùi Hồng Minh lưu ý, sầu riêng là loại quả có tính nóng nên không nên ăn quá nhiều và không ăn cùng với những đồ ăn nóng khác sẽ không tốt cho sức khỏe. Người có cơ địa nóng trong nên hạn chế ăn để tránh mụn nhọn.
Người thường xuyên đầy bụng khó tiêu cũng không nên ăn loại quả này nhiều vì thịt trái sầu riêng có chứa nhiều đường sẽ làm tăng tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Phụ nữ đang có nhu cầu giảm cân cũng nên hạn chế ăn loại trái cây này, vì có chứa nhiều năng lượng.
Người ăn muốn giảm bớt tính nóng của sầu riêng có thể ướp lạnh hoặc để ngăn mát tủ lạnh trước khi ăn. Chỉ nên ăn 1-2 múi sầu riêng hoặc ăn thưởng thức để lấy dinh dưỡng.
Khi dùng sầu riêng làm thuốc chữa bệnh nên tham khảo thêm ý kiến chuyên chuyên gia vì tùy theo cơ địa số lượng dùng và tác dụng sẽ khác nhau.
Ngọc Minh
Theo emdep.vn
Rau ngót, bài thuốc trị bệnh trong Đông y
Rau ngót tính mát, vị bùi, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ huyết, chữa các bệnh như sởi, ho, đái rắt,...
Theo lương y Bùi Hồng Minh, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội, lá rau ngót tính mát lạnh nên nấu chín sẽ bớt lạnh, ngoài tác dụng thanh nhiệt, giải độc còn lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Rễ vị hơi đắng. Cả lá và rễ cây ngót đều có tác dụng với sức khỏe. Lá rau ngót chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc. Rễ còn lợi tiểu, thông huyết.
Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy rau ngót có hàm lượng vitamin A, vitamin C cao hơn hẳn so với bưởi, chanh, cam... giúp chống lão hóa, cải thiện chức năng não. Vitamin A cần thiết cho tăng trưởng, thị lực, chống nhiễm khuẩn và duy trì làn da khỏe mạnh.
Một số bài thuốc từ rau ngót
- Canh giải nhiệt mùa hè: Rau ngót nấu canh với hến, mát và ngọt đậm đà. Người thể hư hàn kiêng dùng hoặc nếu dùng nên cho thêm mấy lát gừng.
- Chữa sót nhau thai: Bà mẹ sau sinh hoặc nạo phá thai, có khả năng nhau thai còn sót lại trong tử cung gây nhiễm khuẩn, sốt cao. Uống nước lá rau ngót 7-10 ngày, nhau thai còn sót ở tử cung sẽ bị tống ra ngoài và giảm nhiễm khuẩn. Cách làm: 50 g lá rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, đổ nước đun sôi để nguội, gạn lấy nước 100-200 ml, ngày uống 2-3 lần.
- Bồi dưỡng sau đẻ: Rau ngót nấu canh với thịt lợn nạc, giò sống, trứng tôm, trứng cáy, cá rô, cá quả, ăn hàng ngày.
- Nhức xương: Rau ngót nấu với xương lợn, ăn nhiều lần trong ngày sẽ chữa nhức xương hiệu quả.
- Chảy máu cam: Giã nhuyễn rau ngót rồi cho thêm nước, ít đường để uống. Bã rau ngót gói vào vải và đặt lên mũi, chữa chứng chảy máu cam hiệu quả.
- Giải độc rượu: Giã nhuyễn rau ngót vắt lấy nước uống.
- Chữa nám da: Đắp rau ngót đã giã nhuyễn lên vùng bị nám, sau 20-30 phút rửa lại với nước lạnh, thực hiện hàng ngày.
Lương y Minh lưu ý, phụ nữ có thai không nên ăn rau ngót bởi có thể gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, chú ý không vò rau kỹ trước khi nấu vì có thể làm mất đi đáng kể lượng vitamin.
Trong Đông y, rau ngót dùng làm thuốc thường là cây sống hai năm trở lên.
Thúy Quỳnh
Theo Vnexpress
4 bài thuốc đông y chữa hôi nách Phèn chua, chanh tươi, gừng, bạc hà có thành phần làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn, khử mùi hôi nách hiệu quả. Hôi nách do tuyến mồ hôi vùng nách hoạt động mạnh. Lượng bài tiết mồ hôi tăng gây ẩm ướt cộng với vi khuẩn khiến vùng nách có mùi hôi khó chịu, nhất là khi trời nóng bức....